Rõ ràng, lời giải cho bài toán nhập siêu của Việt Nam nằm ở khả năng tìm ra cách thức để giảm thâm hụt thương mại với các đối tác truyền thống ở châu Á. Về tổng thể, tăng cường năng lực của ngành công nghiệp nội địa, để đáp ứng tốt hơn nhu cầu trong nước và xuất khẩu, nhất là công nghiệp phụ trợ, là con đường phải đi.
Vấn đề đặt ra là Việt Nam phải xác định rõ chiến lược cũng như lên kế hoạch chi tiết, cụ thể và khả thi. Đáng tiếc là cho tới nay, các chính sách, kế hoạch phát triển công nghiệp vẫn còn mang tính định hướng.
Trong 15 năm qua, nhiều chính sách, chiến lược phát triển công nghiệp, trong đó có công nghiệp phụ trợ đã được công bố. Trong đó, có đến 44 quy hoạch công nghiệp tổng thể và 7 chiến lược phát triển ngành cụ thể. Chính sách khuyến khích cũng không thiếu. Mới nhất là chính sách phát triển một số ngành công nghiệp hỗ trợ được Thủ tướng Chính phủ ban hành vào cuối tháng 2-2011. Nhưng các chính sách nêu ra ở đây vẫn cứ chung chung. Một số các ưu đãi cụ thể, về thuế, đất đai... chưa thu hút mối quan tâm của nhà đầu tư.
Dường như, các chính sách được thiết kế còn nặng theo quan điểm chủ quan của cấp quản lý hơn là từ yêu cầu thực tế của doanh nghiệp. Các định hướng phát triển vẫn thiên về cảm tính hơn là từ kết quả điều tra, phân tích thị trường.
Đồng thời, sau khi ban hành chính sách, chiến lược phát triển, các cơ quan quản lý ngành còn thụ động chờ sự hưởng ứng của doanh nghiệp, thay vì là chủ động để thúc đẩy.
Chính vì vậy, điều cần làm hiện nay là thu thập những thông tin chi tiết về các sản phẩm Việt Nam đang nhập siêu với các đối tác thương mại lớn, nhất là các quốc gia và vùng lãnh thổ châu Á.
Từ đó, phân tích, đánh giá để tìm ra đâu là những sản phẩm có tiềm năng và khả năng phát triển, phù hợp với điều kiện sản xuất trong nước; những điều kiện nào cần phải có để tạo nền tảng thúc đẩy sản xuất trong nước; làm rõ nguyên nhân vì sao lâu nay ngành sản xuất các sản phẩm đó không thể phát triển?
Chắc chắn rằng, sẽ không thể có một giải pháp đơn lẻ nào cho vấn đề nhập siêu, mà kết quả chỉ có thể đến với một gói các giải pháp tổng thể.
Nó phải bao gồm cả chính sách về tỷ giá, về tín dụng; chính sách phát triển nguồn nhân lực; khả năng cải thiện và nâng cao hiệu quả của hệ thống cơ sở hạ tầng, dịch vụ hậu cần (logistics); khả năng bảo đảm sự ổn định của kinh tế vĩ mô...
Và vấn đề rất quan trọng khác là phải bảo đảm sự minh bạch, tính ổn định của cơ chế và chính sách. Bảo đảm sự phối hợp thực thi các chính sách một cách chuyên nghiệp, thông suốt và hài hòa giữa các cơ quan chính phủ và cộng đồng doanh nghiệ
(Theo Thời báo kinh tế SG)
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com