Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh 2008: Đà Nẵng đứng đầu

Mặc dù “đóng sổ” từ tháng 5/2008, song kết quả chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh lần thứ 4 - công bố sáng 11/12 tại Hà Nội đã kịp phản ánh gam màu không mấy lạc quan của bức tranh kinh tế năm 2008. Thể hiện rõ nhất qua điểm số của các tỉnh trung vị trong PCI 2008 thấp hơn 2,4 điểm so với năm 2007, từ 55,6 điểm xuống còn 53,2 điểm.

Nhóm “rất tốt, tốt” thu hẹp, nhóm “thấp” tăng lên

Số tỉnh được xếp vào nhóm có chất lượng điều hành kinh tế rất tốt và tốt ít hơn năm ngoái trong khi số tỉnh thuộc nhóm thấp lại tăng lên. Hai tỉnh Bình Định, Vĩnh Long đã rớt khỏi nhóm rất tốt còn nhóm có chỉ số cạnh tranh thấp tăng từ 4 lên 6 “thành viên”.

Sự sụt giảm về số điểm chủ yếu tập trung vào hai lĩnh vực đào tạo lao động và chính sách phát triển kinh tế tư nhân và mang tính hệ thống trên cả nước. Thực tế đây không phải là vấn đề mới mà đã phản ánh sự không hài lòng của doanh nghiệp về chất lượng dịch vụ công và hiệu quả điều hành của lãnh đạo địa phương trong lĩnh vực này suốt thời gian dài.

Đại diện VCCI, Trần Hữu Huỳnh cho rằng những chỉ số này thể hiện sự đảo chiều theo hướng không mấy lạc quan của PCI năm nay. Đáng lưu ý, theo ông Huỳnh, đây mới là khảo sát cảm nhận doanh nghiệp cho đến tháng 5/2008. Thời điểm này khó khăn, lạm phát mới ló dạng chứ nếu là thời điểm hiện nay thì… chưa biết thế nào.

Điểm mới: Mức độ cải thiện

Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI cũng thừa nhận, mặc dù đã có nhiều tiến bộ như rút ngắn thủ tục đăng ký kinh doanh từ 15 ngày năm 2007 xuống còn 12,25 ngày, chính thức hóa quyền sử dụng đất, tăng cường tiếp cận thông tin, cải thiện trong lĩnh vực thuế… nhưng môi trường kinh doanh cấp tỉnh năm 2008 vẫn còn nguyên 3 “nút thắt tăng trưởng”: thủ tục hành chính, lao động và hạ tầng.

Phiền hà do thủ tục hành chính không những không giảm mà còn tăng so với năm 2007 với 22,99% doanh nghiệp phải dành tới 10% quỹ thời gian cho việc này và tới 22,71% cho rằng các khoản chi trả không chính thức gây khó khăn cho họat động kinh doanh.

“Điểm nóng khó khăn” là lao động và nguồn nhân lực vẫn tiếp tục kéo dài suốt từ năm 2007 sang đến 2008 chỉ với 18,50% hài lòng với chất lượng lao động địa phương. Đặc biệt, cơ sở hạ tầng ngày càng trở thành “gánh nặng” của doanh nghiệp, trung bình mỗi doanh nghiệp mất đến 7,5 ngày, 71% doanh nghiệp sản xuất có sản phẩm bị ảnh hưởng.

Đặc biệt, các doanh nghiệp than phiền nhiều về tình trạng cắt điện thường xuyên (trung bình gần 50 giờ). “Mức độ lạc quan của giới doanh nghiệp năm nay kém hơn so với các năm trước”, ông Lộc nói.

Năm nay cũng đánh dấu những thay đổi trên bảng xếp hạng. Bình Dương đã mất vị trí dẫn đầu (ba năm liên tục địa phương này đứng đầu) cho Đà Nẵng và ở vị trí á quân. Tiếp theo là Vĩnh Phúc, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Long An…. Tại vị trí cuối bảng cũng có sự thay đổi. Điện Biên “đội sổ” thay cho Đắk Nông, trên đó lần lượt là Bắc Kạn, Bạc Liêu…

Điểm mới của PCI năm 2008 là đưa ra bảng so sánh mức độ cải thiện của chính mỗi tỉnh giữa năm 2006 và năm 2008. Dù chưa hẳn vượt trội lên trên bảng xếp hạng nhưng qua đó ghi nhận những nỗ lực tự vượt lên chính mình của một số địa phương như Cà Mau, Long An, Hà Nam… là động lực cho các tỉnh này tiếp tục cải thiện hơn nữa.

Đại sứ Hoa Kỳ Michael Michalak cho rằng PCI 2008 là “tiếng nói của doanh nghiệp” khi đại diện cho 7.820 doanh nghiệp dân doanh đủ các thành phần đến từ 64 tỉnh thành được điều tra khách quan. Do đó, những số liệu của PCI chính là “tấm gương soi” hiệu quả các chính sách kinh tế từ T.Ư xuống địa phương cũng như năng lực điều hành lãnh đạo cấp tỉnh.

Trên cơ sở đó, không chỉ giúp địa phương kịp thời phân tích các điểm mạnh, điểm yếu để thúc đẩy cải cách mà còn là cơ sở tham chiếu rất tốt cho các cơ quan quốc tế khi đề ra ưu tiên cho các nguồn tiền tài trợ.

PCI do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Dự án nâng cao cạnh tranh Việt Nam VNCI thực hiện thường niên từ năm 2005 đến nay với mục đích “bắt mạch” cho năng lực điều hành kinh tế cấp tỉnh, trên cơ sở đó “kê đơn” cho các chính sách điều hành kinh tế vĩ mô.


(Theo baobinhduong)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Rối loạn thị trường gas - vì sao?
  • Bình Dương đứng thứ 2 về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, thành phố
  • Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện ASEAN-Nhật Bản (AJCEP), Vị thế mới cho hàng Việt Nam xuất khẩu
  • Năm 2009 sẽ có xăng dầu sản xuất trong nước
  • Ngành điều phải nhập 40% nguồn nguyên liệu từ nước ngoài
  • Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện ASEAN-Nhật Bản (AJCEP): Vị thế mới cho hàng Việt Nam xuất khẩu
  • Kim ngạch xuất khẩu năm 2009 tăng 13% - mục tiêu không dễ đạt được
  • Giá dầu bao nhiêu là vừa?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo