Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

“Nóng” và “lạnh” của kinh tế thế giới năm 2011

Theo giới phân tích, trong năm 2011 các nền kinh tế phát triển vẫn “quá lạnh” và buộc phải tiếp tục chính sách "thắt lưng buộc bụng" trong khi các nền kinh tế đang nổi lại đối mặt với nguy cơ tăng trưởng "quá nóng".

Hãng chuyên cung cấp dịch vụ từ điển Merriam-Webster cho biết từ "khắc khổ" là từ được tra nhiều nhất trong năm 2010 do các nước châu Âu rơi vào khủng hoảng nợ. Đây không phải là lần đầu tiên một từ liên quan đến kinh tế thu hút được sự quan tâm của công chúng thế giới. Cách đây hai năm, khi nền kinh tế thế giới bị "bão" tài chính tàn phá, từ "cứu trợ tài chính" đã đứng đầu bảng.

Trên thực tế, nhiều nước phát triển sẽ phải áp dụng biện pháp khắc khổ trong năm tới. Bồ Đào Nha đề xuất cắt giảm 5% chi tiêu, Quốc hội Tây Ban Nha vừa thông qua việc cắt giảm 7,9% chi tiêu công và  Ireland có kế hoạch “tiết kiệm” chi tiêu tới  4 tỷ euro. Đây là một phần nguyên nhân khiến các nhà kinh tế thế giới cho rằng tăng trưởng kinh tế của Khu vực đồng tiền chung châu Âu sẽ chỉ còn 1,5% trong năm 2011, giảm 0,2% so với năm nay.

Mặc dù được dự đoán sẽ tăng trưởng cao hơn khu vực châu Âu trong năm 2011, song kinh tế Mỹ cũng đang phải đối mặt với nhiều tranh cãi về chính sách, nhất là khi các nghị sỹ Cộng hòa liên tục thúc ép cắt giảm chi tiêu công. Ông Sung Won Sohn, một nhà phân tích kinh tế thuộc Đại học California, đồng thời là Phó chủ tịch tập đoàn bán lẻ quần áo Forever 21, nhận định tăng trưởng kinh tế của cường quốc số một thế giới này đạt khoảng 3% trong năm 2011, song Mỹ vẫn sẽ để lộ "gót chân Achilles" của mình là tình trạng thiếu việc làm. Theo ông, chính thị trường lao động nghèo nàn sẽ kìm hãm chi tiêu của người tiêu dùng cho dù mùa mua sắm năm 2010 bất ngờ tăng mạnh. Vì vậy, chừng nào người dân vẫn tỏ ra thận trọng với túi tiền của mình, một phần do bức tranh việc làm còn u ám, thì tăng trưởng kinh tế khó có thể mạnh mẽ.

Trong khi đó, không thể phủ nhận một thực tế là các nền kinh tế đang nổi sẽ tăng trưởng cao hơn nhiều so với các nền kinh tế phát triển. Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) dự đoán các nền kinh tế đang phát triển sẽ tăng trưởng khoảng 6,4% trong năm tới, cao gấp 3 lần so với tăng trưởng kinh tế của các nước phát triển. Những nước có nền kinh tế đang tăng trưởng mạnh mẽ như Trung Quốc, Brazil và Ấn Độ đang thúc đẩy thương mại toàn cầu, là chỗ dựa vững chắc giúp châu Âu, Mỹ, và Nhật Bản cùng tăng trưởng. Đây là lý do chính khiến trưởng nhóm đầu tư của công ty RCM Andreas Utermann đưa ra khẳng định năm 2011 sẽ chứng kiến sự lên ngôi của Nhóm 20 nền kinh tế phát triển và đang nổi (G-20) và sự ra đi của Nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (G-7).

Tuy nhiên, chính sự chênh lệch về mức độ tăng trưởng kinh tế này đã làm nảy sinh vấn đề giá cả hàng hóa. Một trong những nguyên nhân khiến giá dầu tiến gần tới 3 con số hồi tuần trước và giá lương thực đang tăng vọt là do nhu cầu tiêu thụ mạnh mẽ của các nền kinh tế đang nổi.

Giới phân tích cho rằng để có thể duy trì đà tăng trưởng, kinh tế toàn cầu cần có biện pháp thúc đẩy tăng trưởng ở các nền kinh tế phát triển lẫn và ở các nền kinh tế đang nổi. Do đó, việc G-20 soán ngôi G-7 chính là điều không có gì phải bàn cãi.

(tamnhin)

  • 10 siêu đại gia Nga trong danh sách đen sẽ bị Mỹ trừng phạt?
  • Liên minh 04 nước đối phó Trung Quốc ở châu Á-TBD?
  • Mỹ - Trung: Đối thủ tiềm ẩn, sẵn sàng 'rút kiếm'
  • Mỹ- Trung và quan hệ 'nước lớn kiểu mới'
  • Trung Quốc chịu “mở cửa” kiểm toán cho Mỹ
  • Thế giới thực sự có bao nhiêu tỷ phú?
  • Kinh tế thế giới bớt u ám nhờ Đông Á
  • Obama và trò chơi 'hai mặt của đồng tiền'
  • Kinh tế 24h qua: Rủi ro từ Trung Quốc
  • Chiến tranh mạng bắt đầu khốc liệt
  • Giấc mộng Trung Hoa: Mô hình mới cạnh tranh Trung - Mỹ
  • Sáu vấn đề lớn tác động đến kinh tế thế giới năm 2011
  • Kinh tế thế giới 2011: “Trì trệ” và “lạm phát”
  • Thế giới tuần 20-26/12: “Bão” đã suy yếu?
  • Đông Tây chưa gặp nhau
  • Mười sự kiện kinh tế thế giới nổi bật năm 2010