Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tìm kiếm “đột phá”

Thế là thời điểm diễn ra Hội nghị thượng đỉnh bàn về các biện pháp chống khủng hoảng tài chính toàn cầu đã được ấn định vào ngày 15/11/2008 tại Washington , D.C (Mỹ).

Thành phần tham dự gồm lãnh đạo G 20, tức là 7 nước công nghiệp phát triển G7 (Mỹ, Anh, Pháp, Canada, Italia, Đức, Nhật Bản) cùng 13 nền kinh tế vào loại lớn khác gồm Trung Quốc, Nga, Argentina, Australia, Brazil, Ấn Độ, Indonesia, Mexico, Saudi Arabia, Nam Phi, Hàn Quốc, Ai Cập và Thổ Nhĩ Kỳ.

Tổng thư ký Liên hiệp quốc Ban Ki-moon cùng lãnh đạo Quỹ Tiền tệ thế giới (IMF), Ngân hàng thế giới (WB) cũng sẽ tham dự Hội nghị này. Dư luận chung cho rằng, có nhiều kỳ vọng vào những nỗ lực, giải pháp sẽ được bàn thảo và đưa ra tại đây nhằm giải quyết và ngăn chặn cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đang có nguy cơ lan rộng, song rất khó xảy ra bước “đột phá” tức thì.

Ngay sau khi Tổng thống Mỹ George W. Bush, đại diện nước chủ nhà thông báo cụ thể về sự kiện trên, mọi phản ứng từ các phía đều khá hững hờ, không hề vồ vập. Trong tuần qua, thị trường chứng khoán Mỹ lại chứng kiến nhiều phen sóng gió khi có tới 2 phiên liên tục mất điểm nặng, đặc biệt là tại phiên giao dịch ngày 22/10, chỉ số Dow Jones mất tới 514,45 điểm (tương đương 5,69%) xuống còn 8.519,21 điểm, cuối tuần có vớt vát cũng chỉ tăng lại hơn 2%.

Ngày 23/10, ông Alan Greenspan, nguyên Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) liên tục trong hơn 18 năm, đã phải ra điều trần trước Ủy ban Giám sát của Thượng viện Mỹ khi có nhiều ý kliến cho rằng, cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay xảy ra có nguồn gốc từ chính sách do chính ông này đề ra và thực thi. Vị cựu Chủ tịch FED đã 82 tuổi này nhận định rằng, cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế mà nước Mỹ đang trải qua không phải do lỗi của ông, nhưng thừa nhận ông cũng phạm sai lầm và điều này khiến ông “bị sốc nặng vì mất niềm tin”.

Ông gọi cuộc khủng hoảng hiện nay là cơn sóng thần tín dụng chỉ xảy ra một lần trong một thế kỷ (nguyên văn tiếng Anh: once-in-a-century credit tsunami) và không dễ gì cứu vãn ngay được. “Điều tất yếu không thể tránh khỏi là hiện tượng sa thải nhân công và nạn thất nghiệp tràn lan”, ông Alan Greenspan nói. Vào cuối tuần qua, Tập đoàn sản xuất ô tô lớn nhất thế giới General Motors (Mỹ) đã thông báo cắt giảm 5.000 việc làm, Goldman Sachs cho 3.200 nhân viên nghỉ việc, Hãng Xerox giảm 3.000 lao động...

Tại phiên giao dịch ngày 24/10/2006, chỉ số chứng khoán của nhiều thị trường chứng khoán ở châu Á tiếp tục đi xuống. Cụ thể, Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc đã giảm tới 84,88 điểm (tương đương 7,48%, xuống còn 1.049,71 điểm, mức thấp nhất kể từ ngày 12/7/2005. Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản cũng giảm hơn 7% xuống mức 7.847 điểm, mức thấp nhất trong hơn 5 năm qua. Chỉ số Hang Seng của Thị trường chứng khoán Hồng Kông cũng giảm tới 4,6% xuống còn 13.125 điểm. Thêm vào đó, đồng USD cũng bị mất giá khá nặng so với đồng Yên Nhật vào vào cuối ngày 24/10, 1 USD chỉ đổi được 95,32 yên, mức thấp nhất kể từ tháng 8/1995.

Tuy nhiên, nhiều lãnh đạo sẽ tham dự Hội nghị cũng chuẩn bị một số sáng kiến mới. IMF đự kiến sẽ đưa ra 3 ưu tiên tại Hội nghị:

Thứ nhất, đảm bảo các hoạt động của hệ thống tài chính vận hành bình thường nhờ vào sự đầu tư thêm tiền để cải thiện tính thanh khoản của hệ thống ngân hàng thưưong mại và giám sát chất lượng tài sản.

Thứ hai, kìm hãm tốc độ tăng lạm phát.

Thứ ba, bảo vệ các đối tượng có thu nhập thấp vốn dễ bị tổn thương nhất do hậu quả kinh tế suy thoái.

Pháp vừa công bố kế hoạch thành lập Quỹ Quản lý và đầu tư vốn nhà nước (dạng như Temasek của Singapore) để có thể dễ dàng thay Nhà nước trực tiếp can thiệp vào việc cứu giúp doanh nghiệp lâm nạn. Vốn ban đầu của quỹ này ước đạt 200 tỷ euro (256 tỷ USD).

Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy yêu cầu sửa đổi lại vai trò và chức năng của IMF, Thủ tướng Anh Gordon Brown lại đề nghị có cơ chế kiểm soát xuyên biên giới đối với các ngân hàng lớn... Xem ra, tính đến thời điểm này, chưa có sáng kiến mang tính đột phá thu hút đuợc sự quan tâm của dư luận.

( Cổng thông tin kinh tế )

  • 10 siêu đại gia Nga trong danh sách đen sẽ bị Mỹ trừng phạt?
  • Liên minh 04 nước đối phó Trung Quốc ở châu Á-TBD?
  • Mỹ - Trung: Đối thủ tiềm ẩn, sẵn sàng 'rút kiếm'
  • Mỹ- Trung và quan hệ 'nước lớn kiểu mới'
  • Trung Quốc chịu “mở cửa” kiểm toán cho Mỹ
  • Thế giới thực sự có bao nhiêu tỷ phú?
  • Kinh tế thế giới bớt u ám nhờ Đông Á
  • Obama và trò chơi 'hai mặt của đồng tiền'
  • Đôi điều về khủng hoảng lương thực thế giới
  • Goldman Sachs hạ mức dự đoán tăng trưởng kinh tế Ấn Độ
  • Kinh tế Trung Quốc dự kiến tăng trưởng 8-9% năm 2009
  • Australia - quốc gia “nguy hiểm” nhất thế giới?
  • Tăng trưởng kinh tế của Inđônêxia năm 2009 có thể thấp hơn dự báo
  • Pháp hạ dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2009, 2010
  • Anh: Ngành công nghiệp chế tạo đối mặt với nguy cơ tụt hậu
  • EU: Năm 2009, kinh tế khu vực tăng trưởng âm?