Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Chống nhập siêu: Không thể dựa mãi vào "chiêu" tăng tỷ giá

Trước đây, mỗi khi đề xuất tăng tỷ giá để hỗ trợ xuất khẩu, Ngân hàng Nhà nước thường cho rằng, tăng tỷ giá có lợi cho xuất khẩu. Song, khi hầu hết các ngành xuất khẩu của Việt Nam đều phải nhập khẩu đến 80% nguyên liệu thì tăng tỷ giá chưa chắc đã tốt. Vì USD lên giá thì DN cũng phải tốn thêm VND để nhập khẩu. .

Trong quyết định tăng tỷ giá mới đây, Ngân hàng Nhà nước nói "nhằm kiềm chế nhập siêu". Giữa xuất nhập khẩu có mối quan hệ tác động lẫn nhau. Vậy, việc chống nhập siêu thông qua tăng tỷ giá liệu có hiệu quả và điều đó có tác động gì đến xuất khẩu lại không được nói đến.

Dồn lên tỷ giá

Để nhập khẩu, các DN cần phải có ngoại tệ mà chủ yếu là USD. Vì thế, siết mạnh giá cả và quản lý chặt USD là được chú trọng để hạn chế nhập khẩu. Để làm điều đó, có hai cách: một là, hạn chế mua bán thông qua các quy định và tiêu chí khắt khe; hai là, tăng tỷ giá đề khiến hàng hóa nhập khẩu đắt đỏ hơn.

Để thực hiện cách thứ nhất, Bộ Công Thương đã ban hành ra hai danh mục hàng hóa: các mặt hàng nhập khẩu không thiết yếu, hàng tiêu dùng không khuyến khích nhập khẩu và các mặt hàng thiết yếu trong nước đã sản xuất được để làm cơ sở cho mọi chính sách hạn chế nhập khẩu.

Tỷ giá USD/VND tự do sau khi tăng ngày 24/8 đã bắt đầu chững lại.

Căn cứ trên cơ sở này, các ngân hàng sẽ được bán USD cho DN nhập khẩu mặt hàng nào và hạn chế bán cho mặt hàng nào. Thực hiện triệt để điều này, Ngân hàng Nhà nước đã hướng dẫn và kiểm soát chặt việc mua bán USD của các ngân hàng đối với DN.

Từ đầu tháng 6, khi xuất hiện dấu hiệu nhập siêu cao, Ngân hàng Nhà nước càng siết chặt việc mua bán USD. Đầu tiên, cơ quan này phát đi thông điệp mang tính nghiệp vụ khi yêu cầu các tổ chức tín dụng báo cáo tình hình bán và cho vay thanh toán hàng nhập khẩu với yêu cầu kiểm soát chặt chẽ, hạn chế cho vay ngoại tệ để thanh toán tiền nhập khẩu các mặt hàng không khuyến khích.

Ngay sau đó, Thống đốc lại có văn bản yêu cầu các  tổ chức tín dụng phải báo cáo tổng lượng ngoại tệ đã bán và cho vay phát sinh hàng tuần để phục vụ thanh toán các mặt hành nhập khẩu. Tỷ trọng giá trị cho vay, bán ngoại tệ phục vụ nhập khẩu các mặt hàng so với tổng giá trị cho vay, bán ngoại tệ phục vụ nhập khẩu. Tổng giá trị cho vay bằng Việt Nam đồng phát sinh trong tuần để mua ngoại tệ phục vụ thanh toán các mặt hàng nhập khẩu theo hai danh mục trên đây.

Không chỉ dừng lại ở nhắc nhở, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành một quy định về các điều kiện cho vay ngoại tệ đối với cá tổ chức tín dụng nhằm kiểm soát quy mô và tốc độ tăng dư nợ cho vay ngoại tệ, phù hợp với khả năng huy động vốn, nguồn trả nợ... để dễ dàng kiểm soát giao dịch mua bán USD.

Tuy nhiên, việc này dù gây một ít khó dễ nhưng các DN vẫn có cách để mua được USD phục vụ nhập khẩu khi có hẳn một thị trường "chợ đen" sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của DN, thậm chí, những thị trường "chợ đen" còn hình thành ngay trong ngân hàng khi các ngân hàng sẵn sàng bán USD cho DN vấn đề là giá bao nhiêu mà biểu hiện dễ thấy nhất là tình trạng hai tỷ giá, DN không thể mua USD theo giá niêm yết mà phải mua USD cao theo giá thị trường tự do.

Thực hiện cách thứ hai, Ngân hàng Nhà nước tăng tỷ giá để hạn chế nhập siêu. Với tỷ giá mới, để nhập khẩu hàng hóa, so với giá đầu năm, các DN nhập khẩu phải tốn kém thêm 5% chi phí giá nhập khẩu. Chưa kể, các loại chi phí khác cũng tăng giá. Điều này buộc hàng hóa nhập khẩu sẽ đắt đỏ hơn. Nhập khẩu về thế cũng sẽ được hạn chế.

Hai chiều lợi - hại

Kinh tế Việt Nam phụ thuộc nhiều vào xuất nhập khẩu. Việc điều chỉnh tỷ giá tất nhiên cũng sẽ có tác động hai chiều là lợi cho xuất khẩu song không có lợi cho nhập khẩu.

Trong quyết định của Ngân hàng Nhà nước có nói: tăng tỷ giá để hạn chế nhập siêu nhưng dường như lại quên đi nhập khẩu khó khăn có thể ảnh hưởng đến sản xuất phát triển sản xuất, thậm chí nhập khẩu giảm làm cho xuất khẩu giảm theo khi có đến 80% nguyên liệu cho sản xuất và xuất khẩu đều phải nhập.

 

Năm 2009, là năm kinh tế khó khăn nhưng tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam vẫn lên đến 69,95 tỷ USD, trong đó nhập siêu khoảng 12,85 tỷ USD. Trong cơ cấu hàng nhập khẩu thì nguyên liệu và máy móc đã chiếm đến trên 82%, đa phần là loại hàng hóa trong nước không sản xuất được, buộc phải nhập khẩu để sản xuất và xuất khẩu. Trong khi đó, phần nhập khẩu hàng hóa tiêu dùng, hàng xa xỉ cần hạn chế nhập khẩu chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ với con số tuyệt đối khoảng 8 tỷ USD.

Như vậy, nếu làm theo cách thứ nhất là siết chặt bán USD cho các mặt hàng nhập khẩu bị hạn chế, mặt hàng trong nước sản xuất được thì rõ ràng mới chỉ động chạm đến phần rất nhỏ của nhập khẩu và như thế chống nhập siêu sẽ không hiệu quả. Thực tế là, 6 tháng đầu năm dù kiểm soát chặt USD, nhập khẩu vẫn tăng, nhập siêu lên cao và nhóm hàng cần hạn chế nhập khẩu vẫn không giảm là bao.

Cũng phải nói rằng, bên cạnh tỷ giá, các bộ ngành còn có nhiều cách khác để chống nhập siêu mà phổ biến nhất là phân loại hàng hóa để kiểm soát. Trong đó có tăng thuế, áp dụng các biện pháp hành chính như: cấp phép tự động, hạn chế bán ngoại tê.

Tuy nhiên, trong khi tăng thuế đang bị hạn chế bởi các cam kết WTO và thương mại song phương, các biện pháp hành chính không hiệu quả vì DN luôn có cách để vượt qua và rất khó áp dụng vì dễ động chạm cam kết WTO.

Một cách khác là tăng cường các rào cản kỹ thuật nhưng do trình độ còn thấp nên chúng ta chỉ kiểm soát các tiêu chí đơn giản về nguồn gốc xuất xứ, các tiêu chí chất lượng đơn giản, một số cách thức kiểm soát đặc biệt đối với hàng xa xỉ... hàng nhập khẩu dễ dàng vượt qua.

Chính vì thế, trong cuộc họp hồi đầu năm với các tập đoàn, tổng công ty lớn về đẩy mạnh xuất khẩu và kiềm chế nhập siêu, các chuyên gia đã bày tỏ lo ngại, chính sách chống nhập siêu dường như đang đi lệch hướng. Chính vì thế, đại diện Vụ Kế hoạch của Bộ Công Thương cho rằng, các biện pháp hiện nay áp dụng,  tựu chung vẫn chỉ nhắm vào nhóm hàng hóa tiêu dùng, hàng xa xỉ với tỷ lệ nhỏ và thực tế "không ăn thua gì".

Trong khi đó, với 80% nhập khẩu là nguyên liệu máy móc. Thậm chí, trong một Báo cáo phân tích thâm hụt thương mại thuộc Dự án hỗ trợ thương mại đa biên - Bộ Công Thương cho thấy, tỷ lệ nhập khẩu trong xuất khẩu còn rất cao, chiếm khoảng 2/3 giá xuất xưởng. Ví dụ, ngành hàng dệt may, năm 2009 chúng ta xuất khẩu 9,1 tỷ USD nhưng nhập khẩu là 7,8 tỷ USD nguyên phụ liệu. Thậm chí, nếu trừ đi 1 tỷ USD là nguyên phụ liệu da giày thì ngành dệt may cũng đã phải nhập khẩu đến 6,8 tỷ USD nguyên phụ liệu.

Như vậy, nếu theo cách thứ 2 là tăng tỷ giá để hạn chế nhập khẩu thì có vẻ đúng nhưng dường như chúng ta chưa được giải thích rõ hơn về việc tác động của nó lên nhập khẩu cho đầu tư sản xuất trong nước và nhập khẩu dành cho xuất khẩu. Dù chưa phân tích rõ ràng nhưng chắc chắn, khi tỷ giá tăng sẽ khiến chi phí đầu vào tăng. Điều này làm cho hàng hóa trong nước và xuất khẩu sẽ tăng giá lên làm giảm tính cạnh tranh và gia tăng nguy cơ lạm phát.

Chính vì thế, đồng ý là tăng tỷ giá để hạn chế nhập siêu nhưng các chuyên gia ngân hàng vẫn cho rằng, không thể tăng tỷ giá mãi vì điều này không cơ lợi, mà phải tính đến các giải pháp đồng bộ khác về kỹ thuật, thương mại...

Còn đại diện Vụ Kế hoạch - Bộ KH-ĐT cho rằng, về dài hạn, cách tốt nhất để giảm nhập siêu vẫn là giải pháp phát triển công nghiệp trong nước, công nghiệp hỗ trợ để giảm nhập khẩu các loại nguyên liệu, máy móc phục vụ cho sản xuất.

Nói như ông Lê Quốc Ân - Chủ tịch hiệp hội Dệt may Việt Nam, một chiếc áo sơ mi, gia công được 1,5 USD  tiền công; nếu tự sản xuất được nguyên phụ liệu thì có thể bán và thu về được 6USD đến 7 USD; nếu bán với thiết kế do chính mình làm thì có thể bán đến 8USD.

(Tác giả: Lê Khắc // Theo VNR500)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Khó tăng thị phần giày dép tại Mỹ
  • Viễn cảnh “tối” của thị trường ôtô thế giới
  • Thị trường phân bón sẽ căng thẳng?
  • Xuất khẩu gỗ của Thái Lan bị ảnh hưởng bởi quy định mới của EU
  • Bức xúc với giá sàn xuất khẩu gạo
  • Nhập khẩu ngô, một nghịch lý
  • Bạn hàng ngoại tìm đối tác Việt: Sao không thấy hồi âm?
  • Xuất nhập khẩu của doanh nghiệp FDI: Mừng và lo
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo