Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Cảnh báo giá hàng hóa sắp 'nổi sóng'

Từ cuối tuần trước, giá lúa mì, thiếc và vàng hồi phục; số lượng việc làm của Mỹ tăng cao vượt dự báo của các chuyên gia. Vì vậy, nhu cầu hàng hóa trong những tháng tới được dự báo sẽ đẩy giá cả 'nổi sóng'.

Ông Jerrrey Currie, chuyên gia nghiên cứu về thị trường hàng hóa tại Goldman Sachs, nhận xét: “Xét đến mức độ sụt giảm của giá hàng hóa trong tuần trước, thực tế nó mang đến cơ hội để giá tăng cao hơn, đặc biệt trong nửa sau năm 2011.” Cách đây một tháng, chính chuyên gia Currie khuyên nhà đầu tư thận trọng với hàng hóa: “Trong tương lai rất gần, chúng ta cần thận trọng”.

Giá trị của tất cả 24 loại hàng hóa thuộc khảo sát của S&P GSCI đến ngày 06/05 ở mức 805 tỷ USD từ mức 891 tỷ USD vào ngày 29/4. Tổng giá trị các sản phẩm ETFs được đảm bảo bằng vàng giảm xuống 119 tỷ USD từ 132 tỷ USD.

Trong khoảng thời gian 5 tháng tính đến hết tháng 4, tăng trưởng của giá hàng hóa cao hơn so với cổ phiếu, trái phiếu và đồng USD đến tháng thứ 5 liên tiếp, chuỗi thời gian dài nhất trong 14 năm bởi dự báo nhu cầu sẽ vượt quá cung.

64 triệu người châu Á ‘dính’ nghèo vì giá tăng

Khi nhu cầu tiêu thụ của nhóm người giàu có tại Trung Quốc, Ấn Độ và nhóm nền kinh tế mới nổi lên cao, giá dầu, cà phê, đồng, cacao hay vàng ít nhất có thể tăng gấp đôi. Theo các chuyên gia, ở thời điểm nào đó trong ngắn hạn, giá hàng hóa sẽ đi ngang hoặc có thể giảm thế nhưng trong dài hạn, xu thế tăng sẽ tiếp tục.

Ông Derek Hol, chuyên gia tại Scotia Capital, nhận định: “Trong dài hạn, chúng ta mới chỉ ở trong những ngày đầu tiên của xu thế giá hàng hóa tăng. Hiện chỉ 15% hộ gia đình tại Ấn Độ có tủ lạnh; Trung Quốc dù đã trở thành thị trường ô tô lớn nhất thế giới nhưng thị trường Mỹ hay Anh vẫn còn rất nhiều tiềm năng. Nhóm nền kinh tế mới nổi sẽ vẫn tăng trưởng mạnh và áp lực lên giá hàng hóa không nhỏ”.

Cùng quan điểm như trên, báo cáo “Lạm phát giá lương thực toàn cầu và các nước châu Á đang phát triển” của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), cũng cho rằng, từ giờ đến cuối năm, giá cả lương thực toàn cầu và giá dầu tiếp tục tăng cao như trong đầu năm 2011.

Ông Changyong Rhee, Trưởng ban kinh tế của ADB, cho biết: “Đối với những gia đình nghèo ở các nước châu Á đang phát triển, những người hiện đã dành hơn 60% thu nhập của mình cho lương thực, giá lương thực tăng cao sẽ càng làm giảm khả năng chi trả của họ cho các dịch vụ y tế và giáo dục. Nếu như không được kiểm soát, cuộc khủng hoảng lương thực sẽ xói mòn những thành quả giảm đói nghèo mà châu Á đã đạt được trong thời gian gần đây.”

Lạm phát lương thực trong nước ở nhiều nền kinh tế trong khu vực châu Á đã đạt mức trung bình 10% trong đầu năm 2011. Do đó, việc tăng giá lương thực 10% ở các nước Châu Á đang phát triển, nơi cư trú của 3,3 tỷ người, có thể đẩy thêm 64 triệu người vào cảnh nghèo khổ với thu nhập dưới mức 1,25 USD một ngày.

Để ngăn chặn nguy cơ khủng hoảng, theo tiến sỹ Rhee, điều quan trọng là các nước cần kiềm chế việc áp dụng lệnh cấm xuất khẩu đối với các mặt hàng lương thực, đồng thời tăng cường hệ thống an sinh xã hội. Các nỗ lực để ổn định sản xuất cần được chú trọng với việc đầu tư thêm cho cơ sở hạ tầng nông nghiệp để nâng cao sản lượng lương thực và mở rộng hệ thống kho chứa, đảm bảo rằng lương thực sản xuất ra không bị lãng phí.

Báo cáo cũng chỉ ra rằng cần phải làm dịu bớt các hoạt động đầu cơ trên thị trường lương thực. Báo cáo kiến nghị cần tăng cường sự thống nhất của thị trường và xóa bỏ các biến dạng chính sách đang tạo ra rào cản trong việc lưu chuyển lương thực từ các khu vực dư thừa đến các khu vực thiếu hụt.

(Báo Đất Việt)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo