Chiếc bồn tắm bằng vàng khối của Lam Sai-wing sử dụng hết 2,5 tấn vàng nguyên chất. (Nguồn: CNS)
Năm 2010 được xem là năm được mùa của vàng. Sách Kỷ lục Guinness thế giới (Guinness World Records - GWR) trên ấn phẩm 2010, đã bình chọn và công bố những kỷ lục xưa nay hiếm có liên quan đến tiền và vàng.
Đồng tiền có mệnh giá cao nhất
Theo GWR năm 2010 thì tờ 100 tỷ đôla của Zimbabwe được xem là đồng tiền có mệnh giá lớn nhất, hay còn gọi là đồng tiền có nhiều số không nhất thế giới. Trên tờ tiền này, sau số 1 đứng đầu có tới 11 số 0 đứng sau đó (100.000.000.000).
Đồng tiền này màu xanh nhạt, có chiều rộng lớn hơn đồng USD của Mỹ nhưng chiều dài lại ngắn hơn. Tờ tiền có hình bóng mờ và chỉ bảo an để phân biệt với các loại tiền giả khác ở Zimbabwe.
Đồng tiền 100 tỷ đôla của Zimbabwe chính thức được phát hành vào ngày 22/7/2008 để đối phó với tình trạng siêu lạm phát diễn ra tại quốc gia này. Tuy mệnh giá cao như vậy song nó chỉ mua được ba quả trứng.
Tuy nhiên đồng tiền này chỉ được lưu hành hơn một tuần. Kể từ ngày 1/8/2008, tờ 100 tỷ đôla Zimbabwe chính thức ngừng lưu hành (do nước này đổi tiền, xóa bớt mười số 0) và ngay lập tức nó trở thành vật phẩm được săn lùng của các nhà sưu tầm.
Đồng tiền xu được bán đấu giá đắt nhất
Kỷ lục này thuộc về đồng tiền xu có tên là Double Egle, có mệnh giá 20 USD đã được hãng Sotheby's ở thành phố New York (Mỹ) đưa ra đấu giá ngày 30/7/2002 và đạt kỷ lục 7.590.020 USD.
Đây là mức cao nhất cho một đồng tiền xu trong lịch sử tài chính ngân hàng của nhân loại.
Quốc gia có nhiều tỷ phú nhất
Theo tạp chí kinh doanh Forbes của Mỹ thì hơn 40% số tỷ phú thế giới hiện nay đang sống tại Mỹ. Toàn thế giới có 1.125 tỷ phú thì riêng ở Mỹ đã có 461 người.
Những đôi giày dát vàng đắt nhất
Ông Ken Courtney, người sáng lập ra Hãng thời trang Just Another Rich Kid (Mỹ), mới đây đã chế tác sản phẩm độc đáo gồm năm đôi giày thể thao có tên là Nike Dunks dát vàng 18 cara và đưa ra trưng bày tại cửa hiệu thời trang của mình. Mỗi đôi giày này có giá tới 4.500 USD.
Cục vàng thô lớn nhất
Ngày 19/10/1872, tại mỏ vàng Hotlenmann Star of Hope ở New South Wales (Australia) người ta đã khai thác được một thỏi vàng thô có tên là Hotlerman Nugget nặng 235,14kg và khi chế tác thu được 82,11 kg vàng ròng.
Thỏi vàng tinh khiết nặng nhất
Kỷ lục này thuộc về thỏi vàng trị giá 400 triệu yen (khoảng 3,7 triệu USD) theo giá hiện nay, do công ty Mitsubishi Materials Corporation của Nhật Bản sản xuất ngày 11/6/2005 tại nhà máy tinh cất vàng Naoshima Smelter Refinery, quận Kagawa, Nhật Bản.
Thỏi vàng nặng 250kg, dài 45,5cm, mặt dưới rộng 22,5cm và cao 17cm.
Đây là thỏi vàng tinh khiết vĩ đại nhất xưa nay do con người chế tác và qua nó Mitsubishi Materials Corp muốn chứng tỏ với thế giới về công nghệ đúc vàng tinh xảo của mình.
Kỷ lục kéo thành sợi của vàng
Vàng là thứ kim loại quý được con người trao đổi hàng ngày nhưng nó vẫn còn rất nhiều bí ẩn mà con người chưa khám phá hết. Vàng là nguyên tố hóa học ký hiệu là Au, số nguyên tử 79 trong bảng tuần hoàn và là kim loại chuyển tiếp (hóa trị 3 và 1) mềm, dễ uốn, dễ dát mỏng và thậm chí có thể dát và kéo thành sợi nhỏ xíu giống như sợi chỉ. 1 gram vàng có thể dát mỏng và kéo thành sợi dài tới 1,4 dặm (2,4km).
Bồn tắm bằng vàng đắt nhất
Nhà chế tác đồ trang sức, tỷ phú nổi tiếng Hongkong (Trung Quốc) Lam Sai-wing, đã giới thiệu chiếc bồn tắm bằng vàng đắt nhất thế giới trong khách sạn mang tên Swisshorn Gold Palace của ông.
Đây là bồn tắm có một không hai, toàn bộ được dát bằng vàng 24 cara, trị giá 3,5 triệu USD. Trong nhà vệ sinh từ bồn cầu, vòi hoa sen cho đến gạch ốp lát tường đều được dát vàng nguyên chất. Bồn tắm này không dùng để tắm mà chỉ để ngắm mà thôi.
Những con tàu đắm chứa nhiều vàng nhất
- Ngày 25/1/1917, tàu White Star Liner HMS Laurent bị đánh chìm bằng thu lôi, chìm sâu 40 mét dưới mặt nước biển Iceland. Tàu chở 43 tấn vàng (trị giá 23,8 triệu USD vào năm đó).
- Ông Mel Fisher, người Mỹ, chuyên gia đồ cổ nổi tiếng thế kỷ 20 đã tìm thấy con tàu Nuestra Senora de Atocha ở ngoài khơi biển Florida ngày 20/7/1985. Tàu bị chìm vì bão năm 1922, trên tàu chở rất nhiều hàng hóa quý hiếm, trong đó có 44 tấn vàng và bạc cùng nhiều hàng hóa của giới quý tộc buôn lậu nhằm trốn thuế. Phải mất hai tháng người ta mới trục vớt hết số châu báu chứa trong con tàu này.
Cổ vật tôn giáo bằng vàng vĩ đại nhất
Đó là bức tượng Phật bằng vàng có từ thế kỷ 15, được phát hiện năm 1954 và hiện đang được đặt tại chùa Wat Trimtr, thủ đô Bangkok, Thái Lan.
Bức tượng cao 3 mét và nặng 5,5 tấn được xem là cổ vật tôn giáo bằng vàng vĩ đại nhất hành tinh. Tính theo giá cách đây hai năm (12/2008) thì bức tượng này có giá trị khoảng 159 triệu USD.
Một số kỷ lục thế giới liên quan đến vàng
Quốc gia sản xuất nhiều vàng nhất
Trung Quốc đứng đầu danh sách các nước sản xuất vàng. Theo thống kê, năm 2007 Trung Quốc sản xuất 276 tấn vàng, chiếm 1/10 lượng vàng cung cấp của thế giới. Đây là lần đầu tiên kể từ năm 1905, Trung Quốc vượt Nam Phi về sản lượng vàng khai thác.
Công ty sản xuất vàng nhiều nhất
Đó là hãng Barrick của Canada. Hãng này quản lý 27 mỏ vàng ở năm châu lục với 20.000 nhân viên, sản xuất được 126,6 triệu ounce vàng.
Quốc gia có lượng dự trữ vàng lớn nhất
Mỹ hiện đang chiếm kỷ lục này. Theo số liệu của Bộ Ngân khố quốc gia Mỹ (UST), lượng vàng dự trữ của Mỹ là 8.133,5 tấn, trị giá 241 tỷ USD (theo giá tháng 8/2008), kỷ lục này đến nay vẫn chưa có quốc gia nào phá vỡ.
Quốc gia nhập khẩu vàng nhiều nhất
Kỷ lục này thuộc về Ấn Độ. Hàng năm quốc gia Nam Á này nhập khoảng 800 tấn vàng./.
Các tập đoàn và tỷ phú trong lĩnh vực năng lượng, tài chính, ngân hàng đều nằm trong danh sách đen khi Mỹ chuẩn bị kế hoạch trừng phạt mới với Nga, sau thảm kịch MH17 rơi ở Ukraine.
Australia và Ấn Độ đang thắt chặt quan hệ quân sự và làm sống lại ý niệm về một liên minh gồm bốn nền dân chủ (cùng Nhật và Mỹ) đối phó với những quan ngại ngày càng lớn từ phía TQ.
Tờ Diplomat của Nhật Bản vừa có bài bình luận về mối quan hệ Trung Quốc – Mỹ với tựa đề 'Quan hệ Trung – Mỹ không thể tin nhau', cho rằng Mỹ, Trung Quốc luôn coi nhau là đối thủ tiềm ẩn, khi cần có thể sẵn sàng 'rút kiếm' giao chiến.
Không phải là chuyến thăm chính thức cấp nhà nước, nhưng cuộc gặp giữa Chủ tịch Trung Quốc (TQ) Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Barack Obama cuối tuần qua trở thành tâm điểm của giới truyền thông toàn cầu.
Mỹ và Trung Quốc vừa ký kết một thỏa thuận, theo đó nhà chức trách Mỹ có thể tiếp cận với tài liệu của các công ty kiểm toán tại Trung Quốc. Thỏa thuận này sẽ cho phép các nhà chức trách Mỹ điều tra các công ty kiểm toán của doanh nghiệp Trung Quốc niêm yết tại Mỹ trong trường hợp các doanh nghiệp này bị tình nghi có các hành vi gian lận kế toán.
Việc tính toán số lượng tỷ phú trên thế giới, hay thậm chí chỉ ở một quốc gia nào đó, thực chất một trò chơi đoán số. Tuy nhiên, “trò chơi” này rất hấp dẫn và đang trở nên ngày càng phổ biến.
Trong bối cảnh Hy Lạp đã được coi như vỡ nợ, Nhật Bản tăng trưởng âm, Mỹ liên tục bơm tiền mà chưa gặt hái thành công, sự bứt phá của Đông Á được xem như cứu cánh cho kinh tế toàn cầu.
Tình trạng bất bình đẳng thu nhập tại Mỹ đã lên mức cao nhất kể từ sau Đại suy thoái, và cuộc khủng hoảng hiện nay cũng không có ảnh hưởng gì nhiều giúp thay đổi xu hướng này, với 1% những người thu nhập cao nhất đóng góp hơn 93% tổng tăng thu nhập trong tròn 1 năm phục hồi kinh tế.
Đồng USD sẽ tiếp tục rớt giá trong năm nay, do Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tiếp tục duy trì lãi suất cơ bản ở mức thấp và vấn đề thâm hụt ngân sách của nền kinh tế đầu tàu, John Normand, chuyên gia thuộc ngân hàng JP Morgan Chase dự báo.
Cuộc khủng hoảng tài chính lớn nhất trong vòng 80 năm đã đi qua, song năm 2010 vẫn được coi là một năm "bộn bề" đối với nền kinh tế thế giới.
Báo cáo công bố ngày 27/12 của Công ty Tài chính quốc tế (IFC) và Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết trong năm qua, 117/183 chính phủ các nước trên thế giới đã thực hiện 216 cải tổ chính sách và quy chế nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động kinh doanh.
Viễn cảnh năm 2011 dưới con mắt của giới phân tích kinh tế dường như rất ảm đạm. Nhiều nguy cơ, thách thức, hiểm họa đã được các chuyên gia "vạch mặt, chỉ tên" trong tuần đầu tiên của năm mới.
Lãnh đạo các nền kinh tế châu Âu có thể đưa ra thỏa thuận giúp đồng tiền chung châu Âu và hệ thống ngân hàng châu lục lên một cái nền vững chắc hơn. Thế nhưng cũng không thể quá kỳ vọng vào đó. Kinh tế thế giới với hai tốc độ, phân chia rõ ràng thành ba hướng rẽ bởi ba khu vực khác nhau sẽ khiến năm 2011 đầy những cú sốc bất ngờ.
Tổ chức nghiên cứu Gallup nổi tiếng ở Mỹ mới công bố danh sách “Những người được ngưỡng mộ nhất 2010” dựa vào kết quả bình chọn trên khắp nước Mỹ.
Giáo sư Robert Sutter của Đại học George Washington (Mỹ), một chuyên gia về quan hệ quốc tế, mới đây đã có bài viết phân tích sự ngang ngược của Trung Quốc cũng như những điểm yếu của Bắc Kinh mà Mỹ có thể tấn công vào.
Trong chuyến làm việc tại Trung Quốc cuối tuần trước, cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã chỉ trích cách hành xử của Trung Quốc với các nước láng giềng, đặc biệt trong các tranh chấp lãnh thổ ở khu vực biển Đông.
Vụ bê bối thực phẩm mới nhất ở Trung Quốc đang lan rộng nhanh chóng. “Nạn nhân” mới nhất trong vụ này có thêm chuỗi nhà hàng cà phê Starbucks và chuỗi cửa hiệu đồ ăn nhanh BurgerKing.
Trong khi nhiều nước châu Á khác đang khá chật vật để níu kéo các dòng vốn FDI thì Indonesia lại nổi lên như một điểm đến ưa thích của các nhà đầu tư nước ngoài.
Các tập đoàn và tỷ phú trong lĩnh vực năng lượng, tài chính, ngân hàng đều nằm trong danh sách đen khi Mỹ chuẩn bị kế hoạch trừng phạt mới với Nga, sau thảm kịch MH17 rơi ở Ukraine.
Ngày 24-7, các quan chức Nga đồng loạt lên tiếng trấn an dư luận sau khi một cố vấn thân cận của Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo đất nước đang đối mặt với nguy cơ cô lập về kinh tế.
Giới chuyên gia Trung Quốc nhận định dù Bắc Kinh đã rót hàng tỉ USD đầu tư vào châu Phi nhưng “con đường cái quan” sẽ không thông thoáng như Bắc Kinh kỳ vọng.