Kịch bản nào cho các nền kinh tế châu Á - Thái Bình Dương trong năm 2012? Theo cách tính can chi, năm 2012 là năm Rồng, đánh dấu một năm chuyển giao, bất ổn và thay đổi. Các nền kinh tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương chắc chắn sẽ đối mặt với những biến động và “gió ngược chiều” đáng kể trong năm 2012.
Khu vực đồng Euro đã đi vào suy thoái vào cuối năm 2011, trong khi cơ hội để kinh tế Mỹ phục hồi, mặc dù cũng có những tín hiệu đáng khích lệ trong những tháng gần đây, nhưng tốt nhất có lẽ chỉ ở mức vừa phải. Thế giới năm 2012 cũng sẽ “nóng” về chính trị, với các cuộc bầu cử Tổng thống ở Mỹ, Pháp, chuyển giao thế hệ lãnh đạo ở Trung Quốc.
Dù vậy, bất chấp những biến động kinh tế và chính trị mà nền kinh tế toàn cầu đang phải đối mặt, khu vực châu Á - Thái Bình Dương được dự báo tiếp tục là khu vực tăng trưởng nhanh nhất của kinh tế thế giới trong năm 2012, với tốc độ tăng trưởng là 5,3% so với 4,5% trong năm 2011.
Sự tăng trưởng nhu cầu ở thị trường Trung Quốc đối với hàng hóa nhập khẩu từ các nước còn lại trong khu vực châu Á sẽ giúp cân bằng tác động của sự suy giảm nhu cầu ở các nước khu vực đồng Euro, vốn đang trải qua suy thoái. Có ba nhân tố chủ chốt làm nên sự dẻo dai trong tăng trưởng kinh tế của khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Thứ nhất, kinh tế Mỹ tiếp tục đà phục hồi trong năm 2012.
Thứ hai, Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, có thể sẽ “hạ cánh mềm” trong năm 2012, với tốc độ tăng trưởng giảm nhẹ, còn 7,8% chứ không bị suy giảm nặng nề như nhiều người lo sợ. Nhu cầu của thị trường nội địa sẽ là nhân tố củng cố cơ hội tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc, với các số liệu mới nhất cho thấy, doanh số bán lẻ tháng 11/2011 tăng 17,3% so với cùng kỳ năm trước. Chính phủ Trung Quốc cũng bắt đầu một chương trình xây dựng 36 triệu đơn vị nhà ở cho những gia đình có thu nhập thấp, trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2015. Ngay trong năm 2011, 10 triệu đơn vị nhà ở đầu tiên đã bắt đầu được xây dựng.
Thứ ba, kinh tế Nhật Bản được trông đợi sẽ phục hồi nhẹ vào năm 2012, do sản xuất công nghiệp sẽ trở lại bình thường, gói kích thích tài chính của nước này phát huy tác dụng, trong khi đó, quá trình tái thiết sau thảm họa bước vào giai đoạn tăng tốc.
Sản xuất công nghiệp của Nhật được dự đoán sẽ tăng 9,5% trong năm 2012, sau khi đã giảm 2,8% trong năm 2011. Sự phục hồi tăng trưởng của Nhật Bản là nhân tố quan trọng thứ ba, giúp giảm nhẹ tác động của sự suy thoái trong khu vực sử dụng đồng Euro.
Mặc dù các nền kinh tế châu Á - Thái Bình Dương có sự thích nghi tốt trong các hoàn cảnh khó khăn, nhưng các nền kinh tế dựa nhiều vào xuất khẩu ở Đông Á như Singapore, Malaysia và Hồng Kông được dự đoán sẽ giảm nhẹ tăng trưởng do nhu cầu yếu đi ở khu vực đồng Euro.
Cơ hội tăng trưởng của Ấn Độ cũng đang yếu đi, do tác động của 13 lần tăng lãi suất kể từ tháng 3/2010, khi ngân hàng trung ương nước này phải đối phó với áp lực lạm phát kéo dài. Tuy nhiên, ở những quốc gia khác trong khu vực, áp lực lạm phát đang giảm bớt. Trung Quốc, Malaysia, Indonesia và Việt Nam là những quốc gia đã chứng kiến lạm phát đi xuống trong những tháng gần đây.
Triển vọng trong năm 2012 đối với hầu hết các ngân hàng trung ương của các quốc gia châu Á mới nổi là theo đuổi các chính sách tiền tệ hỗ trợ nền kinh tế nhiều hơn, dù vẫn phải thận trọng, trong bối cảnh áp lực lạm phát đã yếu đi. Điều này sẽ hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Nguy cơ lớn nhất đối với triển vọng kinh tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương đến từ khu vực đồng Euro. Nếu như nỗ lực bình ổn kinh tế của các chính phủ khu vực đồng Euro thất bại thì khu vực này có thể bước vào khủng hoảng kinh tế ngày càng leo thang.
Bất cứ một biến động nào như thế cũng có nguy cơ làm bùng phát suy thoái trên phạm vi toàn cầu. Các cú sốc trầm trọng sẽ lan đến châu Á khi thương mại giảm sút, tín dụng toàn cầu bị thắt chặt và dòng vốn rút khỏi các thị trường mới nổi để tránh rủi ro.
Nguy cơ thứ hai là trường hợp kinh tế Trung Quốc không thể “hạ cánh mềm”, và tốc độ tăng trưởng giảm sâu hơn, xuống dưới mức 5%.
Trong khi kịch bản này có khả năng không cao, thì tình trạng mất cân đối và dễ bị tổn thương của kinh tế Trung Quốc đã tăng lên trong hai năm qua. Yếu tố gây tổn thương chủ yếu đối với kinh tế Trung Quốc là tăng trưởng tín dụng của ngân hàng đến 50% trong hai năm 2009 - 2010, cùng với mức tăng trưởng đó là sự gia tăng nhanh chóng các khoản vay mượn của chính quyền địa phương, dẫn đến hậu quả là các khoản nợ phi kinh doanh trung hạn của khu vực ngân hàng Trung Quốc đã gia tăng đáng kể.
Chính vì vậy, mặc dù triển vọng kinh tế của khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong năm 2012 là vẫn duy trì khả năng ứng phó trong khó khăn, nhưng năm con Rồng sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ và biến số.
Các tập đoàn và tỷ phú trong lĩnh vực năng lượng, tài chính, ngân hàng đều nằm trong danh sách đen khi Mỹ chuẩn bị kế hoạch trừng phạt mới với Nga, sau thảm kịch MH17 rơi ở Ukraine.
Australia và Ấn Độ đang thắt chặt quan hệ quân sự và làm sống lại ý niệm về một liên minh gồm bốn nền dân chủ (cùng Nhật và Mỹ) đối phó với những quan ngại ngày càng lớn từ phía TQ.
Tờ Diplomat của Nhật Bản vừa có bài bình luận về mối quan hệ Trung Quốc – Mỹ với tựa đề 'Quan hệ Trung – Mỹ không thể tin nhau', cho rằng Mỹ, Trung Quốc luôn coi nhau là đối thủ tiềm ẩn, khi cần có thể sẵn sàng 'rút kiếm' giao chiến.
Không phải là chuyến thăm chính thức cấp nhà nước, nhưng cuộc gặp giữa Chủ tịch Trung Quốc (TQ) Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Barack Obama cuối tuần qua trở thành tâm điểm của giới truyền thông toàn cầu.
Mỹ và Trung Quốc vừa ký kết một thỏa thuận, theo đó nhà chức trách Mỹ có thể tiếp cận với tài liệu của các công ty kiểm toán tại Trung Quốc. Thỏa thuận này sẽ cho phép các nhà chức trách Mỹ điều tra các công ty kiểm toán của doanh nghiệp Trung Quốc niêm yết tại Mỹ trong trường hợp các doanh nghiệp này bị tình nghi có các hành vi gian lận kế toán.
Việc tính toán số lượng tỷ phú trên thế giới, hay thậm chí chỉ ở một quốc gia nào đó, thực chất một trò chơi đoán số. Tuy nhiên, “trò chơi” này rất hấp dẫn và đang trở nên ngày càng phổ biến.
Trong bối cảnh Hy Lạp đã được coi như vỡ nợ, Nhật Bản tăng trưởng âm, Mỹ liên tục bơm tiền mà chưa gặt hái thành công, sự bứt phá của Đông Á được xem như cứu cánh cho kinh tế toàn cầu.
Tình trạng bất bình đẳng thu nhập tại Mỹ đã lên mức cao nhất kể từ sau Đại suy thoái, và cuộc khủng hoảng hiện nay cũng không có ảnh hưởng gì nhiều giúp thay đổi xu hướng này, với 1% những người thu nhập cao nhất đóng góp hơn 93% tổng tăng thu nhập trong tròn 1 năm phục hồi kinh tế.
Những cuộc phản đối bầu cử ở Nga, Lật đổ ở Syria, và cuộc chiến đồng Euro trong cuộc khủng hoảng nợ công tiếp tục gia tăng...là những sự kiện đang chờ hồi kết trong năm 2012
Những nhận định, phát ngôn về các sự kiện lớn như cái chết của trùm khủng bố Osama Bin Laden, đại tá Muammar Gaddafi hay cuộc cách mạng Mùa xuân A rập, thảm họa kép động đất, sóng thần tại Nhật Bản... làm nên bức tranh toàn cảnh thế giới năm 2011.
Việc quốc tế ban hành lệnh trừng phạt chống Iran có thể sẽ làm tăng giá dầu thô. Les Echos cho rằng, nếu lệnh trừng phạt được thực hiện, giá dầu thô sẽ tăng thêm từ 20-25 USD/thùng và đây có thể sẽ còn trở thành cơn ác mộng cho cả thế giới nếu Iran đóng cửa eo biển Hormuz để đối phó với lệnh cấm vận.
Những thay đổi trong năm 2011 đã là lịch sử. Sau một năm xảy ra loạt sự kiện chấn động như Ảrập Thức tỉnh, khủng hoảng châu Âu, thảm hoạ hạt nhân Nhật Bản, tiêu diệt trùm khủng bố Bin Laden, và phản ứng bất ngờ của người dân Nga về cuộc bầu cử quốc hội... thì không thể không có những câu hỏi đặt ra dành cho năm mới 2012.
Hai năm sau cuộc khủng hoảng nợ châu Âu nổ ra tại nước Hy Lạp nhỏ bé, điều không thể tưởng tượng đã xảy ra: các nhà đầu tư tháo chạy khỏi thị trường trái phiếu chính phủ của Italy - một trong những nền kinh tế lớn nhất thế giới. Nếu tình trạng bán tống bán tháo này không được chấm dứt, Italy sẽ sụp đổ và kéo theo nó là sự sụp đổ của đồng tiền chung châu Âu.
Một sự tăng trưởng nhanh về tín dụng , đa phần không thông qua kênh ngân hàng chính thống mà chủ yếu bằng con đường “ tín dụng đen” không ai kiểm soát nên không nằm dưới sự giám sát cũng như chẳng được bảo lãnh bởi chính phủ. Và giờ đây thì bong bóng đang nổ tung nên có đủ mọi lý do thực sự để lo ngại về một cuộc khủng hoảng kinh tế và tài chính.
Nếu thế kỷ 19 là của Châu Âu, thế kỷ 20 là của Mỹ và Châu Âu thì thế kỷ 21 sẽ là của Châu Á. Một trật tự kinh tế đa cực sẽ xuất hiện, trong đó Bắc Đại Tây Dương sẽ giảm sút và Châu Á-Thái Bình Dương trỗi dậy mạnh mẽ.
Giáo sư Robert Sutter của Đại học George Washington (Mỹ), một chuyên gia về quan hệ quốc tế, mới đây đã có bài viết phân tích sự ngang ngược của Trung Quốc cũng như những điểm yếu của Bắc Kinh mà Mỹ có thể tấn công vào.
Trong chuyến làm việc tại Trung Quốc cuối tuần trước, cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã chỉ trích cách hành xử của Trung Quốc với các nước láng giềng, đặc biệt trong các tranh chấp lãnh thổ ở khu vực biển Đông.
Vụ bê bối thực phẩm mới nhất ở Trung Quốc đang lan rộng nhanh chóng. “Nạn nhân” mới nhất trong vụ này có thêm chuỗi nhà hàng cà phê Starbucks và chuỗi cửa hiệu đồ ăn nhanh BurgerKing.
Trong khi nhiều nước châu Á khác đang khá chật vật để níu kéo các dòng vốn FDI thì Indonesia lại nổi lên như một điểm đến ưa thích của các nhà đầu tư nước ngoài.
Các tập đoàn và tỷ phú trong lĩnh vực năng lượng, tài chính, ngân hàng đều nằm trong danh sách đen khi Mỹ chuẩn bị kế hoạch trừng phạt mới với Nga, sau thảm kịch MH17 rơi ở Ukraine.
Ngày 24-7, các quan chức Nga đồng loạt lên tiếng trấn an dư luận sau khi một cố vấn thân cận của Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo đất nước đang đối mặt với nguy cơ cô lập về kinh tế.
Giới chuyên gia Trung Quốc nhận định dù Bắc Kinh đã rót hàng tỉ USD đầu tư vào châu Phi nhưng “con đường cái quan” sẽ không thông thoáng như Bắc Kinh kỳ vọng.