Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Uẩn khúc câu chuyện tăng giá gas

Liên tục tăng lên mức cao kỷ lục, giá gas trong nước những ngày gần đây luôn khiến nhiều người tiêu dùng quan tâm và tỏ ra lo lắng.Liệu mặt hàng này có khả năng tiếp tục lên cao, khi các doanh nghiệp vẫn luôn thông báo giá nhập khẩu không ngừng tăng cao.

Mặc dù cuộc họp báo cuối tuần qua, được Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội tổ chức với mục đích công bố kết quả công tác An toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn Thành phố Hà Nội trong dịp Tết Nguyên Đán Nhân Thìn. Tuy nhiên, vấn đề làm nóng hội nghị và được nhiều người quan tâm nhất lại là sự biến động đột biến của giá bán lẻ gas trong thời gian vừa qua.

Theo thống kê, trong hai tháng đầu năm 2012, giá gas đã có 5 lần được điều chỉnh, với 4 lần tăng giá mạnh và một lần giảm giá khá thấp.

Cụ thể, vào 1/1/2012, giá gas đã tăng thêm 24.000 đồng/bình. Tiếp đến hôm 5/1, giá bán lẻ của nhiên liệu này lại được điều chỉnh tăng lên 8.000 đồng/bình do thuế nhập khẩu tăng từ 2% lên 5%. Đầu tháng 2 giá gas cũng được tăng thêm 42 nghìn đồng/bình. Tiếp đà tăng này, đến đầu tháng 3 giá bán lẻ mặt hàng này đã tăng tốc mạnh thêm đến 52 nghìn đồng/bình.

Trả lời báo chí về vấn đề liên quan đến công tác kiểm tra, kiểm soát giá gas trong thời gian vừa qua, bà Vương Thu Hằng - Trưởng ban Giá, Sở Tài chính Hà Nội cho biết, gas là mặt hàng thiết yếu và ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân. Tuy nhiên, từ đầu năm đến nay, giá mặt hàng tăng khá cao.

Nguyên nhân của việc giá bán lẻ tăng cao chủ yếu là do chịu tác động trực tiếp từ thế giới. Cụ thể, từ ngày 1/2, giá gas trên thị trường thế giới tăng thêm 145 USD/tấn và từ ngày 1/3, giá mặt hàng này lại tiếp tục tăng thêm180 USD/tấn.

Cũng theo bà Hằng, đây là mặt hàng thuộc diện phải đăng ký giá, theo phân bổ những doanh nghiệp lớn thì đăng ký với Bộ Tài chính, còn các doanh nghiệp và đại lý nhỏ hơn đăng ký giá bán với Sở Tài chính các địa phương.

Tháng 2 vừa qua, nhiều doanh nghiệp kinh doanh gas đã gửi hồ sơ đăng ký giá bán mới lên Sở Tài chính. Tuy nhiên, Sở Tài chính đã trả lại hồ sơ của các doanh nghiệp này bởi họ kết hợp luôn cả việc tăng giá theo giá nguyên liệu lẫn việc tăng chi phí vận chuyển và tăng hoa hồng. Sở có yêu cầu các doanh nghiệp làm lại hồ sơ, chỉ chấp thuận tăng thêm do chi phí đầu vào theo giá thế giới, bà Hằng chia sẻ.

“Thậm chí, chúng tôi chỉ cho phép doanh nghiệp tăng ở mức thấp hơn. Cụ thể, giá gas trên thị trường thế giới tháng 2 tăng thêm 16,8% so với tháng 1/2012, nhưng Sở Tài chính Hà Nội cho phép doanh nghiệp tăng thêm 10%, bà Hằng nói.

Lý giải về việc các doanh nghiệp kinh doanh gas bất ngờ tăng mạnh đến 52 nghìn đồng/bình 12 kg. bà Hằng cho biết, đến tháng 3 vừa qua, giá gas thế giới tăng rất mạnh, lên tới mức 1.205 USD/tấn. Vì vậy, sau khi cộng với thuế suất và tỷ giá ngoại tệ, cơ quan quản lý ước tính mỗi kg gas tăng thêm 0,2 USD. “Với tính toán này, việc tăng mỗi bình gas 12 kg thêm 52 nghìn đồng là hoàn toàn hợp lý với giá thị trường hiện nay”, bà Hằng khẳng định.

Riêng về công tác thanh tra, kiểm tra xung quanh vấn đề giá gas, bà Hằng cũng cho biết, Sở Tài chính đã phối hợp với Sở Công Thương, lực lượng quản lý thị trường kiểm tra các doanh nghiệp đầu mối và đại lý trên địa bàn thời gian vừa qua.

Kết quả kiểm tra cho thấy, có 3 trong 5 doanh nghiệp lớn được kiểm tra thực hiện đúng cam kết về giá, 2 doanh nghiệp còn lại có sai phạm. Đó là Công ty Cổ phần Kinh doanh xuất nhập khẩu khí gas hóa lỏng Vạn Lộc không bán hàng theo giá đăng ký, bị xử phạt 17 triệu đồng và Công ty THNHH Dầu khí Gia Định thay đổi giá bán từ ngày 16 đến ngày 21/1/2012 mà không đăng ký với Sở Tài chính, bị xử phạt 30 triệu đồng.

Giải thích về phương pháp xử phạt này, đại diện Sở Tài chính này cho biết, quan điểm của Sở là đơn vị phân phối gas phải chịu trách nhiệm về giá bán, bởi doanh nghiệp đăng ký giá bán với cơ quan quản lý thì doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về giá bán đó tới tận tay người tiêu dùng. Tuy nhiên, nếu đại lý bán lẻ có sai phạm chúng tôi cũng xử phạt tại chỗ.

Hiện nay, dự báo cho thấy giá gas thế giới còn biến động mạnh, vì vậy nười tiêu dùng cần có kế hoạch sử dụng gas tiết kiệm, hiệu quả để đối phó với tình trạng này, bà Hằng khuyến cáo.

(TheoVnmedia)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Ngành mía đường VN năm 2012: Nỗi lo dư thừa
  • Xuất hàng thủ công qua Nhật: “Vấn đề không phải ở giá”
  • Xuất khẩu gạo, cà phê, cao su lại gặp khó
  • Khi nhập siêu trở lại
  • Thị trường xi măng Việt Nam 2012: giá rẻ chưa chắc đã bán tốt
  • ANZ nhận định bi quan về xuất khẩu của Việt Nam năm 2012
  • Gạo cấp thấp của Việt Nam không bán nổi tấn nào!
  • Thị trường kỹ thuật số 2012: Tăng trưởng nhưng vẫn khó!
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo