Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thập kỷ tới sẽ là “Thập kỷ Mỹ Latinh”?

Các học giả tham dự hội thảo do báo chí một số nước Mỹ Latinh phối hợp với Ngân hàng Thế giới (WB) và Standard & Poor cho rằng thập kỷ sẽ là “Thời kỷ Mỹ Latinh”. 

 

 

Một số học giả lạc quan nói “rất có khả năng”, một số khác lại cho rằng khu vực này hiện còn quá nhiều vấn đề kể cả một số nước lớn trong khu vực.

Giám đốc Ngân hàng phát triển châu Mỹ Moreno nói: “Tôi rất lạc quan tin rằng 10 năm tới sẽ là Thập kỷ Mỹ Latinh. Sự phục hồi của kinh tế thế giới chủ yếu dựa vào sự phát triển kinh tế của Châu Á và Mỹ Latinh. Các nước Mỹ Latinh, nhất là các nước ở Nam Mỹ, đang đứng trước thời cơ phát triển mạnh mẽ”. Ông cho rằng “Tăng trưởng và giảm nghèo là đặc trưng Thập kỷ Mỹ Latinh trong 10 năm tới”. 

Tiến sĩ Santanas, Giám đốc Viện nghiên cứu Mỹ Latinh và Caribe, nói: “Nói thế giới 10 năm tới là của Mỹ Latinh không phải không có căn cứ. Tháng 2/2010, Hội nghị cấp cao của khối Rio họp ở Cancun, Mexico đều nhất trí thúc đẩy tiến trình nhất thể hóa, phấn đấu xây dựng Cộng đồng Mỹ  Latinh-Caribe. Hiện nay, đã có Khối cộng đồng ANTIS, Thị trường chung phương nam, Liên minh Bolivar. Chỉ cần các nước duy trì chính trị và xã hội ổn định, đẩy mạnh đầu tư, chú trọng phát triển giáo dục và khoa học kỹ thuật, cải thiện dân sinh thì mục tiêu này sẽ đạt được.”

Giáo sư Almando Castral, Giám đốc Viện kinh tế thuộc Đại học Rio de Janeiro nói: “Cục diện kinh tế thế giới đang thay đổi và các thực thể kinh tế mới trỗi dậy đang là tâm điểm của thế giới. Dự kiến từ năm 2010-2012, kinh tế Mỹ Latinh tăng trưởng 4%, bằng 1/2 mức tăng trưởng của Châu Á. Nhưng đây là bước tiến dài so với mức tăng trưởng 2,4% của giai đoạn  1980-2003.” 

Ông Castral nêu ra một số nhân tố đảm bảo  kinh tế Mỹ Latinh tăng trưởng bền vững: Một là Mỹ Latinh có nguồn tài nguyên phong phú, nhất là dầu mỏ. Đây là động cơ mạnh mẽ thúc  đẩy kinh tế Mỹ Latinh tăng trưởng. Hai là, các nước trong khu vực đều muốn nhất thể hóa, hợp tác chặt chẽ với nhau. Ba là FDI đang chọn Mỹ Latinh làm điểm đến. Bốn là văn hóa, tập quán, ngôn ngữ, hệ thống chính trị xã hội có nhiều điểm tương đồng.

Điểm lại sự phát triển những năm qua, các nước lớn của Mỹ Latinh như Brazil, Argentina, Chile, Mexico, Venezuela đều có bước phát triển ngoạn mục:
 
- Kinh tế Brazil liên tục tăng trưởng cao từ 4% trở lên. Dự kiến trong giai đoạn 2011-2020 tăng trưởng bình quân hàng năm của Brazil đạt 5%. Năm 2010 GDP bình quân đầu người đạt 10.000 USD, dự kiến tới năm 2020 đạt từ 16.000 USD-20.000 USD. Đặc biệt Brazil đang trở thành nước sản xuất và xuất khẩu dầu lửa lớn trên thế giới, dự kiến nâng sản lượng từ 2 triệu thùng/ngày hiện nay lên 5,1 triệu thùng/ngày vào năm 2020 và nâng sản lượng khí đốt tự nhiên lên 116 triệu mét khối.

- Argentina hiện đang thực hiện “Chiến lược phát triển công nghiệp tới năm 2020” để duy trì mức tăng trưởng GDP 5% bình quân hàng năm, trong đó giá trị sản lượng công nghiệp tăng 7%. Năm 2010, GDP của Argentina tăng 8%, mức cao nhất trong số các nước Mỹ Latinh. Tới năm 2020, GDP của Argentina dự kiến đạt 581 tỉ USD, GDP bình quân đầu người từ 8.700 USD hiện nay lên 12.900 USD.

- Venezuela đang phấn đấu trở thành “Nước lớn nông nghiệp và dầu lửa”. Thống đốc Ngân hàng Trung ương Venezuela cho biết trong giai đoạn 2005-2007, GDP của nước ông tăng trưởng bình quân hàng năm 12,6% và đạt mức  200 tỉ USD. Mặc dù có giảm sút do tác động của khủng hoảng tiền tệ, nhưng kinh tế Venezuela đã nhanh chóng phục hồi. Thời kỳ khó khăn nhất của đất nước đã qua và kinh tế năm 2011 dự kiến tăng trưởng trở lại ở mức 2%, dự trữ ngoại tệ tới tháng 3/2011 đạt trên 27 tỉ USD. Venezuela vẫn là nước sản xuất và xuất khẩu dầu lửa lớn trên thế giới, có trữ lượng  298,5 tỉ thùng dầu, trữ lượng khí đốt đã thăm dò được là 4,2 tỉ khối.  Vừa qua, chính phủ Venezuela đã đề ra chiến lược phát triển biến nước này thành “Nước lớn dầu lửa và nông nghiệp”.

Tuy nhiên, theo Tiến sĩ Santanas, Mỹ Latinh vẫn còn đối mặt với nhiều nhưng thách thức cũng rất lớn trong 10 năm tới. Đó là: 

- Tình trạng lạm phát thời gian qua khá cao, chưa thể kiềm chế có hiệu quả trong thời gian ngắn.  Venezuela trong hai năm qua có mức lạm phát tới 30%, các nước khác từ 5% tới 10% , trong khi nợ công vẫn chồng chất. 

- Tình trạng nghèo nàn và phân hóa giàu- nghèo vẫn nghiêm trọng. 

- Hoạt động phạm tội, nhất là buôn bán ma túy, vẫn lộng hành. 

- Tình trạng chảy máu chất xám và nhân tài đang là nhân tố cản trở sự phát triển mạnh mẽ của Mỹ Latinh.

Giáo sư Almando Castral cho rằng  Mỹ Latinh hiện có hai mô thức phát triển. Các nước Chile, Peru, Colombia chủ yếu đi theo phương thức thị trường tự do, trong khi Argentina, Brazil, Venezuela  có sự can thiệp mạnh mẽ của nhà nước. Hai phương thức này khiến cho kinh tế Mỹ Latinh phát triển không đồng đều và đây cũng là một nhân tố cản trở “nhất thể hóa”. 

 

Kiều Tỉnh  (theo “Nhân dân nhật báo”)// Tầm Nhìn

 

  • 10 siêu đại gia Nga trong danh sách đen sẽ bị Mỹ trừng phạt?
  • Liên minh 04 nước đối phó Trung Quốc ở châu Á-TBD?
  • Mỹ - Trung: Đối thủ tiềm ẩn, sẵn sàng 'rút kiếm'
  • Mỹ- Trung và quan hệ 'nước lớn kiểu mới'
  • Trung Quốc chịu “mở cửa” kiểm toán cho Mỹ
  • Thế giới thực sự có bao nhiêu tỷ phú?
  • Kinh tế thế giới bớt u ám nhờ Đông Á
  • Obama và trò chơi 'hai mặt của đồng tiền'
  • Đã đến lúc IMF xóa nợ cho các nước nghèo
  • Kinh tế 24h qua: Rò rỉ thông tin mật
  • Kinh tế toàn cầu tăng nỗi lo?
  • Kinh tế 24h qua: Châu Âu “trên đe dưới búa”
  • Hơn một tỷ người thiếu nước sạch vào năm 2050
  • Kinh tế 24h qua: Lạc quan hay bi quan?
  • Dày đặc nỗi lo sau thảm họa hạt nhân Fukushima
  • PIMCO: Khả năng Chính phủ Mỹ vỡ nợ là rất cao