Số liệu thương mại tháng 5 Nhật sẽ là tâm điểm chú ý tại châu Á, cùng với hoạt động sản xuất, chỉ số giá tiêu dùng của thị trường mới nổi.
Tình trạng tăng trưởng chậm lại tại Mỹ gần đây được các chuyên gia kinh tế xem là chỉ tạm thời, tuy nhiên lo ngại về sự hồi phục vẫn tăng lên.
Động lực của hồi phục kinh tế Mỹ, lĩnh vực sản xuất thì nguội lạnh. Thị trường chứng khoán Mỹ lao dốc. Tăng trưởng việc làm chậm lại. Niềm tin tiêu dùng cũng đi xuống. Bóng ma khủng hoảng nợ của châu Âu lớn dần do vấn đề rắc rối tại Hy Lạp.
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) được dự báo sẽ lại thừa nhận rằng kinh tế Mỹ đang đi xuống, dù Chủ tịch Fed Ben Bernanke có khẳng định là nó sẽ chỉ là điều kiện ngắn hạn.
Ông Bernanke sẽ đưa ra đánh giá về nền kinh tế Mỹ trong ngày thứ 4 sau khi Fed kết thúc 2 ngày họp chính sách. Buổi họp báo của ông sẽ được lưu ý theo dõi trong lịch tuần này. Các số liệu về thị trường nhà đất, hàng hóa tiêu dùng bền cũng sẽ được công bố.
Các số liệu thương mại tháng 5 của Nhật sẽ là tâm điểm chú ý tại châu Á, cùng với hoạt động sản xuất châu Á, chỉ số giá tiêu dùng của thị trường mới nổi.
Ngày thứ 2, Nhật Bản sẽ công bố số liệu thương mại tháng 5. Hầu hết các chuyên gia kinh tế dự báo xuất khẩu của nước này vẫn giảm so với năm ngoái, có thể kéo dài tới mùa thu do thảm họa động đất - sóng thần ngày 11/3.
Ngân hàng HSBC cũng sẽ công bố đánh giá tạm thời về chỉ số quản lý tiêu dùng sản xuất (PMI) Trung Quốc trong ngày thứ 4. Tháng trước, HSBC PMI cho thấy hoạt động sản xuất của Trung Quốc tăng trưởng với tốc độ chậm nhất 10 tháng, bằng chứng cho thấy chính sách thắt chặt tiền tệ của Trung Quốc đang làm giảm nhiệt nền kinh tế.
Số liệu CPI của Malaysia, Singapore và Hồng Kông được các chuyên gia kinh tế của Merrill Lynch dự báo tiếp tục đà tăng trưởng, sẽ được công bố vào giữa tuần.
Các tập đoàn và tỷ phú trong lĩnh vực năng lượng, tài chính, ngân hàng đều nằm trong danh sách đen khi Mỹ chuẩn bị kế hoạch trừng phạt mới với Nga, sau thảm kịch MH17 rơi ở Ukraine.
Australia và Ấn Độ đang thắt chặt quan hệ quân sự và làm sống lại ý niệm về một liên minh gồm bốn nền dân chủ (cùng Nhật và Mỹ) đối phó với những quan ngại ngày càng lớn từ phía TQ.
Tờ Diplomat của Nhật Bản vừa có bài bình luận về mối quan hệ Trung Quốc – Mỹ với tựa đề 'Quan hệ Trung – Mỹ không thể tin nhau', cho rằng Mỹ, Trung Quốc luôn coi nhau là đối thủ tiềm ẩn, khi cần có thể sẵn sàng 'rút kiếm' giao chiến.
Không phải là chuyến thăm chính thức cấp nhà nước, nhưng cuộc gặp giữa Chủ tịch Trung Quốc (TQ) Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Barack Obama cuối tuần qua trở thành tâm điểm của giới truyền thông toàn cầu.
Mỹ và Trung Quốc vừa ký kết một thỏa thuận, theo đó nhà chức trách Mỹ có thể tiếp cận với tài liệu của các công ty kiểm toán tại Trung Quốc. Thỏa thuận này sẽ cho phép các nhà chức trách Mỹ điều tra các công ty kiểm toán của doanh nghiệp Trung Quốc niêm yết tại Mỹ trong trường hợp các doanh nghiệp này bị tình nghi có các hành vi gian lận kế toán.
Việc tính toán số lượng tỷ phú trên thế giới, hay thậm chí chỉ ở một quốc gia nào đó, thực chất một trò chơi đoán số. Tuy nhiên, “trò chơi” này rất hấp dẫn và đang trở nên ngày càng phổ biến.
Trong bối cảnh Hy Lạp đã được coi như vỡ nợ, Nhật Bản tăng trưởng âm, Mỹ liên tục bơm tiền mà chưa gặt hái thành công, sự bứt phá của Đông Á được xem như cứu cánh cho kinh tế toàn cầu.
Tình trạng bất bình đẳng thu nhập tại Mỹ đã lên mức cao nhất kể từ sau Đại suy thoái, và cuộc khủng hoảng hiện nay cũng không có ảnh hưởng gì nhiều giúp thay đổi xu hướng này, với 1% những người thu nhập cao nhất đóng góp hơn 93% tổng tăng thu nhập trong tròn 1 năm phục hồi kinh tế.
Trong báo cáo triển vọng kinh tếmới nhất, Tổchức hợp tác và phát triển kinh tế(OECD) nhận định rằng hồi phục kinh tếtoàn cầu vẫn còn đương đầu với nhiều rủi ro và theo đó, nền kinh tế toàn cầu rất có thểrơi vào “tình trạng lạm phát đình đốn”.
Một số nhà kinh tế học tỏ ra khá bi quan về triển vọng của nền kinh tế toàn cầu, hãng Reuters cho biết trong một cuộc thăm dò ý kiến mới đây. Nguyên nhân chính là những dấu hiệu suy yếu của nền kinh tế Hoa Kỳ cũng như lo ngại về cuộc khủng hoảng tài chính Châu Âu có thể xảy ra.
Sau một phiên đi lên khá mạnh, hôm qua (15/6) giá dầu thô quốc tế đảo chiều lao dốc gần 5%, khi đồng USD tăng giá so với Euro trước mối lo nợ công Hy Lạp gia tăng.
Trung Quốc đóng góp khoảng 1/4 tăng trưởng toàn cầu trong giai đoạn 2000 – 2009. Mới đây, nước này đã chính thức trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sau Mỹ. Tuy nhiên, thành công liên tục của Trung Quốc lại không mấy chắc chắn và nền kinh tế này đã dần dần lộ ra những bất ổn thật sự.
Trong suốt 10 tuần qua, Trung Quốc chỉ sử dụng tỷ lệ dự trữ bắt buộc để kiềm chế lạm phát, nhưng điều đó chỉ càng khiến cho lạm phát ngày một leo thang, hãng tin Bloomberg bình luận.
Theo Báo cáo Thống kê Năng lượng Thế giới thường niên của Tập đoàn Năng lượng BP, năm 2010 lượng phát thải khí cácbon toàn cầu do sử dụng năng lượng đã tăng với tốc độ nhanh nhất kể từ năm 1969, trong đó riêng Trung Quốc đã tăng 10,4%.
Một “cơn bão toàn diện” gồm những khó khăn tài chính tại Mỹ, kinh tế Trung Quốc, nợ công châu Âu, kinh tế Nhật Bản, có thể sẽ đồng loạt đổ bộ và tác động nhiều chiều vào kinh tế toàn cầu trong năm 2013.
Giáo sư Robert Sutter của Đại học George Washington (Mỹ), một chuyên gia về quan hệ quốc tế, mới đây đã có bài viết phân tích sự ngang ngược của Trung Quốc cũng như những điểm yếu của Bắc Kinh mà Mỹ có thể tấn công vào.
Trong chuyến làm việc tại Trung Quốc cuối tuần trước, cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã chỉ trích cách hành xử của Trung Quốc với các nước láng giềng, đặc biệt trong các tranh chấp lãnh thổ ở khu vực biển Đông.
Vụ bê bối thực phẩm mới nhất ở Trung Quốc đang lan rộng nhanh chóng. “Nạn nhân” mới nhất trong vụ này có thêm chuỗi nhà hàng cà phê Starbucks và chuỗi cửa hiệu đồ ăn nhanh BurgerKing.
Trong khi nhiều nước châu Á khác đang khá chật vật để níu kéo các dòng vốn FDI thì Indonesia lại nổi lên như một điểm đến ưa thích của các nhà đầu tư nước ngoài.
Các tập đoàn và tỷ phú trong lĩnh vực năng lượng, tài chính, ngân hàng đều nằm trong danh sách đen khi Mỹ chuẩn bị kế hoạch trừng phạt mới với Nga, sau thảm kịch MH17 rơi ở Ukraine.
Ngày 24-7, các quan chức Nga đồng loạt lên tiếng trấn an dư luận sau khi một cố vấn thân cận của Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo đất nước đang đối mặt với nguy cơ cô lập về kinh tế.
Giới chuyên gia Trung Quốc nhận định dù Bắc Kinh đã rót hàng tỉ USD đầu tư vào châu Phi nhưng “con đường cái quan” sẽ không thông thoáng như Bắc Kinh kỳ vọng.