Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Toàn cầu hóa và tương lai các nền kinh tế mới nổi

Với các chính trị gia, toàn cầu hóa đã vướng vào rắc rối nghiêm trọng. Các câu hỏi được từ vai trò của toàn cầu hóa trong cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới và góp phần làm suy biến môi trường và bất bình đẳng thu nhập gia tăng.

Toàn cầu hóa và những thách thức từ suy thoái kinh tế

Với các chính trị gia, toàn cầu hóa đã vướng vào rắc rối nghiêm trọng và các câu hỏi được đưa ra về mọi thứ từ vai trò của toàn cầu hóa trong cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đến sự góp phần chắc chắn của nó tới sự suy biến môi trường và bất bình đẳng thu nhập gia tăng.

Nhưng với người làm kinh doanh, các động lực thúc đẩy toàn cầu hóa đang mạnh hơn bao giờ hết với việc đưa ra các quyết định hàng ngày của các quốc gia và các công ty làm tăng cường mối quan hệ ràng buộc phụ thuộc lẫn nhau về thương mại và tài chính.

Theo Viện Tài chính Quốc tế, thương mại thế giới năm nay đã hồi phục lại tới mức kỷ lục của sự phát triển bùng nổ trước khủng hoảng. Đầu tư từ các nước phát triển vào các nền kinh tế mới nổi đạt trên 1.000 tỷ USD một năm - thấp hơn so với mức kỷ lục 1.200 tỷ USD năm 2007 nhưng cao hơn bất kỳ một năm nào trước đó.

Tương lai của các nền kinh tế mới nổi và ảnh hưởng của các nền kinh tế này với phần còn lại của thế giới là tâm điểm của cuộc họp thường niên của Diễn đàn kinh tế thế giới ("Mùa hè Davos") bắt đầu vào ngày 14/9 tại Đại Liên, Trung Quốc.

Tương lai của các nền kinh tế mới nổi và ảnh hưởng của các nền kinh tế này với phần còn lại của thế giới là tâm điểm của cuộc họp thường niên của Diễn đàn kinh tế thế giới tại Đại Liên, Trung Quốc.

Maarten-Jan Bakkum, nhà chiến lược thị trường mới nổi toàn cầu tại công ty Quản lý đầu tư ING đặt tại Hà Lan cho rằng,"Nếu nhìn vào các con số, toàn cầu hóa vẫn rất thú vị nhưng ở ngoài cuộc, một số chính trị gia muốn đẩy lùi việc đó. Mặc dù không thể làm vậy nhưng vẫn có đủ sự bảo hộ để can thiệp vào thương mại và đầu tư toàn cầu. Nhưng toàn cầu hóa vẫn có thể xảy ra."

Nhiều chính phủ tại các nước phát triển đối mặt với những khó khăn to lớn trong việc đưa nước mình thoát khỏi vũng lầy kinh tế. Những thách thức này đã gây ra cuộc tranh luận về những năm trước khủng hoảng gồm cả toàn cầu hóa và tác động của nó tới người nghèo, những người phải chứng kiến công việc của họ mất vào tay các nước mới nổi trong khi đó người giàu lại giàu hơn.

Jeffrey Sachs, nhà kinh tế học Mỹ thì nhận định, "Toàn cầu hóa đã làm nảy sinh những thách thức điều chỉnh nghiêm trọng với thế giới thu nhập cao và hầu hết các quốc gia có thu nhập cao, đặc biệt là Mỹ, đều thất bại trong việc giải quyết những thách thức đó".

Nhưng bất chấp điều đó, hầu hết các nhà phê bình toàn cầu hóa đều đang xem xét sự cải cách chứ không phải sự đổi mới. Như Sachs cũng viết, "Tôi không kêu gọi sự đảo ngược toàn cầu hóa hay tuyên bố rằng nó là một sự thất bại... Thay vào đó, tôi đang kêu gọi việc quản lý phù hợp toàn cầu hóa."

Hầu hết các nước mới nổi đều không mấy thoải mái với những khó khăn kinh tế của Mỹ và châu Âu và sự trì trệ của Nhật Bản. Các nước đang phát triển bị ảnh hưởng nặng bởi suy thoái kinh tế năm 2008-09 và có thể bị ảnh hưởng nặng lần nữa nếu kinh tế các nước phát triển co lại lần nữa.

Nhưng các nhà hoạch định chính sách thị trường mới nổi nhận thấy rằng nền kinh tế của họ hầu như đang ở hình thái tốt hơn nhiều so với nền kinh tế của các nước phát triển - thường là do tái cơ cấu rộng lớn như tại Đông Âu sau những năm 1989-91 và tại phần lớn châu Á sau năm 1998.

Ít người băn khoăn tại sao các nước này tự hào về sự thịnh vượng và sức chi tiêu ngày càng tăng - và không thể cưỡng lại một chút cảm giác sung sướng trên đau khổ của người khác. Khi truyền hình nước Nga phát sóng một bộ phim tài liệu hư cấu có tên Sự kết thúc của đại kỷ nguyên đô la vào mùa hè vừa qua, hàng nghìn người nghĩ rằng điều đó là sực thực và đổ xô đi bán đô la.

Tương lai trước mắt của cuộc tranh luận toàn cầu hóa phụ thuộc nhiều vào nền kinh tế của các nước giàu. Nhu cầu lớn nhất với việc hãm phanh toàn cầu hóa - dưới hình thức bảo hộ chuyển sang bảo vệ cho ngành công nghiệp chế tạo ô tô và các ngành công nghiệp khác - xuất hiện trong vực thẳm suy thoái năm 2009. Một sự thắt chặt khác tại Mỹ và/hoặc châu Âu cũng có thể dẫn đến những lời kêu gọi tương tự.

Triển vọng kinh tế đã trở nên xấu đi rất nhiều kể từ đầu mùa hè với những dự báo tăng trưởng giảm tại Mỹ và châu Âu và những lo lắng theo cấp số nhân về khoản nợ của Mỹ và sự hỗn loạn tài chính khu vực tại châu Âu.

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế tuần trước đã trở thành tổ chức mới nhất xem xét lại triển vọng kinh tế và dự đoán một cuộc suy thoái thứ hai tại các nước giàu với khả năng 50:50 về sự co lại của nền kinh tế trong ba tháng cuối năm 2011.

Tháng này, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) được dự đoán là sẽ giảm các dự đoán tăng trưởng thường niên năm 2011 hiện tại 2,2% với các nước phát triển và 6,6% với các thị trường mới nổi.

Cũng khiến cho các nhà hoạch định chính sách toát mồ hôi, khả năng suy thoái tại nền kinh tế các quốc gia phát triển sẽ khiến cho cuộc sống khó khăn với nhiều công ty như việc bán hạ giá mạnh trên thị trường tài chính toàn cầu mùa hè này đã báo hiệu.

Toàn cầu hóa đã làm nảy sinh những thách thức điều chỉnh nghiêm trọng với thế giới thu nhập cao và hầu hết các quốc gia có thu nhập cao, đặc biệt là Mỹ, đều thất bại trong việc giải quyết những thách thức đó.

Trong số những người đầu tiên cảm nhận thấy rắc rối là các nhà sản xuất ô tô bởi vì người tiêu dùng có thể dễ dàng trì hoãn mua hàng. Volvo, nhà sản xuất ô tô Thụy Điển thuộc sở hữu của Geely Trung Quốc, tháng trước đã cảnh báo rằng "môi trường kinh tế bất ổn" rất có thể gây ra biến động lớn hơn với niềm tin của người tiêu dùng, tỷ giá ngoại hối và giá vật liệu thô và tác động tới lợi nhuận của công ty.

Thách thức từ tốc độ tăng trưởng

Nhưng khoảng cách lớn giữa tốc độ tăng trưởng tại các thị trường mới nổi và thị trường phát triển khiến cho tác động của suy thoái sẽ không đồng đều như năm 2009.

Các công ty đa quốc gia có trụ sở tại Mỹ, châu Âu và Nhật Bản đang chống lại suy thoái hoặc gần suy thoái trong nước sẽ phải vật lộn cạnh tranh với các đối thủ thị trường mới nổi từ các nền kinh tế được dự đoán là phát triển nhanh hơn rất nhiều.

Hans-Paul Burkner, chủ tịch và giám đốc điều hành của Tập đoàn Tư vấn Boston cho biết: "Có một mối nguy hiểm thật sự với những công ty tại các thị trường phát triển khi xét trên khía cạnh tăng trưởng 3,4 hoặc 5 % thì trong 10 năm tới các công ty này sẽ bị gạt ra ngoài lề bởi các công ty từ các thị trường mới nổi."

Những công ty đa quốc gia từ các nước phát triển thành công đã đang phải vật lộn với những thách thức này trong một thập kỷ - và một số đã thành công bằng việc dành ưu tiên cho các nền kinh tế mới nổi và đảm bảo rằng họ phản ứng nhanh nhạy và trực tiếp với những thay đổi tại các thị trường phát triển nhanh chóng này.

Ví dụ, Diageo, tập đoàn đồ  uống tại Anh, tháng trước đã tăng mục tiêu tăng trưởng trung hạn của mình do tình trạng yếu kém tại châu Âu đã được bù đắp bằng việc tăng doanh thu tại các thị trường mới nổi. Báo cáo kết quả tính tới tháng Sáu năm nay của Diageo cho thấy doanh thu của loại rượu Johnnie Walker tăng 20% tại Brazil.

Philips, nhà sản xuất thiết bị điện tử Hà Lan đang thúc đẩy đầu tư vào lĩnh vực y tế tại Indonesia và các nền kinh tế châu Á mới nổi khác - đang tiêu tiền bất chấp hiệu quả kinh doanh chậm chạp trong cả năm nay.

Các công ty thuộc thị trường mới nổi cũng phải đối mặt với những thách thức, cụ thể là khi họ hướng từ trong nước ra các nước phát triển. Họ có thể hưởng lợi từ tăng trưởng nhanh trong nước và thường là nguồn tài chính dễ tiếp cận nhưng có thể thiếu kỹ năng quản lý.

Ông Brurker cho rằng, "Có thể sẽ không dễ dàng cho các công ty từ các thị trường mới nổi khi đến thị trường châu Âu, Bắc Mỹ hoặc Nhật Bản. Rất khó điều chỉnh khi xuất phát từ một thị trường tăng trưởng 30 hoặc 40% một năm."

Các thương vụ toàn cầu hóa doanh nghiệp

Toàn cầu hóa doanh nghiệp được nhấn mạnh bởi các thương vụ lớn thu hút được sự chú ý và  những thương vụ kiểu như vậy không thiếu trong năm nay bất chất sự bất ổn của nền kinh tế. Ví dụ, Nestlé, tập đoàn thực phẩm Thụy Sỹ, đã đồng ý trả 1,7 tỷ USD để kiểm soát công ty sản xuất kẹo Hsu Fu Chi Trung Quốc vào mùa hè năm nay.
Các thương vụ diễn ra cả hai chiều, khi các công ty thị trường mới nổi mua các doanh nghiệp cả tại các nước giàu và tại các thị trường mới nổi khác với sự dẫn đầu của Trung Quốc: thương vụ nước ngoài lớn nhất Trung Quốc trong năm nay là vụ tập đoàn dầu khí quốc gia Cnooc trả 2,1 tỷ USD cho nhà sản xuất cát dầu Opti của Canada.

Rupert Hume-Kendall, chủ tịch thị trường tài chính toàn cầu tại ngân hàng đầu tư Mỹ - Merrill Lynch cho biết các công ty từ các thị trường mới nổi chắc chắc nhìn thấy các cơ hội trong sự suy giảm có thể xảy ra của các nước phát triển. Ông nói: "Chắc chắn chúng ta sẽ thấy sự gia tăng các vụ M&A liên quan nhóm các nước công nghiệp BRIC (Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc) khi họ bắt đầu tận dụng lợi thế của sự mất giá đồng tiền tại các thị trường phương Tây".

Nhóm thị trường mới nổi đang tăng sự hiện diện của mình trong bảng xếp hạng các công ty lớn nhất thế giới. Trong danh sách các tập đoàn hàng đầu về vốn của tờ Financial Times công bố vào tháng Sáu năm 2011, Trung Quốc đứng ở vị trí thứ 4 sau Mỹ, Anh và Nhật Bản với 27 công ty. Nếu kể đến 18 công ty tại Hong Kong thì Trung Quốc sẽ đứng ở vị trí thứ 2. Ngược trở lại năm 2007 trước khủng hoảng, Trung Quốc đứng ở vị trí thứ 8 với 8 công ty thuộc top 500 (ngoài ra có 9 công ty từ Hong Kong).

Các công ty thị trường mới nổi khác cũng đang leo hạng. Ấn Độ có 14 tập đoàn trong danh sách top 500 của năm 2011 ( tăng từ 8 công ty vào năm 2007), Brazil 12 (7) và Nga 11 (9). Kích thước không nhất thiết có nghĩa là chất lượng bất kể là ở các nước phát triển hay các nước mới nổi. Nhưng nhóm các nước mới nổi đang thiết lập vai trò các nhà lãnh đạo thế giới cho bản thân mình trong các lĩnh vực nhất định. Chỉ 5 năm trước, các nhà sản xuất thiết bị viễn thông không dây toàn cầu hàng đầu đều phương Tây. Hiện nay, hai trong số năm nhà sản xuất hàng đầu là của Trung Quốc gồm Tập đoàn công nghệ Huawei và ZTE.

Bất kể điều gì xảy ra với kinh tế thế giới trong vài năm tiếp theo thì danh sách các công ty từ thị trường mới nổi chắc chắn sẽ dài hơn nữa.
----------------------------------------------
Tác giả: Tuyến Nguyễn (Theo FT) // Nguồn: VEF

  • 10 siêu đại gia Nga trong danh sách đen sẽ bị Mỹ trừng phạt?
  • Liên minh 04 nước đối phó Trung Quốc ở châu Á-TBD?
  • Mỹ - Trung: Đối thủ tiềm ẩn, sẵn sàng 'rút kiếm'
  • Mỹ- Trung và quan hệ 'nước lớn kiểu mới'
  • Trung Quốc chịu “mở cửa” kiểm toán cho Mỹ
  • Thế giới thực sự có bao nhiêu tỷ phú?
  • Kinh tế thế giới bớt u ám nhờ Đông Á
  • Obama và trò chơi 'hai mặt của đồng tiền'
  • Kinh tế thế giới và nguy cơ rơi vào hố đen
  • Công nghiệp thép thế giới đang lâm vào tình trạng rớt giá
  • Chiến tranh thương mại Trung-Mỹ có nguy cơ bùng phát
  • Kinh tế toàn cầu năm 2012 “không yên ả”?
  • Thị trường địa ốc “tỷ phú” chưa hề hạ nhiệt
  • IMF: ‘Kinh tế thế giới đang khủng hoảng lòng tin’
  • Cam kết của WB và IMF không là thuốc đặc trị
  • Chủ tịch FED: 'Mỹ cần học hỏi các nền kinh tế mới nổi'