Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thương nhân Trung Quốc thu mua nông sản Việt Nam: Cơ hội tốt cho nông dân?

Bán hàng cho thương nhân Trung Quốc đang là cứu cánh cho người nông dân
Từ trước đến nay, mỗi khi thương nhân Trung Quốc ồ ạt thu mua nông sản Việt Nam với mức giá cao, người ta thường đặt câu hỏi “đằng sau việc thu mua này có vấn đề gì khác hay không?”. Tuy nhiên tại thời điểm hiện nay việc thu mua nông sản của thương nhân Trung Quốc tại Việt Nam hoàn toàn xuất phát từ nhu cầu thực tế. Đây chính là cơ hội tốt cho nhà nông cũng như doanh nghiệp Việt Nam.
 
Tại sao Trung Quốc thu mua ồ ạt nông sản Việt Nam với giá cao?

Ông Bùi Xuân Lịch - Trưởng văn phòng đại diện Cục xúc tiến Thương mại (Bộ Công thương) tại TP Đà Nẵng cho biết: “Trong thời gian qua, nguồn cung các sản phẩm lương thực, thực phẩm trên thị trường Trung Quốc gặp rất nhiều khó khăn do tình hình thời tiết bất lợi liên tục xảy ra. Ngày 1/7 vừa qua, Ủy ban quốc gia về giảm thiểu thiên tai của Trung Quốc cũng đã xác nhận, các loại thiên tai chủ yếu là lũ lụt, hạn hán, dư chấn và sạt lở đất đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới khoảng 6 triệu ha đất nông nghiệp của nước này, riêng số đất bị thiệt hại này đã gần với tổng số 9,5 triệu ha diện tích đất sản xuất nông nghiệp trên cả nước Việt Nam hiện nay. Việc thiếu hụt nguồn cung thực phẩm nội địa chính là nguyên nhân khiến thương nhân Trung Quốc phải tích cực tiếp cận thị trường các nước lân cận để tìm nguồn hàng nhằm bù đắp những thiệt hại do thiên tai gây ra.

Một nguyên nhân khác có thể kể đến là mặc cho những nỗ lực kiểm soát giá cả leo thang của Chính phủ, lạm phát tại Trung Quốc đã tăng tới 5,5%, đạt mốc cao nhất trong 3 năm trở lại đây dẫn đến việc giá lương thực tăng tới 11,7%. Vấn đề thiếu hụt nguồn hàng cùng với giá thực phẩm và các mặt hàng thiết yếu tăng cao đang trở thành vấn đề nóng bỏng tại quốc gia có hơn 1,3 tỷ dân này. Các nhà phân tích thị trường cảnh báo giá cả mọi thứ tại Trung Quốc sẽ còn tăng cao hơn nữa, trong khi đó, chất lượng hàng hóa Việt Nam tương đối tốt và có mức giá ổn định, cũng góp phần khiến các thương nhân Trung Quốc tập trung thu mua, tích trữ hàng hóa ồ ạt trong thời gian qua.

Một trong những tác nhân làm cho giá thu mua nông sản Việt Nam tăng cao không thể không kể đến, đó là giá lao động tại Trung Quốc đã tăng rất nhanh trong thời gian ngắn vừa qua. Theo thống kê thì giá lao động của công nhân Trung Quốc trung bình vào khoảng 3,1 USD/giờ. Đặc biệt giá tiền lương lao động ở đây tăng lên gần 50%  trong vòng chỉ hai năm qua, ông Charles Hubbs - Giám đốc Cty Fortunique (Quảng Châu) cho biết. Nếu so sánh với giá nhân công lao động Việt Nam thì việc thương nhân Trung Quốc sang thu mua thành phẩm, nguyên liệu sau đó giao cho các DN của Việt Nam gia công chế biến và xuất sang Trung Quốc là điều rất thuận lợi.

Cơ hội tốt cho nông dân và doanh nghiệp Việt Nam

Với vẻ mặt phấn chấn, chị Lan - chủ một trại vịt ở Tiền Giang cho biết: "Thông thường vào đúng mùa vụ, thì bao giờ chúng tôi cũng bị ép giá, như năm ngoái, giá trứng vịt lúc cao nhất chỉ có 21.000 đồng/chục, nay đang trong mùa vụ mà giá trứng vẫn lên đến 26.000 - 27.000 đồng, còn giá trứng vịt muối đang bán ở các chợ là 3.200 - 3.400 đồng/quả, thì giá thu mua của thương nhân Trung Quốc lên đến 4.000 đồng/quả, đích thân họ mang tiền mặt đến lò để trả, hoặc chuyển khoản qua đầu mối quen của họ tại Việt Nam”.

Như vậy, trong thời kỳ kinh tế khó khăn hiện nay, việc bán được hàng hóa cho các thương nhân Trung Quốc với số lượng lớn, giá cao đang là một cứu cánh cho người nông dân. Tuy nhiên, để đảm bảo được đầu ra cho sản phẩm của mình một cách lâu dài, nông dân, lái buôn… cần phải ưu tiên cung cấp hàng hóa cho khách hàng lâu năm, những đối tác đã đặt hàng trước để giữ được uy tín và duy trì việc làm ăn. Đối với lượng hàng hóa chưa có đơn đặt hàng thì nên tìm kiếm đối tác Trung Quốc đáng tin cậy hoặc bán theo phương thức thanh toán ngay để tránh các rủi ro có thể xảy ra.

Đối với các DN thu mua nông thủy sản xuất khẩu Việt Nam thì tình trạng làm không hết việc đang rất phổ biến trong thời gian gần đây. Giám đốc một DN xuất khẩu trứng vịt muối cho hay: “Từ tháng năm các thương nhân Trung Quốc đã vào Việt Nam tìm mua trứng muối để đưa về làm bánh trung thu. Trong tháng 6 vừa qua chúng tôi xuất khẩu gần 5 triệu trứng, đơn hàng nhiều đến mức làm không kịp. Trong khi mức tiêu thụ của thị trường trong nước đang giảm mạnh do phải tiết kiệm chi tiêu từ đầu năm đến nay, thì việc thương nhân Trung Quốc đồng ý tiêu thụ hàng hóa, với mức giá tốt đang góp phần giúp các DN chúng tôi thoát khỏi khó khăn”.

Với tình hình khó khăn chung của Việt Nam và trên cả thế giới, việc cung cấp hàng hóa cho Trung Quốc với mức giá tốt đang là giải pháp ngắn hạn để duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh của nông dân và Doanh nghiệp Việt Nam, đồng thời cũng góp phần cân bằng cán cân thương mại xuất nhập khẩu giữa hai nước.
 
Trong năm 2010, Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc 7,3 tỷ USD và nhập khẩu ngược lại là 20,02 tỷ USD. Buôn bán với Trung Quốc chiếm đến 14,07% tổng kim ngạch ngoại thương của Việt Nam, trong khi lượng hàng hóa buôn bán với Việt Nam chỉ chiếm 0,78% tổng kim ngạch ngoại thương của Trung Quốc.

(Theo Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Giá thịt tăng do dân ngán chăn nuôi
  • Cà phê và nghịch lý mua cao, bán thấp
  • Thị trường phân phối bán lẻ Việt Nam: Cần quy hoạch tổng thể
  • Xuất khẩu gạo: Lo, không chỉ bởi cung - cầu
  • Xuất khẩu năm 2011 có thể đạt 84,5 - 85,5 tỷ USD
  • Chuyện giao thương: Ưu đãi cũng khổ
  • Xuất khẩu nông sản: Tiếp nối lạc quan
  • Doanh nghiệp xuất khẩu sẽ “ngấm đòn” từ quí 3?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo