Tờ Guardian của Anh ngày 12-8 đã công bố thông tin liên quan đến bản báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) mang tên “Xu hướng toàn cầu về việc làm của thanh niên năm 2010”. Có đến 81 triệu thanh niên (chiếm 13 %) trong số 620 triệu thanh niên ở độ tuổi 15-24 phải chịu cảnh thất nghiệp. Đây là con số cao nhất từ trước đến nay, tăng 7,8 triệu so với năm 2007, thời điểm bùng phát khủng hoảng kinh tế - tài chính.
Theo dự báo của ILO, tỷ lệ thất nghiệp trong giới trẻ sẽ tiếp tục tăng, có thể đạt mức 13,1%, sau đó giảm nhẹ còn 12,7% trong năm 2011.
![]() |
Trung tâm giới thiệu việc làm tại Mỹ luôn tấp nập người tìm việc. |
Ngay sau khi báo cáo trên của ILO được công bố, nhiều nước cũng đã đưa ra thống kê tỷ lệ thanh niên thất nghiệp ở quốc gia mình.
Tại Anh, hiện có 724.000 người trong độ tuổi từ 18 - 24 không có việc làm, so với chỉ 30.000 ở giai đoạn giữa năm ngoái. Báo chí Anh gọi đây là thế hệ thanh niên mất mát và thiệt thòi. Tại Australia, tỷ lệ giới trẻ thất nghiệp từ 15 - 19 tuổi tăng từ 145.000 người trong tháng 6 lên 152.000 người tháng 7 vừa qua. Hiện con số 152.000 đang giữ kỷ lục là số thanh niên Australia thất nghiệp cao nhất từ tháng 7-2001 đến nay (tăng gần 20%).
Ngày 12-8, Viện Thống kê quốc gia Mỹ (ONS) cho biết, có đến 72.000 người từ 18 - 24 tuổi không tìm được bất cứ công việc nào, kể cả việc thời vụ, trong suốt 2 năm qua. Tỷ lệ đang thất nghiệp trong nhóm tuổi này là 17%.
Thất nghiệp không chỉ đe dọa những lao động lớn tuổi hoặc không có tay nghề mà còn khép luôn cả cánh cửa đối với những người trẻ đang khao khát cống hiến để khẳng định mình. Theo ILO, tại các quốc gia phát triển và một số nền kinh tế mới nổi, tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới đối với giới trẻ chủ yếu là ở vấn đề thất nghiệp, bất ổn xã hội kéo theo tâm lý chán nản kéo dài.
Theo AFP, ILO cũng ước tính rằng khoảng 152 triệu thanh niên, chiếm 28% tổng số lao động trẻ trên toàn thế giới, mặc dù có việc làm nhưng vẫn đang phải sống trong tình trạng nghèo đói. Mức thu nhập trung bình của họ dưới 1,25 USD/người/ngày.
ILO cho rằng thực tế này đang gây ra những hệ quả nghiêm trọng đối với thanh niên. Họ sẽ dần mất đi niềm tin có thể làm việc để tự kiếm sống một cách chính đáng. Vì thế, ILO đã đề xuất các chính phủ cần phải xem xét, điều chỉnh lại chiến lược nhằm giải quyết những vấn đề mà thanh niên gặp phải khi tham gia thị trường việc làm.
(Theo H.Nhi // SGGP Online)
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com