Theo Báo cáo Thống kê Năng lượng Thế giới thường niên của Tập đoàn Năng lượng BP, năm 2010 lượng phát thải khí cácbon toàn cầu do sử dụng năng lượng đã tăng với tốc độ nhanh nhất kể từ năm 1969, trong đó riêng Trung Quốc đã tăng 10,4%.
Theo đó, năm ngoái thế giới đã phát thải 33,16 tỷ tấn khí cácbon, tăng 5,8% do nền kinh tế các nước phục hồi nhanh sau suy thoái kinh tế. Riêng Trung Quốc "góp" tới 8,33 tỷ tấn.
Tốc độ tăng nhanh trong bối cảnh các cuộc đàm phán của Liên hợp quốc dường như không thể nhất trí về một thỏa thuận có tính ràng buộc pháp lý nhằm ngăn chặn khí thải cácbon và chống lại biến đổi khí hậu trước khi Nghị định thư Kyoto hết hạn vào năm 2012. Khí thải cácbon được coi là tác nhân chính làm nhiệt độ Trái Đất gia tăng.
Tháng trước Cơ quan Năng lượng Quốc tế cũng dự báo năm 2010 lượng phát thải khí cácbon toàn cầu tăng 5,9% lên 30,6 tỷ tấn, chủ yếu là từ các nền kinh tế mới nổi sử dụng nhiều than.
Số liệu của BP cho thấy Trung Quốc chiếm tới 25% tổng lượng phát thải khí cácbon trên toàn cầu. Phát thải khí cácbon của Trung Quốc tăng mạnh trong thập kỷ qua do nước này xây thêm nhiều nhà máy mới chạy bằng than để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Trung Quốc đã vượt Mỹ trở thành nước tiêu thụ năng lượng lớn nhất thế giới với mức tăng lên tới 11,2% so với mức 5,6% toàn cầu.
Mỹ là nước có lượng phát thải khí cácbon lớn thứ hai thế giới, với mức tăng 4,1% lên 6,14 tỷ tấn trong năm 2010.
Năm 2010, tiêu thụ than toàn cầu đã tăng 7,6%, mức cao nhất kể từ năm 2003 do các ngành nghề bắt đầu phục hồi sau đợt suy thoái kinh tế. Than hiện chiếm 29,6% tiêu thụ năng lượng toàn cầu, tăng khá nhanh so với mức 25,6% cách đây một thập niên.
Tiêu thụ than của Trung Quốc đã tăng 10,1% và chiếm khoảng 48,2% tổng sản lượng than của thế giới, so với mức 47% trong năm 2009. Sản lượng than toàn cầu đã tăng 9,6%, riêng của Trung Quốc tăng 9%, chiếm 2/3% mức tăng toàn cầu. Tuy nhiên, sản lượng than chỉ gia tăng đáng kể tại Mỹ và châu Á, nhưng lại sụt giảm ở châu Âu. Điều đó lý giải phần nào cho giá than tăng mạnh ở châu Âu.
Về năng lượng sạch, sản lượng thủy điện và điện hạt nhân đã trải qua đợt tăng mạnh nhất từ năm 2004, trong đó thủy điện tăng 53% (Trung Quốc chiếm hơn 60% mức tăng ) và điện hạt nhân tăng 2% (Các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế chiếm hơn 2/3 mức tăng). Sản lượng điện hạt nhân của Pháp tăng 4,4%, mức tăng cao nhất thế giới.
Các nguồn năng lượng thay thế khác cũng phát triển mạnh. Sản lượng nhiên liệu sinh học tăng 13,8% lên 240.000 thùng/ngày, trong đó dẫn đầu là Mỹ và Brazil với các mức tăng tương ứng 17% và 11,5%. Sản lượng điện có thể thay thế tăng 15,5%, chủ yếu là phong điện với mức tăng 22,7%, trong đó hai động lực là Mỹ và Trung Quốc chiếm tới 70%.
Năm 2010, các loại năng lượng thay thế chiếm 1,8% tiêu thụ năng lượng toàn cầu, tăng 0,6% so với năm 2000.
Các tập đoàn và tỷ phú trong lĩnh vực năng lượng, tài chính, ngân hàng đều nằm trong danh sách đen khi Mỹ chuẩn bị kế hoạch trừng phạt mới với Nga, sau thảm kịch MH17 rơi ở Ukraine.
Australia và Ấn Độ đang thắt chặt quan hệ quân sự và làm sống lại ý niệm về một liên minh gồm bốn nền dân chủ (cùng Nhật và Mỹ) đối phó với những quan ngại ngày càng lớn từ phía TQ.
Tờ Diplomat của Nhật Bản vừa có bài bình luận về mối quan hệ Trung Quốc – Mỹ với tựa đề 'Quan hệ Trung – Mỹ không thể tin nhau', cho rằng Mỹ, Trung Quốc luôn coi nhau là đối thủ tiềm ẩn, khi cần có thể sẵn sàng 'rút kiếm' giao chiến.
Không phải là chuyến thăm chính thức cấp nhà nước, nhưng cuộc gặp giữa Chủ tịch Trung Quốc (TQ) Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Barack Obama cuối tuần qua trở thành tâm điểm của giới truyền thông toàn cầu.
Mỹ và Trung Quốc vừa ký kết một thỏa thuận, theo đó nhà chức trách Mỹ có thể tiếp cận với tài liệu của các công ty kiểm toán tại Trung Quốc. Thỏa thuận này sẽ cho phép các nhà chức trách Mỹ điều tra các công ty kiểm toán của doanh nghiệp Trung Quốc niêm yết tại Mỹ trong trường hợp các doanh nghiệp này bị tình nghi có các hành vi gian lận kế toán.
Việc tính toán số lượng tỷ phú trên thế giới, hay thậm chí chỉ ở một quốc gia nào đó, thực chất một trò chơi đoán số. Tuy nhiên, “trò chơi” này rất hấp dẫn và đang trở nên ngày càng phổ biến.
Trong bối cảnh Hy Lạp đã được coi như vỡ nợ, Nhật Bản tăng trưởng âm, Mỹ liên tục bơm tiền mà chưa gặt hái thành công, sự bứt phá của Đông Á được xem như cứu cánh cho kinh tế toàn cầu.
Tình trạng bất bình đẳng thu nhập tại Mỹ đã lên mức cao nhất kể từ sau Đại suy thoái, và cuộc khủng hoảng hiện nay cũng không có ảnh hưởng gì nhiều giúp thay đổi xu hướng này, với 1% những người thu nhập cao nhất đóng góp hơn 93% tổng tăng thu nhập trong tròn 1 năm phục hồi kinh tế.
Một “cơn bão toàn diện” gồm những khó khăn tài chính tại Mỹ, kinh tế Trung Quốc, nợ công châu Âu, kinh tế Nhật Bản, có thể sẽ đồng loạt đổ bộ và tác động nhiều chiều vào kinh tế toàn cầu trong năm 2013.
Tỷ lệ thất nghiệp gia tăng ở Mỹ đã đổ thêm dầu vào lửa cho cuộc tranh cãi gay gắt trong xã hội nước này về sự phục hồi chậm chạp của nền kinh tế và về các biện pháp kích thích tăng trưởng.
Báo cáo mới nhất mà Phòng nghiên cứu quản lý tài sản của Ngân hàng Thụy Sỹ UBS cho rằng, mặt dù trong phạm vi toàn cầu hiện nay, chỉ có vật giá tại các nền kinh tế mới nổi mới leo thang, nhưng từ năm 2013 trở đi, mối đe dọa lạm phát toàn cầu có thể sẽ quay trở lại, nguyên nhân chính là do trong thời kỳ khủng hoảng tài chính, các ngân hàng trung ương đã tăng lượng cung ứng tiền tệ.
Ngân hàng Thế giới (WB) cảnh báo, các nền kinh tế mới nổi đang đối mặt với nguy cơ tăng trưởng nóng, trong khi Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cho rằng, sự phục hồi hiện nay của kinh tế nước này là u ám.
Cơn khát tậu nhà để cưới vợ của các đấng mày râu Trung Quốc đang ảnh hưởng nghiêm trọng tới đà phục hồi của nền kinh tế thế giới, tờ The World của Tây Ban Nha nhận định.
Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) đã khẳng định giảm lượng khí thải CO2 trong sản xuất điện là thách thức chủ chốt phải vượt qua để đáp ứng mục tiêu chống biến đổi khí hậu, theo đó không để nhiệt độ Trái Đất tăng quá 2 độ C vào năm 2035.
Giáo sư Robert Sutter của Đại học George Washington (Mỹ), một chuyên gia về quan hệ quốc tế, mới đây đã có bài viết phân tích sự ngang ngược của Trung Quốc cũng như những điểm yếu của Bắc Kinh mà Mỹ có thể tấn công vào.
Trong chuyến làm việc tại Trung Quốc cuối tuần trước, cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã chỉ trích cách hành xử của Trung Quốc với các nước láng giềng, đặc biệt trong các tranh chấp lãnh thổ ở khu vực biển Đông.
Vụ bê bối thực phẩm mới nhất ở Trung Quốc đang lan rộng nhanh chóng. “Nạn nhân” mới nhất trong vụ này có thêm chuỗi nhà hàng cà phê Starbucks và chuỗi cửa hiệu đồ ăn nhanh BurgerKing.
Trong khi nhiều nước châu Á khác đang khá chật vật để níu kéo các dòng vốn FDI thì Indonesia lại nổi lên như một điểm đến ưa thích của các nhà đầu tư nước ngoài.
Các tập đoàn và tỷ phú trong lĩnh vực năng lượng, tài chính, ngân hàng đều nằm trong danh sách đen khi Mỹ chuẩn bị kế hoạch trừng phạt mới với Nga, sau thảm kịch MH17 rơi ở Ukraine.
Ngày 24-7, các quan chức Nga đồng loạt lên tiếng trấn an dư luận sau khi một cố vấn thân cận của Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo đất nước đang đối mặt với nguy cơ cô lập về kinh tế.
Giới chuyên gia Trung Quốc nhận định dù Bắc Kinh đã rót hàng tỉ USD đầu tư vào châu Phi nhưng “con đường cái quan” sẽ không thông thoáng như Bắc Kinh kỳ vọng.