Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Phương hướng xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản giai đoạn 2008-2010

Nhật Bản hiện là thị trường xuất khẩu nhiều mặt hàng có thế mạnh của Việt nam, ngoài dầu thô và khoáng sản thì các mặt hàng thuỷ sản, dệt may, đồ gỗ, hàng thủ công mỹ nghệ, các mặt hàng chế tạo của Việt nam đang được người Nhật ưa chuộng.
 
Năm 2008, xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản ước đạt 7,5 tỉ USD, tăng 31,6% so với năm 2007. Thị trường này hiện chiếm khoảng 11,7% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nma. Với việc triển khai thực hiện giai đoạn 3 của sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, tăng cường khả năng cạnh tranh… tình hình xuất khẩu hàng hoá sang thị trường Nhật Bản dự báo sẽ gặp thuận lợi hơn trong thời gian tới. Dự kiến, xuất khẩu đến năm 2010 đạt 10,2 tỉ USD, tăng bình quân 21,6%/năm trong giai đoạn 2008-2010.
Dệt may: trong thời gian tới, cần tạo điều kiện cho các nhà đầu tư Nhật Bản đầu tư vào lĩnh vực sản xuất nguyên phụ liệu dệt may, thay thế hàng nhập khẩu, thực hiện công tác R&D ngay tại Việt Nam để sản xuất hàng dệt may có giá trị gia tăng cao cũng như tận dụngc ác ưu đãi về thuế sau khi Hiệp định hợp tác kinh tế toàn diện Việt Nhật được ký kết nhằm đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này. Phấn đấu, kim ngạch xuất khẩu đến năm 2010 đạt 1,3 tỉ USD, tăng bình quân 22,8%/năm giai đoạn 2008-2010.
Giày dép: tương tự như mặt hàng dệt may, các sản phẩm giày dép của Việt Nam đang đứng thứ 4 trong số các nước xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản, nhưng thị phần còn rất khiêm tốn. Hiện nay, Việt nam xuất khẩu chủ yếu là giày thể thao vào thị trường Nhật Bản. Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu đạt 220 triệu USD, tăng bình quân 25,3%/năm trong giai đoạn 2008-201.
Thuỷ sản: các mặt hàng thuỷ sản trọng điểm xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản gồm tôm, mực, bạch tuộc đông lạnh, cá ngừ đại dương. Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu đạt 1,2 tỉ USD, tăng bình quân 16,8%/năm giai đoạn 2008-2010.
Các mặt hàng chế tạo: chủ yếu là dây và cáp điện, máy tính và linh kiện, sản phẩm nhựa. Việc triển khai tốt chương trình hành động của sáng kiến chung Việt - Nhật sẽ giúp các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư mạnh vào sản xuất các mặt hàng này. Phấn đấu đến năm 2010 kim ngạch xuất khẩu đạt 2,7 tỉ USD, tăng bình quân 42%/năm trong giai đoạn 2008-2010.
Đồ gỗ và thủ công mỹ nghệ: nhu cầu về mặt hàng này của Nhật Bản vẫn lớn, nhưng thị phần của Việt Nam rất nhỏ, nhất là trong những năm gần đây khi thị hiếu người tiêu dùng đang có thay đổi. Phấn đấu kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ và thủ công mỹ nghệ sang thị trường Nhật Bản đến năm 2010 đạt 700 triệu USD, tăng 27%/năm trong giai đoạn 2008-2010.
 

(Theo Vinanet)

Bài thuộc chuyên đề: Dự báo kinh tế Việt Nam 2010

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Thương mại Việt Nam sau 2 năm gia nhập WTO: những tồn tại cần khắc phục để nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp
  • Phấn đấu kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam - Trung Đông đạt khoảng 9,6 tỷ USD vào năm 2015
  • Không nên buộc tái xuất rượu nhập khẩu không nhãn mác nhưng đúng phẩm chất
  • 10 dự đoán về kinh tế thế giới năm 2009
  • 41% DN lạc quan về sức mua trong năm 2009
  • TQ: Thặng dư thương mại có thể đạt kỷ lục trong năm 2008
  • Xuất khẩu thủ công mỹ nghệ năm 2008 khó đạt mục tiêu 1 tỷ USD
  • Thị trường dầu 2008: Đỉnh cao và vực sâu
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo