Đối với các nhà kinh tế, việc Trung Quốc vượt qua Nhật Bản về tổng khối lượng kinh tế, trở thành nền kinh tế lớn thứ hai toàn cầu dường như chẳng hề có ý nghĩa gì.
Nếu dùng chỉ tiêu sức mua (một chỉ số quan trọng trong phương diện kinh tế) để đo, 10 năm trước đây, Trung Quốc đã vượt qua Nhật Bản, nhưng thời điểm chính xác mà GDP của Trung Quốc vượt qua Nhật Bản tính theo đồng USD, thì trên mức độ rất lớn có liên quan tới việc sửa đổi thống kê về tỷ giá và tính kỹ thuật.
Để nói rõ điều này, các nhà kinh tế sẽ nói với bạn rằng, nếu hiện giờ dùng nguyên liệu và sức lao động như nhau để xây dựng một căn nhà tương đồng tại hai nước Trung – Nhật, GDP sinh ra ở Nhật Bản sẽ bằng 3 lần Trung Quốc, bởi vì tất cả mọi thứ ở Nhật đều đắt hơn.
Nhưng đối với các học giả phi kinh tế, Trung Quốc leo lên vị trí số 2 kinh tế thế giới là một điều quan trọng (cho dù hiện tại chưa thực sự thành hiện thực, nhưng bây giờ cũng đã chắn sẽ trở thành sự thật), bởi vì điều này đại diện cho sự chuyển dịch thực lực kinh tế và chính trị toàn cầu.
Điều này cũng quan trọng đối với chính phủ Trung Quốc và việc họ làm thế nào để xử lý mối quan hệ với các khu vực khác trên thế giới, bởi vì thành công của Trung Quốc tương trưng trong bảng xếp hạng GDP, sẽ giúp nước này được quan tâm nhiều hơn.
“Trong thời gian dài, chính sách ngoại giao của Trung Quốc vẫn luôn ở trạng thái thấp, nhưng Trung Quốc hiện đang là nước xuất khẩu lớn nhất toàn cầu, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, và sẽ trở thành nước tiêu dùng năng lượng lớn thứ hai vào năm sau. Tất cả dấu mốc này đều đồng nghĩa, những nơi mà Trung Quốc có thể trốn ngày càng ít”, ông Arthur Kroeber, chủ tịch của Công ty tư vấn kinh tế Dragonomics cho biết.
Trung Quốc không ngừng lớn mạnh về kinh tế, chính trị và ảnh hưởng ngoại giao, đặc biệt là tại những khu vực cạnh tranh lợi ích với các nước phương Tây như châu Mỹ Latin và châu Phi.
Trung Quốc với kho dự trữ lớn nhất toàn cầu, đã bắt đầu thách thức vai trò tiền tệ dự trữ chủ yếu toàn cầu của đồng USD, đồng thời còn thúc đẩy các tổ chức quốc tế như Quỹ tiền tệ quốc tế IMF sắp xếp ghế công bằng hơn.
Tuy nhiên, tại Bắc Kinh, các quan chức vẫn kiên quyết cho rằng, Trung Quốc vẫn chỉ là một nước đang phát triển. GDP bình quân đầu người của Trung Quốc khoảng 3600 USD, chưa bằng 1/10 Nhật Bản hay Mỹ. Do đó, so với các quốc gia khác, chất lượng tăng trưởng của Trung Quốc khá thấp.
“Từ năm 2003 đến nay, tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc vẫn dựa vào hai trụ cột chính: xuất khẩu và bất động sản, mặc dù xuất khẩu mang lại nhiều lợi ích hiện đại hóa cho Trung Quốc, nhưng bất động sản lại gây ra không ít vấn đề nghiêm trọng”, một chuyên gia phân tích của Trung Quốc cho biết.
“Tăng trưởng của thị trường bất động sản với sự quản lý đất đai không tốt và dựa trên nền tảng đầu cơ bất động sản, do đó hậu quả là giá nhà tăng vọt và cuối cùng dẫn đến bong bóng nhà đất’.
Vì thế, suy cho cùng, nếu những vấn đề nêu trên không được giải quyết, chất lượng phát triển của nền kinh tế Trung Quốc sẽ bị ảnh hưởng nặng nề và Trung Quốc sẽ phải đối mặt với những khó khăn thực sự nghiêm trọng trong tương lai. Do vậy, tăng trưởng GDP nhanh chóng của Trung Quốc không có nghĩa lý gì khi sự mất cân bằng này vẫn còn tồn tại.
(Vitinfo)
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com