Seedlink chiêu sinh hè 2015 các lớp học hát cho trẻ em tại Hà Nội
Seedlink chiêu sinh hè 2015 các lớp học múa cho trẻ em tại Hà Nội
Hàng dệt, len, sản phẩm lông thú
Hàng dệt:
Các sản phẩm sợi dệt nhập khẩu vào Hoa Kỳ phải có tem, ghi mark, mã theo quy định tại Đạo Luật “Textile Fiber Products identification Act”, trừ khi được miễn trừ theo Section 12 của luật này:
+ Tên và tỷ lệ trọng lượng của các thành phần sợi, trừ những trang trí cho phép, lớn hơn 5% trong sản phẩm, theo thứ tự tỷ lệ trọng lượng, các thành phần sợi ghi “sợi khác” hoặc “các sợi khác” được liệt kê cuối cùng. Các thành phần sợi bằng hoặc nhỏ hơn 5% được ghi là “các sợi khác”
+ Tên hãng sản xuất và tên hoặc số đăng ký do Federal Trade Commission (FTC) cấp, của một hoặc nhiều người bán hoặc giao dịch sản phẩm sợi này. Tên nhãn hiệu (trademark) đã được đăng ký tại U.S. States Patent Office có thể được ghi trên nhãn mark thay cho các tên khác, nếu chủ của trademark này đã cung cấp một bản sao Trademark đến FTC trước đó.
+ Tên của nước đã gia công hoặc sản xuất.
Để phù hợp với Đạo luật này, các lô hàng có trị giá trên 500 USD phải có hoá đơn thương mại, và phù hợp với quy định về label để ghi đủ các thông tin quy định tại Chapter 10, ngoài những yêu cầu thông thường khác.
Ngoài những quy định về nhãn mark (labeling) việc nhập khẩu hàng dệt và các sản phẩm dệt còn phải tuân theo các quy định tại Section 204 của Đạo Luật Nông nghiệp 1956 (Agricultural Act of 1956), quy định về hạn ngạch (quota) visa hoặc giấy phép xuất khẩu (của người xuất khẩu) và các quy định về nhập cảnh, kể cả việc kê khai các thành phần sợi.
Các thông tin thêm về Đạo luật trên có thể hỏi Uỷ Ban TM Liên Bang (FTA).
Len:
Nhập khẩu hàng len vào Mỹ, trừ thảm, chiếu và các sản phẩm đã được làm từ hơn 20 năm trước khi nhập khẩu, sẽ phải tuân theo các quy định tại luật “Wool Products Labeling Act 1939”:
+ Tỷ lệ trọng lượng các sợi thành phần của sản phẩm len, trừ các thành phần trang trí dưới 5% tổng trọng lượng: phải ghi bao nhiêu % len, len tái chế, các sợi khác không phải len (nếu lớn hơn 5%), và tổng số các sợi khác không phải len.
+ Tỷ lẹ tối đa tổng trọng lượng len, các thành phần không phải sợi (nonfibrous), các chất phụ khác.
+ Tên nhà sản xuất hoặc tên người nhập khẩu. Nếu người nhập khẩu đã có số đăng ký do FTC cấp, có thể ghi số đăng ký thay cho tên.
Các lô hàng trị giá trên 500 USD phải có hoá đơn thương mại và phù hợp với quy định về nhãn hiệu (labeling) và ghi đủ các thông số theo quy định tại Chương 10.
Các thông tin thêm về luật này có thể hỏi Federal trade commision (FTC).
Lông thú:
Hàng may mặc bằng lông thú, hoặc một phần bằng lông thú, hoặc lông thú cũ (used) nhập khẩu vào Mỹ, trừ những sản phẩm làm từ lông thú mới có đơn giá nhỏ hơn 7 USD, phải được ghi mark mã theo quy định tại “Fur Products Labeling Act”:
+ Tên người sản xuất hoặc người nhập khẩu. Nếu người nhập khẩu đã có số đăng ký với FTC, có thể ghi số đó thay cho tên.
+ Tên của loài thú lấy lông theo quy định tại Hướng dẫn Ghi Tên Sản Phẩm Lông Thú (Fur Products Name Guide.
+ Ghi chú nếu có sử dụng lông hỏng hoặc lông cũ
+ Ghi rõ nếu lông được tẩy, nhuộm, pha mầu nhân tạo
+ Ghi rõ nếu lông đó gồm toàn bộ hay của các phần cơ thể động vật như chân, đuôi, bụng,v.v.
+ Tên nước xuất xứ của các thành phần lông thú nhập khẩu.
Các lô hàng trị giá trên 500 USD phải có hoá đơn thương mại và phù hợp với quy định về nhãn hiệu (labeling) và ghi đủ các thông số theo quy định tại Chương 10.
Các điều khoản của Luật này áp dụng cho lông thủ của Mỹ sản xuất và lông thú nhập khẩu. Các thông tin thêm về luật này có thể hỏi Federal trade commision (FTC).
Nhãn hiệu, thương hiệu, bản quyền
Nhãn hiệu và thương hiệu:
Hàng hóa mang nhãn mác (trademark) giả sẽ bi tịch thu và tiêu huỷ. Nhãn hiệu giả là nhãn hiệu làm giống, hầu như khó phân biệt so với một nhãn hiệu đã đăng ký. Các nhãn mark (trademark) hoặc sao chép, bắt chước một nhãn mark đã đăng ký bản quyền và lưu ký tại Hải quan có thể bị thu giữ, tịch thu hoặc tiêu huỷ. Việc nhập khẩu “song song” hoặc thị trường sám (gray market)” bị cấm tại những nơi nhãn mác đẫ được đăng ký với Hải quan. Trong trường hợp này hàng “gray market” sẽ bị thu giữ và có thể bị tịch thu hoặc tiêu huỷ. Hải quan sẽ bảo hộ các lô hàng mang thương hiệu (trade names) đã lưu ký (recorded) theo các quy định của Hải quan.
Quyền miễn trừ về nhãn mác đối với hàng hoá mang theo ngườinhập cảnh vào Hoa Kỳ, nếu các hàng này là đồ dùng các nhân, không phải dể bán (Luật 19USC 1526(d); 19CFR 148.55).
Bản quyền:
Phần 602(a) thuộc Copyright Revision Act năm 1976 quy định rằng việc nhập khẩu vào Mỹ các bản sao chép từ nước ngoài mà không được phép của của người có bản quyền là vi phạm luật bản quyền, và sẽ bịt bắt giữ và tịch thu. Các bản sao sẽ bị hủy; tuy nhiên, các hàng hóa này có thể được trả lại nước xuất khẩu nếu chứng minh thỏa đáng cho cơ quan Hải quan là hàng không phải cố tình vi phạm. Các chủ sở hữu bản quyền muốn được cơ quan hải quan Mỹ (US Custom Service) bảo vệ quyền lợi cần đăng ký khiếu nại bản quyền với Văn phòng Bản Quyền (US Copyright Ofice) và đăng ký với Hải quan theo các quy định hiện hành.
Hoang Thú và Thú Nuôi
Nhập khẩu hoang thú sống
Thú cảnh, chim, cây cảnh hoặc bất kể một phần của chúng, hoặc trứng chim, có thể bị cấm, hạn chế, phải xin phép và kiểm dịch theo quy định của một số cơ quan chính phủ. Việc nhập khẩu và xuất khẩu hoang thú và các phần cơ thể chúng phải khai báo với cơ quan US Fish and Wildliffe Service, trừ khi đã được phép miễn khai báo trước khi nhập khẩu.
Nhập, xuất khẩu hoang thú vì mục đich thương mại (trừ một số được miễn) phải xin giấy phép của US Fish and Wildliffe Service. Các chủng loài hoang thú, chim hiếm nói chung bị cấm và chỉ được xuất, nhập khẩu nếu được phép của US Fish and Wildliffe Service.
Các thú biển và sản phẩm lấy từ chúng phải theo các quy định của luật Marine Mammal Protection Act (MMPA) năm 1972, sửa đổi 1994. Cơ quan National Marine Fisheries Service (NMFS) và US Fish and Wildliffe Service có thẩm quyền thực thi Đạo luật MMPA đối với nhập khẩu một số chủng loài hoang thú biển. Một số quy định của luật Endangered Species Act và công ước quốc tế Convention on international Trade in Endangered Species (CiTES) có tể được áp dụng. Trước khi nhập khẩu vào Mỹ cẩn tham khảo hai cơ quan trên.
Một số quy định của NMFS có thể áp dụng cho một số loài được Uỷ Ban Bảo Tồn Cá Tuna Đại Tây Dương (international Commision for the Conservation of Atlantic Tuna)liệt kê, ví dụ: Atlantic blùein tuna.
Một số động vật có vú, chim, bò sát, loài lưỡng cư, cá, ốc sên, hến, côn trùng, hải sản có vỏ giáp xác (tôm, cua, rùa..), nhuyễn thể, các loài không xương hoặc thảo mộc có thể bị cấm nhập cảnh nếu không có giấy phép từ trước của cơ quan quản lý hoang thú của nước ngoài hoặc của US Fish and Wildliffe Service, Office of Management Authority.
Việc nhập khẩu các hoang thú và các phần cơ thể chúng sẽ bi cấm nếu các hoang thú bị bắt, lấy trôm, chuyên chở hoặc sở hữu bất hợp pháp trái với luật của nước ngoài xuất xứ của chúng.
Nhập khẩu lông hoặc da chim, trừ mục đích khoa hoạc và giáo dục, sẽ bị cấm trừ những trường hợp như nêu trên. Lông hoặc da các loài sau được phép nhập: gà, gà tây, guinea fowl, gêse, vịt, bồ câu, ostriches, rheas, English ring-necked pheasants, pea fowl không phải chim hoang dã.
Đạo luật Wild Bird Conservation Act, có hiệu lực 23/10/1992, chủ yếu đối với các loài chim theo liệt kê của CITES. Hiện nay, nếu nhập khẩu chim sống phải tuân theo các quy định của: đạo luật trên, các quy định của CiTES, Endangered Species Act, Migratorry Bird Treaty Act, hoặc các quy định khác. Giấy phép nhập khẩu do US Fish and Wildliffe Service, office ò Management Authority cấp.
Những loài chim sống và phần cơ thể của chúng được bảo vệ theo đạo luật Migratory Bird Treaty Act, chỉ đwocj nhập vào Mỹ cho mục đích khoa hoc hoặc giáo dục, theo giấy phép của US Fish and Wildliffe Service, Office of Migratory Birds tại địa phương người nhập khẩu.
Nhập khẩu chim (chim cảnh, migratory bird, falcon) phải theo các quy định cách ly kiểm dịch của Bộ Nông nghiệp và Public Health Service. Nơi cách ly phải ở địa điểm trước khi vào cửa khẩu nhập cảnh. Trước khi xuất khẩu phải có chứng chỉ sức khổe của cơ quan thích hợp.
Ngày 9/6/1989 US Fish and Wildliffe Service đã công bố cấm nhập khẩ hầu hết ngà voi châu phi và các sản phẩm chế tác từ ngà voi, bao gồm cả các lô hàng thương mại, không thương mại và cả hành lý cá nhân. Có thể có ngoại lệ đối với một số đồ cổ, trophies hoặc đồ dùng các nhân. Các thông tin thêm hỏi US Fish and Wildliffe Service, office of Management Authority.
Nhập khẩu chim, mèo, chó, khỉ, rùa theo quy định của Trung tâm Kiểm soát Bệnh thuộc Cơ quan Dịch Vụ Y Tế Công Cộng (US Public Health Service), Quarantine Division, Atlanta; của Cơ quan dịch vụ Thú Y (Veterinary Service thuộc APHIS, thuộc Bộ Nông Nghiệp Mỹ; và của US Fish and Wildliffe Service.
Các mặt hàng cấm hoặc hạn chế khác:
Diêm photpho trắng và vàn, pháo hoa bị cấm theo các hạn chế của Liên bang hoặc tiểu Bang, vỏ hạt tiêu, dao bấm và các vé xổ số bị cấm nhập khẩu vào Mỹ.
Các Hạn Chế về Kiểm Soát Tài Sản Nước Ngoài
Văn phòng kiểm soát Tài Sản Nước Ngoài thực thi các điều khoản của 31CFR, Chương V, nói chung cấm nhập các hàng hoá có thành phần từ các nước sau: Cu Ba, iran, iraq, Libya, Bắc Triều tiên và Sudan. Các hạn chế này áp dụng theo nước xuất xứ, bất kể được mua từ nơi nào khác. Ví dụ: thảm iran mua tại Anh bị cấm nhập và Mỹ. Lưu ý: xuất xứ có thể bị áp đặt khi có quan hệ thương mại với các nước bị trừng phạt: ví dụ, đồ trang sức làm tại Mỹ mua ở iran có thể được coi là xuất xứ iran nếu nhập khẩu trở lại Mỹ. Quy định trên không áp dụng cho tài liệu thông tin, như sach, báo, catalog, phim, ghi âm, trừ có xuất xứ từ iraq.
Việc cấp giấy phép nhập khẩu cho các hàng cấp trên rất hiếm khi được giải quyết. Tuy nhiên, khách du lịch nước ngoài có thểmang một số lượng nhỏ theo hành lý để sử dụng cá nhân. Thông tin thêm cần hỏi Office of Foreign Assets Control, Bộ Ngân Khố (Tài Chính) Hoa Kỳ.
Hàng hoá khiêu dâm, Trái đạo đức, Kích động nổi loạn và Vé Xổ Số
Section 305, Tariff Act of 1930 (sửa đổi) cấm nhập khẩu bất kỳ sách, bài viết báo, tạp chí, quảng cáo, tranh ảnh có nội duing kích động nổi loạn chống Hoa Kỳ, hoặc chống đối luật pháp Hoa Kỳ, hoặc đe doạ cuộc sông, làm hại thân thể bất cứ cá nhân nào ở Hoa Kỳ; hoặc bất kỳ sách, báo, bài viết, tranh ảnh hoặc các hình thức, dụng cụ khiêu dâm, trái đạo đức nào; hoặc các loai thuốc dùng nạo thai bất hợp pháp trừ khi được cơ quan có thẩm quyền (FDA) cho phép., hoặc các loai vé xổ số (trừ khi được in ở Canada để dùng ở Mỹ, hoặc trong một số trường hợp xổ số nước ngoài được phép).
Dầu mỏ và các sản phẩm dầu mỏ
Nhập khẩu dầu mỏ và các sản phẩm dầu mỏ phải theo yêu cầu của Bộ Năng Lượng Mỹ. Không cần giấy phép nhập khẩu, nhưng cần phải có giấy ủy quyền (import authorization) của Bộ Năng Lượng Mỹ. Việc nhập khẩu có thể phải nộp một khản phí cấp giấy phép do Bộ năng Lương Mỹ quy định. Chi tiết hỏi thêm Bộ Năng Lượng.
Sản phẩm do tù nhân hoặc lao động cưỡng bức làm ra
Hàng hoá được sản xuất, khoáng sản, toàn bộ hay một phần do sử dụng tù nhân hoặc lao động cưỡng bức làm ra sẽ bị cấm nhập khẩu vào Hoa Kỳ, theo Customs Regulations (19CFR 12.42) và Taiff Act năm 1930 (19USC1307)
Cạnh tranh không công bằng
Section 337 của Taiff Act, sửa đổi, cấm nhập khẩu hàng hoá trong trường hợp Tổng Thống thấy đang hiện hành các biện pháp hoặc hành động cạnh tranh không công bằng. Việc này chủ yếu nhằm vào các hàng hoá có vi phạm bản quyền.
Nếu internatioan Trade Commision (iTC) qua điều tra thấy có biện pháp hoặc hành động cạnh tranh không công bằng liên quan đến việc nhập khẩu hàng hoá nào đó, iTC sẽ ban hành lệnh cấm và trong vòng 60 ngày Tổng Thống sẽ thông báo việc phê chuẩn hay không phê chuẩn lênh này. Sau 60 ngày nếu Tổng thống không có hành động gì thì lệnh sẽ có hiệu lực. Trong thời gian 60 ngày hoặc cho đến trước khi có hành động của Tổng Thống, việc nhập khẩu vẫn được phép tiến hành, nhưng phải theo một bảo chứng (bond) riêng biệt. Nếu Tổng thông thấy rằng hàng hoá không vi phạm Section 337, “bond” sẽ được huỷ bỏ.
Nhập khẩu hàng có mang tiêu đề, chữ viết tắt, ký hiệu, biểu tượng, quốc huy, xi (seal) hoặc băng dải của bất kỳ cơ quan nào thuộc Bộ Tài Chính, hoặc tương tư, sẽ bị cấm nhập khẩu, trừ khi cơ quan đó đã uỷ quyền cho phép sử dụng (31U.S.C.333(c).
Hàng giả cổ, Tài sản văn hoá
Việc nhập khẩu các mặt hàng này tuân theo một số luật của Hoa Kỳ, nhất là các đồ vật khảo cổ và ethnological. Ví dụ, luật Hoa Kỳ cấm nhập các điêu khắc sao lại thờ trước Columbo và cá đồ vật từ các nước Trung và Nam Châu Mỹ mà không ccó giấy phép từ một nước thứ ba. Hải quan đã công bố các hạn chế nhập khẩu các đồ vật và hàng giaaar cổ này.
Luật Liên bang cấm nhập bất cứ mặt hàng là tài sản văn hoá bị đánh cắp từ các bảo tàng, các cơ sở tín ngưỡng, hoặc tượng đài công cộng, trong trường hợp này sẽ áp dụng các điều khoản của chống ăn cắp taid sản quốc gia (U.S. National Stolen Property Act). Thông tin thêm về mục này có thể xem www.usia.gov/education/culprop, hoặc US Customs Service intellectual Property Right Branch.
Rượu cồn, Bia
Nhập khẩu rượu chưng cất (rượu cồn, rượu vang hoặc bia) vào Hoa Kỳ phải xin phép Văn Phòng Rượu, Thuốc lá và Vũ khí (Bureau of Alcohol, Tobacco and Firearms - BATF) thuộc Bộ Tài chính, ngoài ra phải tuân theo Luật Liên Bang về Quản lý Rượu (Federal Alcohol Administration Act). Hải Quan Hoa Kỳ sẽ không cho nhập rượu, bia vào bất cứ Bang nào trái với luật của Bang đó và cấm nhập rượu, bia qua đường bưu điện.
+ Rượu cồn, rượu vang, bia nhập khẩu phải tuân theo các quy đinh về bao bì, ký mã hiệu, tên hiệu (brand) và dán nhãn (label) và phải phù hợp quy đinh 27CFR Part 4 đối với rượu vang đóng chai hoặc thùng, quy định 27CFR part 7 đối với bia, malt kể cả bia không cồn, quy đinh 27CFR part 5 đối với rượu cồn.
+ Người nhập khẩu phải xin chứng chỉ phê duyệt BATF cho các nhãn mark (label) dán trên chai rượu, bia nhập khẩu. Chứng chỉ này hoặc ảnh chụp nhãn hiệu phải gửi cho Hải quan trước khi nhận hàng.
+ Người nhập khẩu phải tham khảo ý kiến của BATF về các tài liệu giao hàng của nguời bán nước ngoài, như: C/O, tuổi của rượu,v.v. Rượu vang hoặc rượu mạnh chưng cất nhập từ các nước sau cần phải có chứng chỉ xuất xứ bản gốc: Bulgaria, Canada, Chile, Pháp, Đức, ireland, Jamaica, Mexico, Portugal, Romania, Tây ban Nha và Anh.
Trên mỗi chai, kiện hoặc bao bì trực tiếp của rượu cồn chưng cất, rượu vang hoặc bia phải ghi rõ tên nước xuất xứ, để làm thủ tục Hải quan, trừ khi được nhập khẩu từ các nước ngoại lệ quy định ở Chapter 29.
+ Ngoài ra, nhập khẩu rượu và bia còn phải tuân theo các quy định của cơ quan FDA thuộc Bộ Y Tế. Nếu nhập khẩu rượu kèm giỏ đựng chai làm từ vật liệu từ cây phải theo các quy định thực vật của cơ quan APHiS thuộc Bộ Nông Nghiệp. Trên nhãn hiệu phải ghi chú: Phụ nữ không uống rượu khi có thai; không uống rượu khi lái xe hoặc vận hành máy; uống rượu có hại cho sức khoẻ, v.v.
Xe cơ giới và tàu thuyền
- Xe cơ giới và tàu thuyền
a) Ô tô, xe cơ giới và thiết bị chuyên chở
+ Tiêu chuẩn an toàn: Tất cả các loai xe và thiết bị chuyên chở được nhập khẩu có tuổi thọ dưới 25 năm phải phù hợp với Tiêu Chuẩn Liên Bang về An Toàn Xe Động Cơ (Federal Motor Vehicle Safety Standards) có hiệu lực vào thời gian xe được chế tạo. Tại cửa khẩu Hải quan các xe nhập khẩu sẽ được kiểm tra qua các bản gốc chứng chỉ của nhà máy sản xuất, được dán trên xe và người nhập khẩu phải kê khai theo một mẫu hải quan riêng (Form HS-7. Các xe tạm nhập, nếu có giấy phép phê duyệt của Bộ Vận Tải (DOT) thì có thể được miễn kiểm tra, bao gồm các xe mang vào với mục đích nghiên cứu, điều tra, biểu diễn, thử nghiệm hoặc tham gia các cuộc đua. Nhưng vẫn phải làm tờ khai form 3520-1, EPA và form HS-7 của DOT để nộp cho Hải quan khi nhập vào của khẩu. Xe của công dân tạm trú người nước ngoài (chính phủ hoặc quân đội nước ngoài) có thể không bị bắt buộc phải phù hợp với các tiêu chuẩn an toàn, xả khí, chống trộm.
+ Các yêu cầu về khí xả: Luật về Không Khí Sạch (The Clean air Act) cấm nhập khẩu bất kỳ ô tô hoặc động cơ xe hơi không phù hợp với các yêu cầu về khí xả do cơ quan Bảo Vệ môi Trường (US Environmental Protection Agency (EPA) quy định, bất kể là xe mới hay cũ. Ngoài xe con, các xe tải, xe chuyên dụng, xe đa dụng, và xe motor... có thể đăng ký để đi lại trên đường công cộng, đều phải đáp ứng các đòi hòi này.
+ Nhập khẩu các loai xe Mỹ: Bất kỳ cá nhân nào cũng có thể nhập khẩu trở lại Mỹ các loai xe của Mỹ sản xuất từ 1971 trở lại đây, nhưng phải có nhãn mác dán ở phần động cơ ghi rõ phù hợp với các yêu cầu về khí xả của Mỹ. Các loai xe do Mỹ sản xuất nhập khẩu trở lại Mỹ không phải kiểm tra EPA:
- Xe mới, chạy dưới 50 dặm
- Xe cũ trên 20 năm
- Các xe không dùng catalytic converter và oxygen sensor
- Các xe chạy diesel
- Các xe chạy bằng nhiên liệu gasoline và methanol dành riên cho Mỹ, Canada, Mexico, Nhật, australia, Đài Loan, và Đảo Grand Bahama.
- Các xe dùng riêng cho Tây Âu và dùng xeng không chì
- Các xe tham gia vao chương trình quốc tế kiểm soát catalytic được phê chuẩn EPA.
+ Nhập khẩu các loai xe nước ngoài: các cá nhân không được phép nhập khẩu xe và động cơ của nước ngoài vào Mỹ. Các xe và động cơ xe hơi nước ngoài phải do người nhập khẩu là các công ty thương mại độc lập (independent Commercial importer - iCi) có chứng chỉ là người nhập khẩu hợp lệ cho từng loai xe. Các iCi sẽ chịu trách nhiệm làm các chuyển đổi, thử nghiệm và ghi nhãn mác cần thiết, cũng như đảm bảo các điều kiện về khí xả khi bán ở Mỹ.
b) Các tiêu chuẩn an toàn nhập khẩu tàu thuyền:
Tàu thuyền và các thiết bị liên quan được nhập khẩu vào Mỹ phải phù hợp với các quy định hoặc tiêu chuẩn của Luật Liên Bang về An Toàn Tàu Thuyền (Federal Boat Safety Act of 1971) ban hành năm 1971. Các tàu thuyền này phải có các chứng chỉ phù hợp. Các vỏ tàu cũng phải được gắn số chứng chỉ vỏ tàu. Người nhập khẩu tàu thuyền phải điền tờ khai với Cơ quan kiểm soát biển (Coast Guard). Các thông tin thêm hỏi Commandant, US Coast Guard.
+ Các tàu được đưa vào Hoa Kỳ để hoạt đông thương mại không phải nộp thuế. Các tàu thuyền du lịch do người nước ngoài đưa vào với mục đích du lịch cũng không phải nộp thuế. Các tàu thuyền do người ở Mỹ (resident) đưa vào để sử dụng hoặc bán phải nộp thuế.
+ Những hạn chế sử dụng:
Các tàu đóng ở nước ngoài hoặc đăng ký ở nước ngoài có thể được dùng ở Mỹ với mục đích giải trí. Tuy nhiên, luật liên bang cấm các tàu này hoạt động thương mại trên biển, tức là cấm vận chuyển hành khách, hàng hoá giữa các vùng ở Mỹ, kể cả việc cho thuê tàu đánh cá.
6. Các điều khoản phạt vi phạm luật lệ trong thương mại.
Người vi phạm luật pháp về nhập khẩu hàng hóa, kể cả hàng giả sẽ bị phạt tù hoặc phạt tiền. Hàng hóa của người vi phạm có thể bị tịch thu, hoặc bị tạm giữ để đảm bảo việc nộp phạt.
Luật Mỹ quy định các vi phạm việc kê khai sai lệch với Hải quan Mỹ có thể bị tù tối đa 2 năm, hoặc 5000 USD hoặc cả hai loai cho mỗi lần vi phạm hoặc cố tìm cách vi phạm.
Các vi phạm về nhập khẩu hàng hóa trái phép có thể bị xử tù đến 20 năm hoặc phạt tiền đến 500.000 USD, hoặc cả hai, cho mỗi lần vi phạm.
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com