Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Khả năng đạt được hiệp đinh tự do hóa thương mại toàn cầu vẫn còn quá xa vời

Khả năng đạt được hiệp định tự do hóa thương mại toàn cầu của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) dường như còn quá xa vời khi cuộc họp cấp bộ trưởng năm nay đứng trước khả năng không tiến hành được.

Tổng Giám đốc WTO Pascal Lamy từng hy vọng mời các nhà thương thuyết thương mại hàng đầu đến Giơnevơ từ ngày 6/12 để bàn thảo về những vấn đề gây trở ngại cho các cuộc đàm phán về tự do háo thương mại toàn cầu, nhằm đưa hàng triệu người thoát khỏi cảnh đói nghèo và góp thêm hàng tỷ USD vào nền kinh tế thế giới thông qua việc dỡ bỏ hay hạ thấp các rào cản mậu dịch.
Tuy nhiên, các quan chức cấp cao từ Áchentina, Braxin và Ấn Độ cho biết kế hoạch trên đã không đạt được sự nhất trí trong cuộc họp ngày 8/12 tại trụ sở WTO tại Giơnevơ. Và đến giờ cũng chưa rõ liệu các bộ trưởng thương mại có tiến hành cuộc họp toàn bộ trước thời điểm 31/12 hay không.
Các cuộc đàm phán trong khuôn khổ WTO đã gặp phải một loạt các vấn đề gây tranh cãi, trong khi một số nhà ngoại giao, chính trị gia và các nhóm trong ngành lo ngại rằng ông Lamy buộc phải tổ chức các cuộc họp mà hầu như chẳng mang lại kết quả gì. Vì vậy ông Lamy đang cân nhắc có nên triệu tập cuộc họp cấp bộ trưởng trong ba ngày từ ngày 17/12 tại Giơnevơ nữa hay không.
Dự thảo thỏa thuận sửa đổi mới nhằm tạo cơ sở cho các cuộc đàm phán tự do thương mại toàn cầu tiếp theo được công bố cuối tuần qua cho thấy 153 thành viên WTO vẫn bị chia rẽ về chính những vấn đề gặp phải trong cuộc họp 9 ngày hồi tháng 7. Những bất đồng vẫn tồn tại trong các cuộc đàm phán về hai vấn đề cốt lõi là cơ chế thương mại đối với hàng nông nghiệp và công nghiệp, trong đó có Cơ chế bảo vệ đặc biệt (SSM) nhằm bảo vệ nông dân nghèo, và những đề xuất giảm thuế tối đa đối với một số hàng công nghiệp như hóa chất và hàng dệt may.
Các nhà phân tích cho rằng trong bối cảnh này, ông Lamy sẽ phải đưa ra một quyết định khó khăn là có nên triệu tập cuộc họp cấp bộ trưởng tiếp theo hay không, mặc dù lãnh đạo nhóm 20 nền kinh tế phát triển nhất thế giới (G20) trước đó đã đề nghị tổ chức một cuộc họp như vậy vào cuối năm nay nhằm đưa nền kinh tế thế giới thoát khỏi nguy cơ khủng hoảng tồi tệ nhất từ những năm 30 trở lại đây. Bởi lẽ thất bại của một cuộc họp như vậy sẽ đẩy lùi Vòng đàm phán Đôha nhiều năm và gây thiệt hại cho hệ thống thương mại thế giới, giữa lúc nguy cơ khủng hoảng kinh tế đang làm gia tăng chủ nghĩa bảo hộ.
Một số ý kiến của giới ngoại giao cho rằng Tổng Giám đốc Lamy đang đứng trước 3 sự lựa chọn: hoặc tuyên bố Vòng đàm phán Đôha, được phát động cách đây 7 năm, thất bại; hoặc tiếp tục để nó lay lắt như hiện nay; hoặc không triệu tập thêm một cuộc họp nào nữa.

(Theo Vinanet)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Merill Lynch: Năm 2009, giá dầu có thể giảm xuống 25 USD/thùng!?
  • “Hai nỗi lo của xuất khẩu!”
  • Kích cầu: Tài trợ trực tiếp cho người tiêu dùng
  • Mua sắm-Tiêu dùng: Xăng giảm giá vẫn chưa kích được cầu
  • Thương mại và Hội nhập: Hướng vào lĩnh vực tiềm năng
  • Góc nhìn Đầu Tư: Kim ngạch xuất khẩu tăng 13% - mục tiêu không dễ
  • Thị trường bán lẻ còn nhiều thách thức
  • Năm 2008, kim ngạch xuất khẩu đạt gần 5,1 tỉ USD
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo