Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thiếu xăng thật sự hay “ông lớn” găm hàng?

Sau một ngày xăng tăng giá thêm 1.100 đồng/lít, một số cây xăng tại TP.HCM vẫn tiếp tục phải đóng cửa im ỉm.

Lý do mà các đại lý này than vẫn là do không mua được hàng từ doanh nghiệp (DN) đầu mối. Đây là chuyện khá hi hữu đối với thị trường xăng dầu trong nước. Phải chăng thị trường xăng dầu đang có sự nhúng tay từ “ông lớn” găm hàng để chuẩn bị cho một đợt giá mới trong 10 ngày tới?

Bồn chứa xăng cạn kiệt

Sáng 14-8, rất nhiều người dân bức xúc vì khi đến cửa hàng xăng Ngọc Đến (140-142 Nguyễn Xí, quận Bình Thạnh) để đổ xăng thì chỉ nhận được cái lắc đầu của nhân viên, ra hiệu đã hết xăng. Điều đáng nói, cây xăng này cũng không hề để bảng thông báo tạm ngưng bán. Ông Nguyễn Văn Hải, một người chạy xe ôm, cho biết: “Tôi hay mua xăng của cây xăng này. Ngày chưa tăng giá, họ đóng cửa, nay xăng tăng giá rồi mà vẫn còn đóng cửa là sao?”.

Một nhân viên cây xăng Ngọc Đến nói không phải không muốn bán mà do không lấy được hàng từ đầu mối nên đã phải đóng cửa từ ngày 12-8. “Đến ngày 13-8, Đội Quản lý thị trường (QLTT) xuống kiểm tra, thấy các bồn đều hết, họ liền leo lên cả chiếc xe bồn mà chúng tôi để ở cây xăng kiểm tra nhưng cũng không thấy có xăng. Chị chủ cây xăng khóc tại chỗ vì nói xăng hết thật mà khách hàng chẳng tin” - nhân viên này nói thêm.

Đại diện Đội QLTT Bình Thạnh và quận 12 - nơi có các cây xăng đóng cửa đều cho biết khi đến kiểm tra, đo bồn xăng thì quả là không còn xăng. “Ngay cả sau khi xăng tăng giá, cây xăng Cát Tường, quốc lộ 1A, An Phú Đông vẫn thấy bảng hết xăng. Vì vậy, khả năng hết xăng là thật” - đại diện QLTT quận 12 nói.

Theo một lãnh đạo Chi cục QLTT TP.HCM, với các cây xăng mà QLTT phát hiện đóng cửa do thiếu hàng thì cơ quan này đã lập biên bản ghi nhận thực tế như vậy chứ không xử lý gì. Sở Công Thương TP.HCM thì cho biết chưa nhận được đơn xin tạm ngưng bán của cây xăng nào.

Tại DN đầu mối?

Một DN tại miền Trung với hệ thống 10 cây xăng cũng cho biết thêm, DN đầu mối đã cắt hoa hồng cho đại lý xuống còn 200 đồng/lít để đại lý tự “nản” và không muốn lấy hàng nữa. Xăng tăng giá, mức hoa hồng này vẫn giữ nguyên. Hoa hồng thấp nhưng đại lý cũng vẫn không thể nhập được hàng nhiều mà chỉ cầm chừng được vài m3/ngày.

“Tôi cho rằng có thể đang có chuyện DN đầu mối muốn găm hàng. Vấn đề là có ai đi kiểm tra xem trong kho của họ còn bao nhiêu nguồn hàng không? Vì sao họ lại không bán cho đại lý? Nếu kiểm tra ra con số hàng trong kho và số hàng nhỏ giọt bán cho đại lý thì sẽ biết thực hư câu chuyện đang xảy ra với thị trường xăng dầu” - DN này băn khoăn. Cũng theo ông, tổng đại lý chỉ là một DN trung gian, không bao giờ muốn găm hàng vì làm vậy sẽ mất bạn hàng là các cây xăng. Vấn đề cốt lõi về nguồn hàng đều nằm ở 12 DN đầu mối.

Đến chiều 14-8, nhiều DN đầu mối như Công ty Xuất nhập khẩu Thanh Lễ, PV Oil… vẫn khẳng định nguồn cung không thiếu mà chỉ ảnh hưởng một chút do sự cố Nhà máy Dung Quất ngưng đột xuất. Đặc biệt, các DN đầu mối luôn khẳng định vẫn bán đầy đủ cho đại lý.

Ông Trần Ngọc Năm, Phó Tổng Giám đốc Petrolimex, nói: “Trước các thời điểm tăng giá, lượng hàng Petrolimex đều phải cung ứng ra thị trường vượt khá xa mức độ bình thường, điều này đã được các cơ quan thanh tra, kiểm toán nhà nước xác nhận, thậm chí còn khuyến cáo, nhắc nhở Petrolimex về việc cấp hàng vượt tiến độ trong các thời điểm nhạy cảm. Các cơ quan chức năng hoàn toàn kiểm tra được điều này”.

Bàn về việc đại lý không có hàng trong bồn chứa, một phó tổng giám đốc Tổng Công ty Dầu Việt Nam (PV Oil) lại cho rằng đây có thể là “chiêu” của đại lý. “Các đại lý đã trót găm hàng rồi nên họ không thể bán lại ngay. Vì khi đã bị kiểm tra và bị báo chí nêu tên, nếu bán lại ngay thì “phô” quá nên mới phải nghỉ thêm buổi nữa. Hoặc có thể họ đã nhận hàng nhưng sau đó lại cho xe chở hàng đi đâu đó. Tôi đảm bảo ngày hôm nay (15-8) các đại lý sẽ lại bán ngay!”.

“DN đầu mối găm hàng chờ tăng giá”

Đó là khẳng định của đại diện Chi cục QLTT TP Hà Nội sau khi tiến hành kiểm tra các cây xăng dầu trên địa bàn trong hai ngày qua.

Chiều 14-8, ông Nguyễn Đắc Lộc, Phó Chi cục trưởng Chi cục QLTT TP Hà Nội, cho biết thực tế qua hai ngày kiểm tra, xác minh tại một số cây xăng ngoại thành Hà Nội cho thấy các bồn xăng đều cạn kiệt. “Trong trường hợp này không có lý gì xử phạt các cửa hàng, đại lý. Trách nhiệm xử lý các DN đầu mối sẽ thuộc thẩm quyền của Bộ Công Thương” - ông Lộc nhấn mạnh.

Ông Lộc cho rằng việc cho phép DN tự quyết giá theo tần suất 10 ngày sẽ là kẽ hở để chính DN đầu mối lên kế hoạch gom hàng, chờ thời điểm tăng giá.

Theo một lãnh đạo của Cục QLTT (Bộ Công Thương), trong ngày 13-8, cơ quan này đã nhận được báo cáo của các Sở Công Thương, đặc biệt là ở Hà Nội và TP.HCM. Cục đã báo cáo với lãnh đạo Bộ Công Thương để làm việc cụ thể với DN đầu mối, nếu đúng như báo cáo của các Sở thì sẽ xử lý nghiêm các DN đầu mối theo Nghị định 84/2009.

Trong vài ngày qua, hầu hết các cửa hàng xăng dầu ở khu vực các huyện phía tây và phía bắc Hà Nội như Quốc Oai, Thạch Thất, Gia Lâm đều tạm ngừng bán hàng với lý do thiếu nguồn cung. Phần lớn các cây xăng này là đại lý của Công ty Xăng dầu Hà Sơn Bình (HSB), một đơn vị trong hệ thống của Petrolimex.

Trong khi đó, đại diện Petrolimex giải thích: Có một cây xăng là Yên Sơn - đại lý của Công ty Xăng dầu HSB bị ngừng cấp hàng. Lý do là theo hợp đồng đại lý, Yên Sơn cam kết tiêu thụ bình quân 150 m3 xăng dầu các loại từ HSB, tuy nhiên tháng 5 và 6-2012 đại lý này chỉ lấy khoảng 12 m3, tháng 7 và đến ngày 12-8-2012 thì không lấy hàng và cũng không thanh toán nợ tồn đọng. Vì vậy, SHB chủ trương chấm dứt hợp đồng với đại lý Yên Sơn”.

TRÀ PHƯƠNG - M.PHƯƠNG

Đừng đổ lỗi cho Dung Quất!

Tôi khẳng định lại, đầu mối nào đó nói do thiếu xăng tại Nhà máy Dung Quất là không thỏa đáng. Nhà máy Dung Quất chỉ cung cấp khoảng 27% nhu cầu trong nước. Như vậy, hơn 70% còn lại các DN vẫn phải nhập từ nước ngoài về. Tại sao giờ thị trường có chút xáo trộn lại đổ lỗi cho Dung Quất?

Ông NGUYỄN HOÀI GIANG, Tổng Giám đốc Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn, đơn vị quản lý Nhà máy Dung Quất

(Theo Pháp luật tp.HCM)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Hàng Thái ngày càng tiến sâu vào nội địa
  • Việt Nam ngày một thua thiệt khi buôn bán với Trung Quốc
  • Lúa gạo tăng giá cuối mùa: Lợi nhuận "chảy" về đâu?
  • Những cuộc chiến thương mại thù nghịch của Trung Quốc
  • Nhập siêu giảm, đừng vội mừng
  • Mua sắm chính phủ trong TPP: Thách thức hay cơ hội?
  • Làm ăn với Trung Quốc: “Không cẩn thận, phá sản như chơi”
  • Hàng Việt tại chợ truyền thống: Bỏ ngỏ thị trường tiềm năng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo