Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Indonexia: sản lượng đậu tương giảm, gạo tăng

Sản lượng đậu tương của Indonexia có thể giảm, sẽ đẩy nhập khẩu tăng lên; sản lượng gạo năm 2010 dự kiến tăng 0,88%.

Theo nguồn tin Reuters, sản lượng đậu tương của Indonexia năm nay sẽ giảm 1,1% xuống 962.539 tấn, và nước này có thể sẽ cần phải nhập khẩu thêm đậu tương để đáp ứng đủ nhu cầu.

Chính phủ của nước nhập khẩu đậu tương lớn thứ 6 thế giới này cho biết họ muốn giảm nhập khẩu cả đậu tương và đường trong kế hoạch 5 năm (2010 2014).

Cơ sở để dự báo sản lượng đậu tương năm nay sẽ giảm là diện tích trồng loại cây này sẽ giảm 1,2% hay 12.430 hécta trong niên vụ này.

Ngoài ra, thời tiết khô hạn do El Nino cũng sẽ ảnh hưởng tới năng suất cây trồng trong năm nay.

Năm ngoái, Indonexia nhập khẩu gần 1,2 triệu tấn đậu tương. Tiêu thụ mặt hàng này mỗi năm tăng khoảng 2 – 3%, trong khi sản lượng gần như không thay đổi.

Sản lượng gạo và ngô sẽ tăng:

Trong khi sản lượng đậu tương dự báo sẽ giảm, sản lượng gạo và ngô khả năng sẽ tiếp tục tăng trong năm nay.

Theo cơ quan thống kê Indonexia, sản lượng gạo nước này năm 2010 sẽ tăng 0,88%, đem lại cơ hội cho nước tiêu thụ gạo lớn thứ 3 thế giới này đạt được 3 năm liên tiếp không tăng nhập khẩu gạo.  

Sản lượng lúa Indonexia năm 2010 dự kiến đạt 64,9 triệu tấn, cao hơn 568.371 tấn so với năm ngoái, nhờ diện tích thu hoạch và năng suất đều tăng.

Trong 3 năm qua, sản lượng gạo Indonexia tăng trung bình trên 5%, trong đó năm 2009 tăng 6,6%.

Sản lượng ngô Indonexia năm nay dự kiến tăng lên 18,12 triệu tấn, so với 17,592 triệu tấn năm 2009.

Thống kê và dự báo về sản lượng ngũ cốc Indonexia:

 NĂMTẤN
 Gạo
 201064.897.700
 2009 64.329.329
 2008 60.325.925
 2007 57.157.435
 2006 54.454.937
 NGÔ
 201018.115.165
 2009 17.592.309
 2008 16.317.252
 2007 13.287.527
 2006 11.609.463
 ĐẬU TƯƠNG
 2010962.539
 2009 972.945
 2008 775.710
 2007 592.534
 2006 747.611

Nguồn: Cơ quan Thống kê Indonexia

(Theo Vinanet)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Philippine có thể cho phép tư nhân nhập thêm gạo
  • Giá cà phê Colombia sẽ giảm vào cuối năm 2010
  • Giá điện tăng: Bộ Công Thương nói gì?
  • Xuất khẩu được lợi nhờ tỷ giá tăng
  • Nhà nhập khẩu, bán lẻ lo ngại sức ép tăng giá
  • Tăng giá xăng: Lợi bất cập hại
  • Giá dầu tăng đột biến: Kinh tế phục hồi?
  • Nga trong tốp 10 thị trường nhập cá tra, ba sa VN?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo