Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thế giới tìm cách ngăn chặn “cuộc chiến tiền tệ toàn cầu”

Hội nghị của nhóm G7, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) cuối tuần này sẽ ưu tiên hàng đầu cho việc ngăn chặn cuộc chiến tiền tệ "ngay từ trong trứng nước".

Chủ tịch WB Robert Zoellick cho rằng các nhà lãnh đạo thế giới cần phải "hạ nhiệt" lò lửa căng thẳng tiền tệ trước khi tình hình trở nên xấu đi, nhằm tránh lặp lại những sai lầm của Đại khủng hoảng hồi những năm 1930. Trong khi đó, Tổng Giám đốc IMF Dominique Strauss-Kahn kêu gọi hợp tác kinh tế toàn cầu.
 
Trước đó, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Jean-Claude Trichet cũng đã cảnh báo về diễn biến đáng lo ngại của thị trường tài chính thế giới trong vòng một năm qua. Theo ông, những quyết định "đột ngột" về tỷ giá đã và đang tác động tiêu cực tới tăng trưởng và "tỷ giá hối đoái cần phản ánh những nhân tố cơ bản của nền kinh tế". Ông kêu gọi các nước đã và đang can thiệp nhằm duy trì giá trị đồng nội tệ ở mức thấp cần phải "cân nhắc" kỹ càng.  Ông Trichet cho rằng sự hồi phục kinh tế của Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) sẽ tiếp tục  trong nửa cuối năm 2010.

Quan điểm trên được ông Trichet đưa ra sau khi ECB giữ nguyên lãi suất tái cấp vốn ở mức 1% trong 17 tháng liên tiếp. Ông cũng tỏ ý băn khoăn về đà tăng giá của đồng euro so với đồng USD trong vài tuần qua. Ngày 7/10, đồng euro đã tăng lên 1,4029 USD/euro, lần đầu tiên kể từ tháng 2/2010 trong bối cảnh những lo lắng dai dẳng về triển vọng kinh tế Mỹ dẫn tới những biện pháp kích thích mới của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED).

ECB và chính phủ các nước châu Âu chưa hành động để hạn chế mức tăng giá gần đây của đồng euro, một động thái trái ngược với những gì đang diễn ra ở Nhật Bản, Trung Quốc, Mỹ và  dẫn đến những cảnh báo về nguy cơ xảy ra một "cuộc chiến tiền tệ". Ông Trichet kêu gọi Trung Quốc nhanh chóng tăng giá đồng NDT và cho rằng nước này cũng như các nền kinh tế mới nổi khác cần tiến tới thả nổi đồng nội tệ trong trung hạn và dài hạn.

Các quan chức EU cho rằng đồng euro đang tăng nhanh do đồng USD của Mỹ và NDT của Trung Quốc phá giá có thể đe dọa đà hồi phục của Eurozone. Theo giới phân tích, ECB có thể siết chặt chính sách tiền tệ hơn so với Anh, Nhật Bản và Mỹ nhờ một triển vọng kinh tế sáng sủa hơn.

Về phần mình, Ấn Độ cảnh báo tình trạng mất cân bằng của nền kinh tế thế giới, nhưng kêu gọi các nền kinh tế lớn tránh đối đầu để ngăn chặn nguy cơ xảy ra chiến tranh tiền tệ. Phát biểu trước cuộc họp của các nhà hoạch định chính sách kinh tế hàng đầu ở Washington, Bộ trưởng Tài chính Ấn Độ Pranab Mukherjee cho rằng  "sự đồng thuận quốc tế là giải pháp tốt nhất” và cần giải quyết tình trạng mất cân bằng cơ cấu toàn cầu “càng sớm, càng tốt”.

(tamnhin)

  • 10 siêu đại gia Nga trong danh sách đen sẽ bị Mỹ trừng phạt?
  • Liên minh 04 nước đối phó Trung Quốc ở châu Á-TBD?
  • Mỹ - Trung: Đối thủ tiềm ẩn, sẵn sàng 'rút kiếm'
  • Mỹ- Trung và quan hệ 'nước lớn kiểu mới'
  • Trung Quốc chịu “mở cửa” kiểm toán cho Mỹ
  • Thế giới thực sự có bao nhiêu tỷ phú?
  • Kinh tế thế giới bớt u ám nhờ Đông Á
  • Obama và trò chơi 'hai mặt của đồng tiền'
  • Kinh tế thế giới tháng 9: Nóng bỏng câu chuyện tiền tệ
  • Hiệp định thương mại tự do Hàn Quốc - EU: Cả hai bên đều được lợi
  • Nhiều nước nỗ lực chống nạn thất nghiệp
  • Joseph Stiglitz: FED và ECB đẩy thế giới vào cảnh hỗn loạn
  • ILO: Ổn định kinh tế cần song hành ổn định xã hội
  • Thế giới chưa thoát khỏi "mê cung suy thoái”
  • Thế giới đang tiến đến cuộc khủng hoảng đồng USD
  • Kêu gọi hỗ trợ nước nghèo phát triển ngoại thương