Quý 1/2010 giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản dự kiến tăng 5,6-5,8%. (Ảnh minh họa: Huy Hùng/TTXVN)
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý 1/2010, theo giá so sánh năm 1994, dự kiến tăng khoảng 5,7-5,9% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn nhiều so với mức tăng 3,1% của quý 1/2009.
Đây là dự báo được Tổng cục Thống kê công bố trên cơ sở kết quả sản xuất, kinh doanh hai tháng đầu năm, cũng như những yếu tố thuận lợi và khó khăn trong thời gian tới mà Việt Nam sẽ phải đối mặt.
Cùng với tăng trưởng rõ nét của GDP, quý 1/2010 giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản dự kiến tăng 5,6-5,8%; giá trị sản xuất công nghiệp dự kiến tăng 13,5-13,8%; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ theo giá thực tế dự kiến tăng khoảng 24% so với quý 1/2009.
Đặc biệt, do sản xuất trong nước đang phục hồi mạnh mẽ nên nhập khẩu của Việt Nam chủ yếu là nhập khẩu nguyên vật liệu và đang trong xu hướng tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2009 khi sản xuất gặp rất nhiều khó khăn do không có đầu ra.
Chính vì vậy, kim ngạch nhập khẩu quý 1 dự kiến đạt 16,8 tỷ USD, kim ngạch xuất khẩu dự kiến đạt 14,2 tỷ USD và nhập siêu khoảng 2,6 tỷ USD, bằng 18,3% kim ngạch xuất khẩu.
Theo Tổng cục Thống kê, để hoàn thành tốt kế hoạch sản xuất, kinh doanh quý 1, tạo đà cho các quý tiếp theo, cần kịp thời có những giải pháp và chính sách tài chính, tiền tệ phù hợp, linh hoạt, đồng thời tiếp tục thực hiện hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường hàng hóa, giá cả nhằm ngăn chặn lạm phát cao, đặc biệt trong bối cảnh giá điện, giá xăng, giá lương thực và thực phẩm cũng như giá một số hàng hóa đã tăng và đứng ở mức cao sau Tết.
Bên cạnh đó là yêu cầu về việc tiếp tục đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, nhanh chóng xây dựng kế hoạch phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ để thúc đẩy sản xuất trong nước; mở rộng sản xuất, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu; có kế hoạch đào tạo và thu hút lao động đáp ứng nhu cầu thực tế của các doanh nghiệp hiện nay.
Trong sản xuất nông nghiệp, cần tiếp tục thực hiện triệt để giải pháp chăm sóc tốt lúa đông xuân, theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình hạn hán, sâu bệnh trên lúa và cây vụ đông, chủ động xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm./.
Nhóm hàng điện tử viễn thông vẫn dẫn đầu nhóm ngành hàng xuất khẩu có “hàm lượng” FDI cao nhất và giá trị xuất khẩu thuộc hàng cao nhất. Tuy nhiên, hàm lượng FDI trong top 10 đã có sự sụt giảm đáng kể.
Bằng nhiều cách, hàng hóa Thái Lan đang ngày càng chiếm lĩnh thị trường Việt Nam và trong tương lai không xa có thể là một thách thức lớn cho hàng Việt.
Trong bối cảnh kinh tế tiếp tục khó khăn, diễn biến phức tạp và tiềm ẩn nhiều rủi ro, Hiệp hội Rau quả Việt Nam đã đưa ra dự báo, nhu cầu tiêu thụ rau quả thế giới tiếp tục tăng từ 3,5-5% và ngành rau quả đặt mục tiêu xuất khẩu đạt 1 tỷ USD trong năm 2013.
Gần đây, nhiều lô hàng chè của Việt Nam xuất khẩu sang các nước châu Âu EU đã bị trả về do phát hiện có chứa các chất Acetamiprid và Imidacloprid. Đây là 2 chất thuộc danh mục 02, theo lộ trình sẽ bị đưa ra khỏi danh mục vào tháng 2/2015.
Trong khi các nền kinh tế lớn ở châu Âu bao gồm cả Đức, Pháp và Italy đều bị ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc khủng hoảng nợ công khu vực đồng tiền chung euro, kinh tế Thụy Sĩ trong năm qua vẫn phát triển với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả năm 2012 đạt khoảng 422 tỷ USD.
Từ 1/3, giá trần vé máy bay nội địa phổ thông của Việt Nam đã chính thức tăng. Trong khi đó, hàng không thế giới vẫn đang tìm cách tăng cường liên minh liên kết để hạ bớt chi phí và giá dịch vụ.
Một tham tán thương mại dự hội nghị Tham tán thương mại Việt Nam tổ chức năm 2009 cho rằng, chỉ cần giải quyết được vấn đề nhập siêu từ Trung Quốc là có thể hạn chế nhập siêu ở mức chấp nhận được.
Tại cuộc họp báo diễn ra ngày 25/2, ông Phạm Văn Bảy, Phó chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) đã thông báo về việc triển khai thu mua 1 triệu tấn gạo tạm trữ để kéo giá lúa trong nước lên trên tinh thần mua theo giá thị trường, nhưng đảm bảo giá tại kho không dưới 4.000 đồng/kg.
Dù những thành tựu đạt được là rất to lớn, nhưng nhiệm vụ “kép” tăng tốc xuất khẩu và giảm tốc nhập khẩu, nhằm giữ vị trí trong bảng xếp hạng 50 quốc gia xuất, nhập khẩu hàng hoá nhiều nhất thế giới đặt ra cho chúng ta là rất nặng nề.
Nhập siêu không phải là vấn đề mới ở Việt Nam (VN) vì hơn 20 năm qua nền kinh tế nước ta luôn trong tình trạng này. Trong 3 năm qua, nhập siêu mỗi năm đều trên 12 tỷ USD. PV Báo SGGP đã có cuộc trao đổi với GS-TS Võ Thanh Thu (Trường ĐH Kinh tế TPHCM) về giải pháp hạn chế nhập siêu.
Lực mua khá mạnh của giới đầu tư đã bất ngờ kéo giá dầu khỏi đà tuột dốc trong phiên giao dịch cuối cùng tuần qua. Sự đỏng đảnh của giá dầu với biểu hiện tăng mạnh rồi lại xuống nhanh trong ít ngày qua cho thấy thị trường dầu mỏ vẫn trong giai đoạn biến động và gắn chặt với "nhiệt độ" của nền kinh tế toàn cầu cũng như các yếu tố hỗ trợ từ đồng USD và nguồn cung.
Theo hãng phân tích Barclays, đầu tư vào thị trường hàng hóa năm 2009 lên 60 tỷ USD. Nguồn cung hàng hoá trở nên khan hiếm khi mà nhu cầu mạnh hơn dự kiến, trong khi các nhà sản xuất cầm chừng trong suốt thời gian trước đó do khủng hoảng kinh tế.
Nhập siêu của Việt Nam tháng 1.2010 là 1,3 tỉ USD. Đây là một mức nhập siêu cao, tương đương 26,5% kim ngạch xuất khẩu hàng hóa, lớn hơn hạn mức 20% mà Chính phủ đề ra. Nhưng đây không phải là hiện tượng đột biến. Việt Nam đã liên tục nhập siêu từ đầu thập niên 1990 tới nay và nhập siêu đã tăng lên rất nhanh sau khi Việt Nam gia nhập WTO năm 2006.