Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Điện thoại “made in Vietnam” hết thời ?

Đi đâu? Về đâu? Câu hỏi thật khó trả lời khi trên thị trường điện thoại di động VN từ những cửa hàng nhỏ lẻ đến những trung tâm phân phối đều ngập tràn các thương hiệu đến từ nước ngoài như Apple, Samsung, HTC, Nokia, LG, SonyEricsson...

DN điện thoại Việt cần tìm nhiều nhà phân phối khác nhau để làm đối trọng
 
Thực tế trong mấy năm qua, có một điều dễ nhìn thấy đó là thị phần của các thương hiệu di động nước ngoài phình đến đâu thì thị phần của các thương hiệu Việt lại teo đến đó. Thị trường của mình, sân chơi của mình nhưng những cái tên như Q – Mobile (ABTel), Bluefone (CMC), Avio (VNPT), Hi-mobile (HiPT), Mobistar, Mobel... lại vô cùng mờ nhạt trong tâm trí người tiêu dùng Việt.

Qua cầu rút ván

Thậm chí, có không ít còn nghĩ rằng VN không có thương hiệu điện thoại di động nào của mình. Điều gì gây ra nông nỗi này cho những thương hiệu điện thoại di động “made in Việt Nam” nói trên? Muốn có câu trả lời, cần phải nói đến câu chuyện của nhà sản xuất và nhà phân phối điện thoại di động trong nước hiện nay. Thực tế, nhà sản xuất điện thoại di động ở VN hiện chỉ đếm trên đầu ngón tay và chưa DN nào tạo được tên tuổi và thương hiệu như một số DN đến từ Mỹ hay Hàn Quốc. Nguồn lực hạn chế nên các hoạt động Marketing, PR, quảng cáo và đặc biệt là mạng lưới phân phối luôn luôn đứng sau hàng loạt cái tên đến từ nước ngoài. Trong khi đó, các nhà phân phối trong nước đủ lực để “chắp cánh” cho những thương hiệu điện thoại “made in Việt Nam” thì hầu hết đang là đối tác phân phối chính cho các hãng đến từ nước ngoài. Thậm chí có những nhà phân phối còn là đối tác cho 3 – 4 thương hiệu khác nhau. Không bắt tay hợp tác được với nhau đã đành, nhưng khi bắt tay hợp tác được nhiều trường hợp lại xảy ra hiện tượng “cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt” vì bên nhà sản xuất sau khi thấy mở rộng được thị trường, có nhiều khách hàng lại muốn bỏ nhà phân phối để tự làm. Hậu quả là đến nay khi thị trường cạnh tranh khốc liệt, đối thủ ráo riết ngày đêm thì mới tá hỏa đi tìm nhà phân phối. Nhưng điều này không còn đơn giản nữa bởi không phải nhà phân phối nào cũng sẵn sàng hợp tác với một đối tác từng có lịch sử “qua cầu rút ván” như vậy.

Niềm tin và sự chuyên nghiệp

Nhận thấy vấn đề sống còn này của nhiều DN, các doanh nhân trong chương trình Chìa Khóa Thành Công – CEO số 48 với chủ đề “Quản trị kinh doanh – Bài toán hệ thống phân phối” đã cùng thảo luận và đưa ra nhiều giải pháp.

Chủ đề “Quản trị kinh doanh - Khủng hoảng thị trường xuất khẩu” sẽ phát sóng lúc 10h sáng Chủ nhật ngày 20/1/2013 trên VTV1.

Theo một doanh nhân thì để giải được bài toán hệ thống phân phối này, DN phải thành lập hẳn một Cty con để chuyên làm về phân phối. Tiếp đó là đầu tư mở rộng hệ thống bán lẻ về các địa phương, vùng miền khác nhau. Đồng thời đánh giá lại khả năng cạnh tranh của các sản phẩm và đưa ra những chính sách hậu mãi hợp lý. Với ý kiến này, một số doanh nhân khác lại cho rằng, thế mạnh của Cty là sản xuất thì cần phải tập trung vào sản xuất. Cần chuyên môn hóa và chuyên nghiệp hóa trong mọi hoạt động của Cty thì mới có thể bắt tay được với các nhà phân phối chuyên nghiệp. Quan trọng hơn nữa, muốn lấy lại niềm tin với các nhà phân phối cần chứng minh cho họ thấy thiện chí, sự chuyên nghiệp và các cam kết cụ thể của mình. Bên cạnh đó, DN cần tìm nhiều nhà phân phối khác nhau để làm đối trọng và không phụ thuộc vào một nhà phân phối.

(Theo DĐDN)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • “Kiện tôm của Việt Nam là không công bằng”
  • 2013, mục tiêu xuất khẩu đạt 126,1 tỷ USD
  • Fastfood, lối ra cho thương mại Mỹ - Trung?
  • Đòn bẩy FTA và tâm thế chuẩn bị của Việt Nam
  • Xuất khẩu gạo: Làm nhiều hơn, tiền ít hơn!
  • Vị đắng ngôi vị số 1 xuất khẩu gạo
  • Những trò phá rối, gài bẫy doanh nghiệp xuất khẩu
  • Sân chơi lúa gạo ASEAN: Ba sai lầm của Việt Nam
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo