Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!

Chính những “bấp bênh” khiến nông dân phải chạy theo lợi nhuận và việc người trồng chè chỉ quan tâm đến sản lượng là điều tất yếu

Gần đây, nhiều lô hàng chè của Việt Nam xuất khẩu sang các nước châu Âu EU đã bị trả về do phát hiện có chứa các chất Acetamiprid và Imidacloprid. Đây là 2 chất thuộc danh mục 02, theo lộ trình sẽ bị đưa ra khỏi danh mục vào tháng 2/2015. 

Trước thông tin trên, phóng viên báo Diễn đàn Doanh nghiệp đã trao đổi với ông Nguyễn Quốc Khánh - Công ty TNHH MTV chè Sông Cầu thì được biết:

“Công ty chúng tôi vừa bị trả lại mấy tấn chè do chứa tồn dư 2 hợp chất Acetamiprid và Imidacloprid. Điều này gây thiệt hại rất nhiều cho công ty”.

Khi được hỏi về việc khắc phục tình trạng trên, anh chỉ ngao ngán chia sẻ: “Thực sự là rất khó! Giờ doanh nghiệp của chúng tôi chỉ biết đi thu mua chè của người dân, vườn chè là của người dân nên việc cấm họ sử dụng 2 hợp chất này là cực kỳ khó, có khi họ vẫn lén lút dùng”.

Một doanh nghiệp khác lại lắc đầu cho biết, Việt Nam hiện có xấp xỉ 700 nhà máy chế biến chè, ngoài ra còn có vô số cơ sở chế biến thủ công của các hộ gia đình. “Chúng tôi là người thu mua, biết ngăn chặn thế nào trong khi Cục Bảo vệ Thực vật vẫn cho lưu hành loại thuốc này trên thị trường? Tại sao Cục không dừng lưu hành loại thuốc này và thay thế bằng những sản phẩm khác?” - doanh nghiệp này bức xúc.

Chính ông Nguyễn Xuân Hồng - Cục Bảo vệ Thực vật cho biết, Cục đã có văn bản khuyến cáo người dân không sử dụng các chất này và thay thế bằng các chất khác trên chè, nhằm đáp ứng yêu cầu xuất khẩu. “2 hợp chất Acetamiprid và Imidacloprid theo quy định phải tới năm 2015 mới đưa ra khỏi danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng. Trước mắt cục đã đưa ra 7 loại hợp chất khác có thể sử dụng thay thế 2 hợp chất này trên cây chè và khuyến cáo tới doanh nghiệp, người trồng chè lựa chọn” - ông Hồng nhấn mạnh.

Tuy nhiên, mới chỉ dừng lại ở mức khuyến cáo cộng với những “bấp bênh” mùa vụ mà người nông dân phải tự gánh chịu khiến họ chạy theo lợi nhuận mà ít quan tâm tới vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm cũng là điều dễ hiểu.

(Theo Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Quyền lực siêu thị: Đừng tưởng bở
  • Điện thoại “made in Vietnam” hết thời ?
  • “Kiện tôm của Việt Nam là không công bằng”
  • 2013, mục tiêu xuất khẩu đạt 126,1 tỷ USD
  • Fastfood, lối ra cho thương mại Mỹ - Trung?
  • Đòn bẩy FTA và tâm thế chuẩn bị của Việt Nam
  • Xuất khẩu gạo: Làm nhiều hơn, tiền ít hơn!
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo