Chỉ nhìn vào GDP có thể khiến người ta mờ mắt. Những gì Trung Quốc cần là GDP xanh, hợp lý, bền vững, và chắc chắn. Chỉ khi đạt được điều đó, Trung Quốc mới có thể hoàn toàn tự hào với vị trí thứ hai này của mình.
Tôi là một người Trung Quốc và tôi luôn tò mò muốn biết thế giới phản ứng ra sao đối với sự kiện GDP của Trung Quốc vượt qua Nhật Bản. Hiện tại, chúng tôi đứng thứ hai về quy mô, chỉ sau Mỹ. Kể từ sau cuộc chiến thuốc phiện năm 1840, mọi người dân Trung Quốc đều luôn sẵn trong mình giấc mơ "bắt kịp" (với thế giới). Năm 1957, chủ tịch Mao Trạch Đông ra lời kêu gọi ngành thép quốc gia phải bắt kịp sản lượng thép của Anh trong vòng 15 năm. Năm 1885, sản lượng thép của Trung Quốc đạt 95,36 triệu tấn, "vượt mặt" cả Anh và Mỹ. Năm 1996, Trung Quốc trở thành nhà sản xuất thép hàng đầu thế giới, với sản lượng hàng năm trên 100 triệu tấn. Năm 2005, GDP của Trung Quốc vượt trên Anh. Đại nhảy vọt chỉ vì thành tích sẽ dẫn tới Đại nhảy lùi. Nguồn: hydepark Các nước phương Tây có thể nhìn vào sự trỗi dậy của Trung Quốc với cảm giác lẫn lộn. Nhưng chúng tôi ở Trung Quốc không thấy có nhiều lý do để tự hào. Thu nhập bình quân đầu người của chúng tôi năm 2009 xếp thứ 124 thế giới, với chỉ 3.600 USD, thấp hơn 1/10 của Nhật Bản hay Mỹ. Trung Quốc còn kém xa so với nhiều quốc gia Mỹ Latinh và châu Phi, chưa kể tới các nước phát triển ở châu Âu và châu Mỹ. Và đó mới chỉ là sự bắt đầu cho những điều đáng âu lo của chúng tôi. Cơ cấu thiếu lành mạnh. GDP có thể được chia thành ba phần: doanh nghiệp, dân cư, và chính phủ. Từ năm 1993-2007, tỷ lệ doanh thu của chính phủ trong GDP tăng từ 11,68% lên 14,81%, doanh thu của doanh nghiệp tăng từ 38,83% lên 45,45%, trong khi đóng góp của khu vực dân cư trong GDP giảm từ 49,49% xuống 39,74%. Các công ty nhà nước và chính phủ kiểm soát lượng lớn các nguồn lực ở Trung Quốc, điều này, theo tôi, làm giảm hiệu quả phân bổ nguồn lực và dễ dẫn đến tham nhũng tràn lan. Khoảng cách giàu nghèo ngày càng mở rộng: Hệ số Gini (thước đo chênh lệch thu nhập) của Trung Quốc đã tăng lên tới 0,49, cao hơn nhiều so với ở châu Âu và Nhật Bản (khoảng từ 0,24 tới 0,36). Sự kết hợp giữa thu nhập bình quân đầu người thấp với hệ số Gini cao là rất nguy hiểm và có thể gây bất ổn xã hội. Hơn thế nữa, tiêu dùng tương đối thấp giữa những người giàu và thiếu tầng lớp trung lưu mạnh khiến Trung Quốc càng khó kích thích tiêu dùng hơn để thay thế cho "con bài" xuất khẩu bấy lâu nay. Thiếu minh bạch. Theo Tổ chức Minh bạch quốc tế, vị trí của Trung Quốc trong bảng xếp hạng đánh giá mức độ tham nhũng trên thế giới (Corruption Perception Index - CPI) đã sụt giảm từ thứ 27 thế giới những năm 1980 xuống thứ 79 năm 2009. Tuy nhiên, nhiều công ty vẫn tiếp tục tìm cách đưa hối lộ (và thành công) thay vì cải tiến và tạo ra giá trị. Chi phí môi trường cao. Ô nhiễm môi trường đã trở thành mối đe dọa hàng đầu với Trung Quốc. Vụ lở đất mới đây ở Châu Khúc, Cam Túc, phần lớn bắt nguồn từ nguyên nhân khai thác tài nguyên thiên nhiên quá mức. Hầu hết các con sông tại Trung Quốc đều bị ô nhiễm kim loại nặng hoặc ô nhiễm nước thải công nghiệp. Theo Cơ quan Bảo vệ môi trường quốc gia, chi phí ô nhiễm môi trường ở Trung Quốc đã lên tới 512 tỷ NDT năm 2004, bằng hơn 3% GDP. Trung Quốc sẽ phải trả giá cho sự phát triển hủy hoại môi trường của mình. Như John K. Galbraith, nhà kinh tế học người Mỹ đã nêu, có ba con đường khác nhau mà các nước đang phát triển thường tiến hành để đẩy mạnh công nghiệp hóa: 1. Thực hiện công nghiệp hóa mang tính biểu tượng nhằm đạt được vẻ hào quang bề ngoài như sân bay hạng nhất, siêu xa lộ... Điều này không nhất thiết đồng nghĩa với việc cải thiện sức khỏe nền kinh tế. 2. Tối đa hóa tăng trưởng kinh tế, phần lớn dựa trên tiết kiệm bắt buộc đối với dân cư hoặc khai thác môi trường và tài nguyên. Điều này cuối cùng sẽ dẫn tới phân cực của cải và thu nhập, cũng như hủy hoại môi trường nhanh chóng, vì thế đe dọa tới ổn định xã hội. 3. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế có lựa chọn, thực sự quan tâm tới người nghèo và theo đuổi GDP "thân thiện" với môi trường. Đây là lựa chọn hợp lý. Chỉ nhìn vào GDP có thể khiến người ta mờ mắt. Những gì Trung Quốc cần là GDP xanh, hợp lý, bền vững, và chắc chắn. Chỉ khi đạt được điều đó, Trung Quốc mới có thể hoàn toàn tự hào với vị trí thứ hai này của mình.
( Theo Đình Ngân (dịch từ blogs. hbr.org) // vnr500 online )
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com