Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Để trái cây vào được thị trường khó tính

Thị trường trái cây ở Mỹ có giá rất cao nhưng đòi hỏi tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt.

“Việc Mỹ chấp nhận nhập khẩu nhiều loại trái cây (sau thanh long và chôm chôm) của VN đã mở ra thị trường triển vọng cho trái cây trong nước. Tuy nhiên, để trái cây VN thực sự có chỗ đứng ở Mỹ thì ngay bây giờ Nhà nước nên xây dựng vùng sản xuất chuyên canh trái cây quy mô lớn, giống như lúa gạo” - TS Nguyễn Minh Châu, Viện trưởng Viện Cây ăn quả miền Nam, cho hay.

Không khá lên được nếu cứ xuất thô

. Phóng viên: Việc Mỹ nhập khẩu nhiều loại trái cây của VN sẽ tác động như thế nào đến sản xuất trong nước, thưa ông?

+ TS Nguyễn Minh Châu: Trong số các nước tiêu thụ trái cây thì thị trường Mỹ luôn có giá cao nhất và đòi hỏi tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt. Việc ngày càng nhiều thị trường khó tính đồng ý nhập khẩu trái cây VN sẽ tốt hơn cho sản xuất trong nước. Chứ còn xuất thô trái cây sang Trung Quốc như từ trước đây vẫn làm thì nông dân, doanh nghiệp trái cây VN sẽ không khá lên được.

. Sản xuất trái cây trong nước liệu có đáp ứng được những thị trường khó tính hay không, nhất là thị trường Mỹ, thưa ông?

+ Hiện nay phía Mỹ mới chỉ cấp mã số cho một số vùng sản xuất, sau khi đã đến kiểm tra và giám sát chất lượng. Nói là nhập khẩu nhiều loại trái cây của VN nhưng chỉ có vùng nào được cấp mã số mới được xuất qua Mỹ. Cũng là chôm chôm nhưng hiện chỉ có vùng Châu Thành (Bến Tre) mới được xuất qua Mỹ, còn vùng Long Khánh (Đồng Nai) nổi tiếng về chôm chôm nhưng không được xuất vì chưa đáp ứng điều kiện. Các mặt hàng vải, nhãn, xoài, vú sữa cũng sẽ được Mỹ áp dụng theo cách này.

Diện tích còn quá nhỏ

. Thưa ông, trước triển vọng như trên, phía VN đã có sự chuẩn bị gì để đáp ứng yêu cầu của thị trường?

+ Trước tiên đòi hỏi người sản xuất phải nâng cao chất lượng. Ít nhất cũng phải đáp ứng tiêu chuẩn VietGAP, cao hơn nữa thì theo tiêu chuẩn GlobalGAP. Không chỉ xuất khẩu mà ngay cả thị trường trong nước hiện cũng đòi hỏi sản xuất trái cây đáp ứng tiêu chuẩn ngày càng cao. Tuy nhiên, nhiều vùng dù được chứng nhận VietGAP, GlobalGAP nhưng diện tích quá nhỏ khiến đầu ra bị hạn chế. Trong tương lai, sản xuất trái cây cũng cần những vùng chuyên canh khép kín, chất lượng cao, giống như lúa gạo đang làm. Nhưng để làm được điều này cần phải có sự tác động từ phía Nhà nước.

. Ông đánh giá ra sao về tiềm năng của thị trường Mỹ?

+ Mỹ mới chỉ được coi là thị trường tiềm năng. Trong lúc này doanh nghiệp trái cây nên nhắm đến những thị trường gần với VN hơn như Úc, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, châu Âu… Thị trường Mỹ tuy giá cao nhưng chi phí sản xuất cũng cao do chi phí vận chuyển. Cái khó của doanh nghiệp trái cây VN khi xuất sang Mỹ là phải cạnh tranh với doanh nghiệp Nam Mỹ và chính cả doanh nghiệp của Mỹ. Hiện nước Mỹ cũng sản xuất chôm chôm, thanh long như VN.

. Xin cảm ơn ông.

Xuất khẩu rau quả tăng trưởng mạnh

Theo Bộ Công Thương, xuất khẩu rau quả trong bốn tháng đầu năm 2011 đạt 213 triệu USD, tăng 44% so với cùng kỳ năm 2010. Trong đó Trung Quốc, Nga, Thái Lan, Nhật là những thị trường chính, chiếm trên 60% tổng kim ngạch xuất khẩu của VN.

Đánh giá của đại diện Vụ Thị trường ngoài nước cho thấy xuất khẩu rau quả những tháng đầu năm 2011 có nhiều thuận lợi, nhất là sang thị trường Mỹ, châu Âu. Nhiều mặt hàng chôm chôm, thanh long, hoa quả tươi hoặc sấy khô đang dần có chỗ đứng và cạnh tranh ngang ngửa với trái cây Thái Lan, Malaysia.

Mỹ sẽ nhập thêm vải, nhãn, xoài, vú sữa

Mới đây, cuộc họp cấp bộ trưởng trong khuôn khổ Hội đồng TIFA (Hiệp định khung về thương mại và đầu tư) giữa VN và Mỹ đã kết thúc với nhiều kết quả quan trọng.

hai bên thỏa thuận mở cửa cho một số loại nông sản có tính chất bổ sung cho nhau được tiếp cận thị trường của bên kia. Ngoài thanh long và chôm chôm, phía Mỹ sẽ cho nhập thêm vải, nhãn, xoài, vú sữa từ VN. Phía Việt Nam sẽ nhập khẩu lê, táo, nho và anh đào từ Mỹ.

Phải đáp ứng tiêu chuẩn khắt khe

TheoÔng NGUYỄN HỮU ĐẠT, Giám đốc Trung tâm Kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu, Bộ NN&PTNT:Về nguyên tắc, để xuất khẩu được qua Mỹ, trái cây VN phải được Mỹ cấp mã số vùng trồng, nhà máy đóng gói và phải được xử lý bằng phương pháp chiếu xạ.

Năm nay hoặc đầu năm sau, nhãn và vải sẽ được xuất khẩu qua Mỹ. vú sữa và xoài sẽ còn phải đợi rất lâu, muốn xuất khẩu cần có lộ trình. thanh long đã phải mất bốn năm (từ năm 2004 đến 2008) mới đủ điều kiện xuất qua Mỹ. Trong khoảng thời gian đó, hai bên phải thực hiện hàng loạt cuộc đàm phán cũng như phân tích nguy cơ dịch hại trái cây VN xuất qua Mỹ.

(Pháp luật TPHCM Online)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Doanh nghiệp XNK tại chỗ hết gặp “khó” với hóa đơn
  • Giá hàng hoá tháng 5 giảm mạnh nhất trong 1 năm
  • Tháng 5 tồi tệ của vàng, bạc và dầu thô
  • Thành lập công ty thương mại để bình ổn giá đường?
  • Thị trường xuất khẩu gạo: Những bất ngờ thú vị
  • Trung Quốc cũng "đói" hàng Việt Nam
  • Có lo “thừa” đường?
  • Xuất khẩu cao su: Đích ngắm 3 tỷ USD
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo