Kết cục của sự bùng nổ đã hiển hiện và các hậu quả mang tính domino của suy trầm kinh tế Trung Quốc sẽ lan ra khắp toàn cầu. Đối với các nhà đầu tư, đã đến lúc mường tượng về một thế giới xa hơn "câu chuyện Trung Hoa".
Cách thức mà kinh tế toàn cầu bắt đầu một thập kỷ vận động không hề cho ta biết nhiều về cách mà nó sẽ kết thúc. Năm 2000, mô hình kinh tế Anglo-Saxon đã thoái trào và cuộc cách mạng công nghệ đã quét qua địa cầu. Các quốc gia mới nổi chỉ đơn thuần là những buổi trình diễn nghiệp dư so với đại lễ hội Wall Street, họ chỉ thu hút được chưa đến 5% dòng vốn đổ vào thị trường chứng khoán toàn cầu. Một thập kỷ trước, điểm nóng chính là Nhật Bản, ngôi sao đã làm thay đổi sân khấu kinh tế toàn cầu những năm 80.
Trong chiến dịch vận động tranh cử Tổng thống Mỹ năm 1992, một ứng cử viên đã tổng kết như thế này: "Chiến tranh Lạnh đã kết thúc và Nhật Bản đã thắng". Ngày nay, Nhật Bản lại bị xem là thứ đã lỗi thời và tất cả các con mắt ngưỡng mộ đều nhìn về sự bùng nổ Trung Hoa, một thế lực quá mạnh mẽ đến nỗi nó nâng đỡ sự đi lên của nhiều nền kinh tế khác.
Các nước giàu tài nguyên như Brazil hay Australia đã có được vị thế kinh tế toàn cầu chủ yếu nhờ cung cấp quặng sắt, đồng và những thứ nguyên liệu khác cho các kỳ quan xây dựng tại Trung Quốc. Nhiều nhà đầu tư tên tuổi tin rằng sự bùng nổ Trung Hoa sẽ tiếp tục, nhờ chi tiêu đầu tư. Vốn đầu tư hiện chiếm tới 45% nền kinh tế Trung Quốc, tỷ lệ chưa từng có tiền lệ trong lịch sử, cả ở Trung Quốc lẫn ở các nền kinh tế khác. Nhưng Trung Quốc đã chỉ có thể duy trì tỷ lệ chi tiêu này trong nhiều năm liên tiếp chủ yếu nhờ vào việc công nghiệp hóa nền kinh tế nông thôn rộng lớn.
Vì vẫn còn nhiều nhân công để cung cấp cho các nhà máy mới tại những khu kinh tế mới mở, chính phủ nước này có thể sẽ tiếp tục đổ tiền vào các dự án đường cao tốc và nhà máy. Các chuyên gia phân tích đã dự báo rằng suy thoái kinh tế toàn cầu năm 2008 sẽ làm giảm nhu cầu nhập khẩu hàng hóa Trung Quốc và kéo nền kinh tế này đi chậm lại. Xuất khẩu của Trung Quốc đã giảm mạnh nhưng ban lãnh đạo Bắc Kinh đã phát động kế hoạch kích thích kinh tế rầm rộ, tập trung quanh việc chi tiêu nhiều hơn cho cơ sở hạ tầng, khiến đầu tư bùng nổ và giữ cho tăng trưởng kinh tế ở mức cao hơn mục tiêu thường niên 8% vốn được ca ngợi bấy lâu.
![]() |
Thế nhưng giờ đây ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy "kỳ quan" tăng trưởng kinh tế Trung Hoa đang bên bờ của sự suy trầm lớn, đẩy tỷ lệ tăng trưởng trung bình 10% của nhiều thập niên qua xuống còn 6-7% trong vài năm tới. Các cuộc đình công tai tiếng gần đây đã đưa đến những hoài nghi về mô hình Trung Quốc vốn được xây dựng trên nhân công và hàng xuất khẩu giá rẻ. Và tỷ lệ tăng chi tiêu cũng sắp giảm dần, do đã có quá nhiều đường cao tốc, đường sắt, cầu cảng mới trong khi giá đất đai và nhân công đã tăng mạnh.
Các mục tiêu chi của chính phủ trong các lĩnh vực này cũng đang giảm mạnh: Đại lục hiện đã có hơn 65.000 km đường cao tốc, nhiều thứ hai sau Mỹ - hơn 80.000 km. Sau khi xây dựng thêm hơn 6000 km vào năm 2008 và 8000 km vào năm 2007, Bộ Giao thông vận tải Trung Quốc đã có kế hoạch chỉ xây dựng 5000km đường cao tốc mới mỗi năm từ 2010 trở đi. Chi tiêu cho xây dựng đường sắt cũng có thể sẽ lên đỉnh điểm trong năm nay. Trong bối cảnh khủng hoảng tài chính, các ngân hàng cũng đang đối mặt với các hạn chế nghiêm ngặt hơn về tín dùng và các quy định dự trữ, điều sẽ khiến đầu tư chậm lại. Vì thế câu chuyện của thập niên tới nhiều khả năng sẽ là một Trung Quốc mất hết động lực tăng trưởng. Những người tin rằng nền kinh tế này có thể giữ tốc độ tăng trưởng gần 2 con số thường biện luận rằng Trung Quốc có thể đạt được điều đó với giải pháp thay thế chi đầu tư bằng chi tiêu dùng và xuất khẩu bằng nội thương. Điều này sẽ tái cân bằng không chỉ nền kinh tế Trung Quốc mà cả kinh tế thế giới, đem đến cho các nước phương Tây cơ hội để bán hàng cho người tiêu dùng Trung Quốc. Nhưng hy vọng này đã được dựng lên trên một huyền sử, chuyện về việc Trung Quốc cố tình ngăn trở một nền kinh tế tiêu dùng. Trong vòng 30 năm trở lại đây, chi tiêu của người tiêu dùng Trung Quốc đã tăng với tốc độ đã điều chỉnh theo lạm phát là 9%/năm. Tỷ lệ này nếu sẽ chống lại lịch sử phát triển kinh tế loài người nếu nó tiếp tục tăng lên, kèm theo các nguy cơ. Huyền sử về một nền kinh tế tiêu dùng tăng trưởng thấp của Trung Quốc được dựng lên trên các thông tin sai lệch. Chi tiêu tiêu dùng trong tổng thể nền kinh tế đã giảm xuống mức thấp kỷ lục 36% vào năm 2008 chỉ vì mức tăng chi cho đầu tư đã cao hơn nhiều so với mức tăng tiêu dùng. Đó là mô hình tiêu biểu của các nền kinh tế tiến hành công nghiệp hóa với tốc độ cao; trong những thập kỷ tăng trưởng thần kỳ, Nhật Bản và Đài Loan cũng đã có hình dáng tương tự, nhưng Trung Quốc thì thậm chí còn phụ thuộc nhiều hơn vào chi cho đầu tư và xuất khẩu. Chi tiêu của người tiêu dùng tại Nhật Bản và Đài Loan chưa bao giờ cao hơn mức 10%/năm và ở Trung Quốc chắc chắc sẽ không thể tăng nhanh hơn thế. Giờ đây Trung Quốc dường như sắp đi đến một bước ngoặt, ở nơi mà nền kinh tế nước này trở nên quá lớn để có thể tăng trưởng nhanh. Khi thu nhập bình quân đầu người của Nhật Bản ở giữa thập niên 70 đạt đến mức ngang bằng của Trung Quốc ngày nay (4000 USD - tính theo thời giá hiện tại), chi tiêu đầu tư đã giảm xuống đáng kể và cùng với đó là tỷ lệ tăng trưởng nói chung của toàn bộ nền kinh tế, từ 9% xuống còn 5%. Dĩ nhiên là có các khác biệt lớn. Chỉ 46% dân số Trung Quốc sống ở các thành phố so với tỷ lệ 55% giữa thập niên 70 tại Nhật Bản, điều này khiến kinh tế có khả năng tiếp tục tăng trưởng nhờ quá trình đô thị hóa. Tuy nhiên xu thế đã rõ. Dù xuất khẩu đã hồi phục trong năm 2010, có một giới hạn cho sự tăng trưởng trong tương lai, bởi Trung Quốc hiện đã trở thành nước xuất khẩu lớn nhất thế giới với 10% thị trường toàn cầu. Rốt cuộc thì Trung Quốc sẽ buộc phải định giá lại đồng tiền của họ, trong sự thích thú của Washington, và điều đó sẽ khiến cho hàng xuất khẩu của họ giảm bớt khả năng cạnh tranh, tăng tỷ lệ của tiêu dùng trong nền kinh tế và kết quả tự nhiên là tăng trưởng chậm lại. Các vụ lộn xộn liên quan đến đời sống người lao động tại Trung Quốc càng đổ thêm dầu vào lửa. Giá nhân công sẽ ngày càng tăng, một phần bởi chính sách một con nghiêm ngặt đã khiến lực lượng lao động giảm sút. Trong thập niên tới, sẽ chỉ có 5 triệu người trong độ tuổi từ 35-54 tham gia lực lượng lao động chủ chốt của Trung Quốc, so với con số 90 triệu của thập kỷ trước. Lương nhân công sẽ phải tăng nhanh hơn để bù đắp cho tỷ lệ suy giảm lực lượng lao động. Điều đó có nghĩa là kinh tế nội địa sẽ cân bằng hơn nhưng cũng đồng nghĩa với việc các ngành sản xuất giá trị thấp nhưng tăng trưởng nhanh sẽ tiếp tục được chuyển dịch sang các nước khác ở Châu Á hoặc sang Châu Phi. Đó chưa chắc đã là một tin xấu bởi ban lãnh đạo Trung Quốc đã chú tâm đến vấn đề này. Những người bên ngoài cho rằng các nhà hoạch định chính sách Trung Hoa chỉ quan tâm đến tốc độ tăng trưởng cao đã không để ý đến việc họ ngày càng chú trọng ổn định xã hội, và quan ngại về việc thị trưởng lao động bị thắt chặt và tỷ lệ lạm phát tăng lên sau cuộc suy thoái. Giá bất động sản đã tăng vọt tại các thành phố lớn và ngày càng có nhiều người giàu Trung Quốc mua nhiều nhà do lãi suất đi vay thấp. Sau khi tăng gấp đôi, trong khoảng thời gian từ 2003 đến 2008, giá bất động sản tại các thành phố lớn của Trung Quốc đã tăng trung bình hơn 30% trong khoảng 12 tháng qua, khiến nhà ở trở thành nhu cầu xa xỉ đối với đại đa số người dân. Chương trình truyền hình nổi tiếng nhất hiện nay ở nước này là Woju hay Ngôi nhà Ốc sên - nói về tình cảnh tuyệt vọng của dân Trung Quốc khi mà giá căn hộ tăng vù vù. Muốn các nhà thầu giảm giá, chính phủ hiện đang mạnh tay, siết chặt các quy định về tiền lương tối thiểu và hiện đang đình chỉ vốn tín dụng cho nhiều dự án. Trong bối cảnh mà bất động sản chiếm đến một phần ba tổng chi tiêu đầu tư tại Trung Quốc, tăng trưởng chắc chắc không tránh khỏi suy trầm. Điều mỉa mai là người Trung Quốc lại cởi mở và thành thực hơn nhiều về các thách thức tăng trưởng mà họ đối mặt so với bên ngoài. Một trong những biểu hiện rõ ràng nhất của xu hướng này chính là việc thị trường chứng khoán nước này, vốn hầu như đóng cửa với nhà đầu tư nước ngoài, đã giảm mạnh trong nhiều tháng quá, quay về mức cách đây một năm. Thế nhưng trên phạm vi toàn cầu, "câu chuyện ở Trung Quốc" hay đầu tư được cho là tiếp tục thúc đẩy sự bùng nổ kinh tế ở Trung Quốc đã được sôi động suốt tháng Tư qua và giờ đây vẫn ở mức cao hơn cách nay một năm. Các câu chuyện này trải dài từ chính sách tiền tệ của quốc gia xuất khẩu đến thị trường chứng khoán. Tại một hội thảo mới đây về Trung Quốc, giám đốc điều hành một công ty khai mỏ hàng đầu đã so sánh cuộc tranh luận về việc tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc giảm xuống còn 10% hay 6% với các đồn đoán rằng tàu hỏa cán người khi đang đang chạy với tốc độ 100 hay 70km/h. Hậu quả thì như nhau cả thôi, ông ta chốt lại như thế.Đối với các nhà đầu tư, đã đến lúc mường tượng về một thế giới xa hơn "Câu chuyện Trung Hoa". Ảnh minh hoạ.
Và sự thật là cũng sẽ chỉ là sự thật. Việc Trung Quốc tăng trưởng chậm hơn, sẽ hạ đo ván các nhà xuất khẩu nguyên liệu trên thế giới. Hồi năm 2000, họ đã đầu tư rất ít sau khoảng thời gian 20 năm giá nguyên liệu giảm mạnh và hầu như chẳng có ai nhìn thấy trước nhu cầu sắp bùng nổ tại Trung Quốc. Khi sự việc bất ngờ xảy đến, mức giá tăng vọt đã đem đến các khoản lợi nhuận từ trên trời rơi xuống. Giờ đây các nhà sản xuất nguyên liệu từ quặng sắt đến dầu mỏ và đồng đã gia tăng năng lực sản xuất chủ yếu dựa trên đánh giá nhu cầu của Trung Quốc, điều sẽ không bao giờ thành hiện thực.
Sự suy trầm ở Trung Quốc cũng có thể là một cú sốc cho các nền kinh tế mới nổi trong một thập kỷ qua, như Australia và Brazil. Trung Quốc hiện chiếm đến từ 30-60% nhu cầu nguyên liệu công nghiệp thế giới, trong khi đó xuất khẩu nguyên liệu chiếm đến 64% kim ngạch xuất khẩu của Australia và 55% của Brazil. Hiện tại các thành phần cơ bản của kinh tế Brazil và Australia có vẻ rất tuyệt nhưng mọi quốc gia đều đẹp đẽ nhất ở đỉnh cao phát triển. Australia hơn bao giờ hết đang tự nhìn nhận mình như một "Đất nước may mắn" với ngành khai khoáng phục vụ Trung Quốc tạo ra được nhiều việc làm thu hút nhiều đầu tư. Dự kiến tỷ lệ tăng trưởng của Brazil ở mức 7-8% trong năm nay, khiến đất nước này trở thành người tình yêu dấu của nhiều nhà đầu tư quốc tế. Cả Australia và Brazil hiện đang thâm hụt tài khoản vãng lai, điều cho thấy họ đã không tiết kiệm nhiều từ khoản lợi trời cho từ ngành xuất khẩu nguyên liệu và không dè chừng kết cục của bùng nổ kinh tế Trung Quốc. Các nước này không hề cô đơn. Nhu cầu tăng cao của Trung Quốc chiếm đến 50% nhu cầu dầu mỏ toàn cầu trong thời gian hơn một thập niên qua và ức thuyết rằng giá dầu sẽ tiếp tục tăng ảnh hưởng đến các đề án ngân sách của nhiều nước từ Nga cho đến Venezuela. Một cuộc suy trầm ở Trung Quốc sẽ thay đổi tất cả trong nháy mắt. Đối với các nhà đầu tư, đã đến lúc mường tượng về một thế giới xa hơn "Câu chuyện Trung Hoa". Ở cấp độ thứ nhất, điều đó có ý nghĩa nhìn nhận thị trường Trung Quốc có thể tiếp tục đi lên thậm chí khi tăng trưởng nền kinh tế chậm lại. Một ví dụ có thể nêu ra là các máy tính để bàn (PC) và màn hình LCD, những thứ sẽ vẫn được nhiều nước cần mua. Ở cấp độ thứ hai, điều đó có nghĩa là xét đến việc các nước nhập khẩu có thể hưởng lợi từ việc giá nguyên liệu giảm mạnh, như Ấn Độ hay Brazil. Giá nguyên liệu giảm cũng có sẽ giải tỏa áp lực lạm phát vốn có thể là trở ngại chính cho tăng trưởng tại các quốc gia trên. Không ai được lợi nếu suy trầm diễn ra mau chóng và nghiêm trọng và một số nhà đầu cơ giá hạ, xem Trung Quốc như một mặt hàng, cho rằng điều đó sẽ xảy ra, xét về quy mô của bong bóng kinh tế và các thái quá tín dụng liên đới. Một nhà bình luận đã so sánh khả năng Trung Quốc tuột dốc trước mục tiêu tăng trưởng chính thứ 8% như bộ phim hành động Tốc độ của Hollywood với cảnh chiếc xe buýt bị cài bom sẽ nổ tung nếu chạy dưới 50 dặm/h. Ở Trung Quốc, quả bom sẽ bị châm ngòi bởi số lượng việc làm tạo ra giảm mạnh và sẽ nổ tung dưới hình thức các vụ bạo động của người làm công. Cuộc tranh luận hiện nay về tương lai của Trung Quốc đã chia thành hai phe, một đa số cực kỳ hung hăng và một thiểu số e dè cam chịu, nhưng chân lý có thể không thuộc về bên nào. Trung Quốc hoàn toàn có thể giống như Nhật Bản vào giữa thập niên 70 thế kỷ trước, giai đoạn mà quốc gia Đông Á này bắt đầu suy trầm nhưng vẫn là câu chuyện tăng trưởng thuyết phục trong 15 năm. Phần đóng góp của Trung Quốc cho sản lượng kinh tế toàn cầu đã tăng hơn gấp đôi trong thập niên qua, nhưng nó vẫn chỉ ở mức 8,5%. Nếu tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc nhẹ nhàng đi xuống mức 6 hay 7 % trong những năm tới, sự việc cũng không phải là điều gì đó tới mức thảm họa, có thể là trừ trường hợp những ai đã đặt cược tất cả cho câu chuyện của thập kỷ trước. * Ruchir Sharma hiện đứng đầu bộ phận quản lý đầu tư tại các thị trường mới nổi của Morgan Stanley
(Tác giả: RUCHIR SHARMA // Theo TuanVietnam)
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com