Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Hàng nội chiếm lại sân nhà

Sở Công thương Hà Nội cho biết, tính đến hết tháng 11/2010, các doanh nghiệp trên địa bàn đã tổ chức hơn 10 hội chợ, triển lãm hàng Việt Nam với hơn 3.300 gian hàng, thu hút trên 3.000 doanh nghiệp tham gia, 25 vạn lượt khách tham quan, mua sắm. Doanh thu bán hàng đạt hơn 13,5 tỷ đồng.

Trong năm 2010, thành phố Hà Nội đã công nhận 35 sản phẩm của 30 doanh nghiệp là “Hàng Việt Nam được người tiêu dùng Thủ đô yêu thích”, qua đó từng bước khẳng định và nâng cao vị thế hàng Việt Nam. Theo thống kê, đến nay số lượng chủng loại hàng Việt Nam trong các siêu thị chiếm từ 70-80%.

Các doanh nghiệp trong nước đã chú trọng phát triển thị trường nội địa, nâng cao chất lượng và mẫu mã sản phẩm, mở rộng các kênh phân phối hàng hóa tới người tiêu dùng. Người tiêu dùng cũng ngày càng có thói quen dùng hàng nội.
Thành công trên cũng chính là hiệu quả của cuộc vận động Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt.

Theo Thứ trưởng Bộ Công thương Hồ Thị Kim Thoa, thành công lớn nhất của cuộc vận động là bước đầu thay đổi nhận thức của người tiêu dùng. Báo cáo điều tra mới nhất của Công ty TV Plus cho thấy, đã có trên 58% người tiêu dùng quan tâm tới hàng Việt trong khi trước đây con số này chỉ dừng ở mức 23%. Trong nước, số doanh nghiệp có hàng Việt Nam chất lượng cao ngày càng tăng. Năm 2008 có 485 doanh nghiệp, đến giữa 2010 đã lên tới 776 doanh nghiệp. Chủng loại hàng Việt trong các siêu thị đã chiếm đến 70 - 80%. Hàng Việt đã xuất hiện ở nhiều vùng nông thôn, miền núi khó khăn và giảm dần vị trí độc tôn của hàng Trung Quốc giá rẻ.

Năm 2010, Sở Công thương các tỉnh, thành phố đã tổ chức được khoảng 100 đợt bán hàng về nông thôn với gần 1000 lượt doanh nghiệp tham gia, bao gồm khoảng 1.500 gian hàng, thu hút hơn 5 triệu lượt khách mua sắm, đạt doanh thu hơn 1.500 tỷ đồng. Riêng các khu công nghiệp, đã tổ chức được 24 đợt bán hàng cho công nhân với 477 lượt doanh nghiệp tham gia, thu hút trên 300.000 lượt khách…

Tuy nhiên, toàn cảnh thị trường không phải chỗ nào cũng được ngọt ngào như… bánh kẹo tết. Thị phần của hàng Việt vẫn rất khiêm tốn, nhiều nơi chỉ đạt từ 15 - 20%; trong một số siêu thị, cửa hàng, vị trí bắt mắt nhất vẫn được dành cho hàng ngoại; thị trường nông thôn chiếm tới 70% lượng tiêu thụ hàng hóa lại chưa thực sự được coi trọng; ở nhiều vùng sâu, vùng xa, hàng Việt chưa tiếp cận được...

Người tiêu dùng Việt sẵn sàng ủng hộ hàng Việt nhưng không phải ủng hộ bằng mọi giá. Theo các chuyên gia, phần lớn người tiêu dùng mua hàng ngoại là bởi hàng Việt chất lượng thấp, giá đắt, mẫu mã lại ít cải tiến. Không thể yêu cầu người tiêu dùng mua hàng Việt trong khi sản phẩm cùng loại của hàng ngoại giá rẻ hơn, chất lượng tốt hơn. Hơn nữa, không ít người tiêu dùng trong nước không đồng tình với cách làm của doanh nghiệp là xuất khẩu các sản phẩm tốt, chất lượng cao; còn hàng lỗi, hàng kém chất lượng thì đưa về thị trường nội địa. Thời gian qua, cũng đã xuất hiện hành vi lợi dụng chính sách kích cầu, khuyến khích tiêu dùng, lợi dụng chủ trương để nhập hàng lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng vào tiêu thụ nội địa...

Thị trường cho hàng Việt đang rất rộng mở do nước ta có trên 87 triệu dân, trong đó 70% là dân số trẻ; sức mua của các tầng lớp dân cư liên tục tăng; tỷ lệ tiêu dùng so với GDP của Việt Nam là trên 70%, thuộc loại cao so với các nước trong khu vực như Singapore là 55,9%, Thái Lan là 67,7%...

Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế Trung ương Lê Xuân Bá cho rằng, muốn người Việt ủng hộ hàng Việt thì hàng hóa trong nước phải có chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, giá cả hợp lý, kênh phân phối tốt, chính sách hậu mãi sau bán hàng chuyên nghiệp...

(tamnhin)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Cân bằng cán cân thương mại vào năm 2015: Nhiệm vụ bất khả thi?
  • Xuất khẩu-điểm sáng trong bức tranh kinh tế 2010
  • Không thiếu hàng bình ổn
  • Chương trình XTTM quốc gia: Chấm dứt chế độ "ăn không"
  • Vì sao xuất khẩu cá tra không đạt kế hoạch 1,5 tỷ USD?
  • Sharon Epperson: Dự đoán về thị trường hàng hóa trong năm 2011
  • Lo âu bởi giá dầu tăng
  • Choáng ngợp với nhập siêu từ Trung Quốc
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo