Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

5.Các yêu cầu đặc biệt khác đối với từng loai hàng hoá (2)

 Hàng điện tử:

Các sản phẩm phát xạ, kể cả phát xạ âm thanh:

Tivi ống cực catod, cold-cathode gas disscharge tube, lò vi sóng, thiết bị chụp X-quang, thiết bị dùng tia laser, thiết bị siêu âm, thiết bị tia cực tím, CD-ROM, điện thoại di động và không dây và các thiết bị điện tử khác phải tuân theo luật FFD&C Act (chapter V, Subchapter C về Electronic Product Radiation (trước đây gọi là Radiation Control health and Safety Act 1968). Một sản phẩm điện tử (a) có tiêu chuẩn về phóng xạ và (b) được nhập khẩu để bán hoặc sử dụng ở Mỹ chỉ được nhập khẩu nếu đã kê khai (Form FDA 2877 -  do Center for devices and Radiological Health, thuộc FDA, cấp) đầy đủ cho từng chuyến nhập khẩu phù hợp với quy định. Người nhập khẩu phải khẳng định rằng (1) Không phải theo thiêu chuẩn (do được sản xuất trước ngày có hiệu lực của tiêu chuẩn Liên bang), hoặc (2) phù hợp với tiêu chuẩn và đã dán nhãn xác nhận phù hợp, hoặc (3) không phù hợp với tiêu chuẩn nhưng chỉ nhập khẩu để nghiên cứu, điều tra, chứng minh hoặc đào tạo, hoặc (4) hiện tại không phù hợp với tiêu chuẩn nhưng sẽ được sửa lại phù hợp.

Các điều khoản của FFD&C Act, Chapter V, Subchapter C – về sản phẩm điện tử phát xạ- được áp dụng cho sản phẩm sản xuất tain Mỹ và nhập khẩu.

Thiết bị, trang bị tần số radio:

Radio, máy ghi âm, stereo, TiVi, radio cá nhân hoặc kết hợp và các phương tiện sử dụng tần số radio khác phải tuân theo quy định về tiêu chuẩn phát sóng radio của Uỷ Ban Thông Tin Liên Bang (FCC), theo Luật về Thông Tin 1934 (Communication Act of 1934). Việc nhập khẩu các sản phẩm này có thể phải kèm theo tờ xác nhận của FCC (FCC 740), xác nhận rằng thiết bị , dụng cụ nhập khẩu đó phù hợp, hoặc sẽ được làm phù hợp, hoặc được miễn, với các quy định của FCC.

Thực phẩm, thuốc bệnh, mỹ phẩm, và trang bị y tế

Thực phẩm, mỹ phẩm, thuốc bệnh, thiết bị, dụng cụ y tế phải tuân theo các quy định của luật “Federal Food, Drug, and Cosmetic Act – FFD&C Act”, do cơ quan FDA của Bộ Y tế quản lý. Luật này cấm nhập những mặt hàng gỉa mạo, sai nhãn hiệu, kể cả hàng chất lượng kém, không đảm bảo an toàn và không đảm bảo vệ sinh. Hàng sai nhãn hiệu (misbanded) bao gồm cả lời viết, thiết kế nhãn, hoặc hình ảnh trên nhãn hiệu là giả hoặc sai, hoặc không cung cấp đủ các thông tin cần thiết. Luật cũng cấm nhập các dược phẩm chưa được FDA duyệt. Các sản phẩm nhập khẩu thuôc FDA quản lý sẽ phải qua giảm định tại thời điểm hàng tới cửa khẩu. Các chuyến hàng bị phát hiện không phù hợp vợi luật và các quy định sẽ bị từ chối nhập cảnh và bị buộc phải làm lại cho phù hợp, hủy hoặc tái xuất khẩu. Với sự cho phép của FDA, người nhập khẩu có thể sửa lại lô hàng chưa phù hợp thành phù hợp nếu xét thấy có thể làm được. Bất kỳ sự tuyển lựa lại, tái chế hoặc dán nhãn lại nào phải có sự gián sát của FDA với chi phí của người nhập khẩu.

Nhiều mặt hàng thực phẩm như bánh kẹo, sản phẩm sữa, gia cầm, trứng, thịt, trái cây, hạt, rau còn phải tuân theo các quy định của các cơ quan khác.

Nhiều loai hải sản phải tuân theo các quy định của cơ quan National Marine Fisheries Service (NMFS) thuộc của Cục quản lý môi trường không gian và biển (National Oceanic and Atmospherre Administration-NOAA) thuộc Bộ Thương mại Hoa kỳ.

Thuốc Sinh học

Sản xuất và nhập khẩu sản phẩm sinh học cho tiêu dùng cho người phải theo các quy định của Luật về Dịch Vụ Y Tế Công Cộng (Public Health Service Act). Các nhà sản xuất ở Mỹ và nước ngoài phải xin giấy phép của Mỹ về phương pháp sản xuất và về sản phẩm sẽ sản xuất hoặc nhập khẩu vào Mỹ. Các thông tin có thể hỏi FDA thuộc Bộ Y Tý Hoa Kỳ.

Thuốc sinh học cho động vật (thú y) được phải tuân theo Luật Virus Serum Toxin Act dưới sự quản lý của Bộ Nông Nghiệp. Việc nhập khẩu các virus, serum, toxin và các sản phẩm tương tự, các sinh vật và côn trùng gây bênh (organisms & vectors) dùng trong thú y, sẽ bị cấm trừ khi người nhập khẩu có giấy phép của Bộ Nông nghiệp cho từng sản phẩm cụ thể. Việc nhập khẩu còn phải tuân theo các quy định đặc biệt về nhãn hiêu (labeling).

Vật tự sinh học và các sinh vật gây bệnh (vectors).

Việc nhập khẩu vào Mỹ để bán, đổi, trao đổi các loai virus, huyết thanh y tế (therapeutic serum), chất đột (toxin), chất trị độc (antitoxin), hoặc các sản phẩm tương tự, hoặc arsphenamine hay các sản phẩm chiết xuất từ nó (hoặc bất kỳ hợp chất hữu cơ arsenic hoá trị ba (trivalent) nào), trừ các vật tư dùng cho thí nghiệm trong công trình nghiên cứu, ứng dụng trong phòng ngừa, điều trị, hoặc chữa các bệnh, tật của người, sẽ bị cấm nhập trừ khi các sản phẩm này được bào chế hoặc làm tại các cơ sở có giấy phép sản xuất (không bị treo hoặc đình chỉ) do Bộ trưởng Bộ Y Tế Hoa Kỳ cấp. Mẫu của các sản phẩm được cấp giấy phép nhập khẩu của Mỹ phải được gửi kèm theo mỗi chuyến hàng nhập khẩu, để được giám đốc hải quan cửa khẩu chuyển cho giám đốc Trung Tâm Đánh Giá và Nghiên Cứu Sinh Học của Mỹ (Maryland, USA).

Việc nhập khẩu còn phải được phép của  Trung Tâm Kiểm Soát và Ngăn Ngừa Bệnh Tật

(Atlanta, USA), thuộc Cơ Quan Dịch Vụ Sức Khoẻ Công Cộng (U.S. Public Health Service), cho các chuyến hàng của bất kỳ sinh vật gây bênh (etiological agent) hoặc côn trùng, động, thực vật gây ra các các bệnh trên người hoặc bất kỳ côn trùng, động, thực vật sống ngoại nhập nào có nguy cơ là một trung gian (vector) gây ra các bệnh trên người.

Các Chất Ma Túy và chất Dẫn Xuất Từ Ma Tuý

Cấm nhập khẩu các chất trong diện kiểm soát, bao gồm ma tuý (nacotics, marijuana) và các chất ma tuý nguy hiểm khác, trừ khi việc nhập khẩu phù hợp với các quy định của Cơ Quan Quản Lý Ma Tuý (Drug Enforcement Administration – Arlinton, Virginia, USA) thuộc Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ. Một số chất trong diện kiểm soát cấm nhập: amphetamines; barbiturates; lá coca và các chất chiết suất như cocaine; các chất hallucinogenic như LSD, mescaline, peyote, marijuana và các dạng khác của cannabis; opiates bao gồm methadone; thuốc phiên (opium) gồm các chiết suất từ opium như morphine và heroin; các chất tổng hợp thay thế ma tuý và anobolic steroids.

Các dụng cụ thiết bị liên quan đến ma tuý

Cấm nhập khẩu hoặc xuất khẩu các dụng cụ, thiết bị này theo như quy đinh trong Section 863, Title 21 của U.S. Code.

Danh mục các dụng cụ này bao gồm: bất cứ thiết bị, sản phẩm, hoặc vật liệu nào mà được dùng hoặc được thiết kế để sử dụng trong việc sản xuất, pha trộn, chuyển đổi, che dấu, chế biến, đun nấu, tiêm, nuốt vào bụng, hít hoặc bằng các nào đó đưa vào cơ thể con người các chất trong diện kiểm soát, việc sở hữu cá dụng cụ thiết bị này là bất hợp pháp theo như quy định trong Luật về các chất bị kiểm soát (Controlled Substances Act).

Các dụng cụ, thiết bị vật liệu liên quan đến ma tuý bao gồm, nhưng không giới hạn, các loai sau:

-  các ống điừu bằng kim loai, gỗ, nhựa acrylic, kính, đá, nhựa, hoặc gốm, sứ, có hay không có màng lọc, bộ lọc cố định, đầu hashish, hoặc các binh lọ kim loai đục lỗ.

-  ống điếu có nước

- ống điếu và dụng cụ carburetion

-  các mặt nạ chống khói và caburetion

-  cái kép đầu thuốc: ví dụ, dùng để giữ các đầu điếu thuốc marijuana

-  các thìa nhỏ có vạch đo 1/10 cm3 hoặc nhỏ hơn.

-  ống điếu có bầu

-  óng điếu carburetor

-  ống điếu chạy điện

-  ống điếu chạy bằng khí

-  chillum

-  bong

-  ông điếu chườm nước đá hoặc lạnh

-  giấy cuốn thuốc

-  bộ dụng cụ hút cocain

 Vàng, Bạc, Tiền Tệ và tem

Vàng và bạc

Các điều khoản của Luật National Stamping Act (sửa đổi) (15U.S.C. 291-300), dưới sự quản lý một của Hải quan Mỹ và cơ quan FBi Mỹ.  Đồ làm từ vàng và các hợp kim vàng bị cấm nhập vào Mỹ nếu có tỷ lệ vàng thấp hơn 0.003 phần so với tuổi vàng (độ tinh khiết-fineness) kê khai. Đối với đồ làm từ vàng hoặc hợp kim vàng có tuổi vàng thấp, kể cả hợp kim để hàn, tỷ lệ 0.003 được cho phép.

Các đồ ghi “sterling” hoặc “sterling silver” cần có ít nhất 0.925 bạc tinh khiết và được phép có 0.004 phần kim loai khác. Các đồ khác làm từ bạc và hợp kim bạc phải có không dưới 0.004 phần thấp hơn tuổi bạc kê khai (fineness). Các đồ ghi “coin” hoặc “coin silver” phải có it nhất 0.900 phần bạc tinh khiết với tỷ lệ kim loai tạm chất thấp hơn 0.004 phần.   

Nếu gửi các đồ vàng hoặc bạc có độ tinh khiết hoặc ghi chất lượng như 14K, sterling, v.v. qua bưu điện hoặc giao hàng giữa các Bang, phải ghi tên người gửi hoặc ghi ký hiệu đã đăng ký kinh doanh bên cạnh ký hiệu độ tinh khiết (fineness) với cùng cỡ chữ như ký hiệu độ tinh khiết. Ký mã hiệu (trademark) và tên không yêu cầu phải ghi khi nhập khẩu, do vậy Hải quan sẽ không có trác nhiệm quản lý trực tiếp theo luật. Thông tin chi tiết cần hỏi Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ.

Đồ vàng bạc ghi “Phân tích tại Mỹ (United States Assay)” sẽ không được nhập khẩu vào Mỹ. Đồ vàng bạc có phần bên trong được làm hoàn toàn hoặc một phần bằng kim loai khác và mạ phủ hoặc đúc đổ vàng hoặc bạc hoặc hợp kim của vàng, bạc và có ghi độ tinh khiết, thì cũng phải ghi tỷ lệ mạ phủ hoặc đúc vàng, bạc, và trong trương hợp như vậy, không được dùng chữ “sterling” hoặc “coin”.   

Mọi hạn chế trong việc mua, giữ, bán, hoặc giao dịch vàng đã bị xoá bỏ từ 31/12/1974, và vàng có thể được nhập khẩu theo những quy định thông thường của Hải quan. Theo Luật Hobby Protection Act, dưới sự quản lý của Văn Phòng Bảo Vệ Tiêu Dùng (Bureau of Consumer Protection) thuộc Uỷ Ban Thương Mại Liên bang (Federal Trade Commision), các đồ vàng bạc làm nhái phải ghi rõ ràng và cố định là “copy”, nếu không tuân theo sẽ bị tịch thu và huỷ bỏ. Các đồng xu không chính thức, bằng vàng, phải ghi tên nước xuất xứ. Nên kem theo một bản sao chứng chỉ pháp lý về việc phát hành đồng xu đó, hoặc thông báo của chính phủ về việc bảo tồn các đồng xu đó.

Hàng giả

Hàng sao chép hoặc dập khuôn các đồng tiền xu hoặc các chứng khoán của Mỹ hoặc bất cứ nước ngoài nào đều không được nhập khẩu. Việc làm giả các đồng tiền xu đang lưu thông ở Mỹ; làm giả, dập khuôn lại hoặc thay đổi các nghĩa vụ hoặc các chứng khoán của Hoa Kỳ hay của bất kỳ chính phủ nước ngoài nào; các khuôn in, khuôn đúc, hoặc bất cứ trang thiết bị nào để làm các việc trên, đều bị cấm nhập khẩu.  

Phương tiện tiền tệ

Theo Luật Curency and Foreign Transaction Reporting Act (31USC 5311 et seq.), nếu người nào biết việc vận chuyển, sẽ vận chuyển, hoặc đang vận chuyển, trong một lần, trên 10.000 USD tiền tệ, vào hoặc ra từ Hoa Kỳ; hoặc nếu một người nhận, trong một lần, trên 10.000 USD từ hoặc vào một nơi bên ngoài Hoa Kỳ, sẽ phải khai báo về việc vận chuyển này (Mộu Hải quan 4790) với Hải quan Hoa Kỳ. Phương tiện tiền tệ bao gồm: xu, tiền của Hoa Kỳ và của nước ngoài, séc du lịch (traveller’s check) dưới mọi hình thức, séc cá nhân hoặc các loai séc khác, money orders dưới dạng ghi danh hoặc ký hậu không hạn chế; các chứng khoán hoặc cổ phiếu ghi danh. Séc ngân hàng hoặc money order ghi tên người được trả, nhưng chưa ký hậu hoặc đã ký hậu, sẽ không được coi là “phương tiện tiền tệ”. Các quy định của Bộ Tài Chính về việc kê khai cácc phương tiện tiền tệ được nêu ở Luật 31CFR part 103.