Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Xuất khẩu lúa gạo: Nông dân vẫn là người chịu thiệt thòi

Việt Nam xuất khẩu gạo đứng thứ hai thế giới, nhưng người làm ra lúa gạo vẫn không được hưởng gì từ kết quả này, đó là nhận xét của tiến sĩ Võ Hùng Dũng, Giám đốc Phòng Thương mại và Công nghiệp Cần Thơ, tại buổi hội thảo tìm hiểu về triển vọng thị trường lúa gạo thế giới năm 2011 vào sáng 04/11 tại TP.HCM.

Theo các chuyên gia kinh tế, muốn cải thiện đời sống cho người trồng lúa và giữ vững vị trí của đất nước xuất khẩu gạo, thì phải có giải pháp tăng năng suất, chứ không chỉ vấn đề giá cả.

Diện tích trồng lúa ngày càng thu hẹp

Theo Viện Chính sách và Chiến lược Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (IPSARD), tình hình biến đổi khí hậu toàn cầu đã khiến cho diện tích nông nghiệp nói chung trong đó có đất trồng lúa bị ngày càng thu hẹp, đang đe dọa đến nền an ninh lương thực thế giới. Năm 2010 là năm khí hậu biến đổi thất thường với sự xâm mặn của nước biển và việc xuất hiện trở lại của El Nino.

Theo dự báo của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), diện tích trồng lúa thế giới năm 2010 khoảng 155,1 triệu hec-ta, giảm 2,7 triệu hec-ta và sản lượng gạo đạt 442,6 triệu tấn, giảm 5,4 triệu tấn so với năm 2009. Năm 2010  tổng cầu gạo thế giới  khoảng 465,87 triệu tấn, tăng 0,66 triệu tấn. Như vậy nhu cầu ngày càng tăng nhưng diện tích trồng lúa ngày càng giảm là điều đáng lo ngại.

Tuy sáu tháng đầu năm giá gạo thế giới giảm, nhưng theo dự báo, từ quý 3 trở đi, giá gạo sẽ tăng lên.

Theo đánh giá của IPSARD, các diễn biến khó lường của thị trường lúa gạo gây khó khăn cho các quốc gia nhập khẩu lương thực có thu nhập thấp. Đối với các nước xuất khẩu chính như Việt Nam, đây là một cơ hội nhưng cũng là nguy cơ nếu thiếu các thông tin phân tích và dự báo thị trường để đưa ra các quyết sách, quyết định.

Nông dân chịu thiệt

Ông Dũng nói rằng, đã rất nhiều người đặt câu hỏi, tại sao Việt Nam xuất khẩu gạo nhất nhì thế giới nhưng người nông dân vẫn cứ nghèo? Theo lý giải của ông, đó là tăng giá lúa không phải là yếu tố giúp nông dân làm giàu, và nông dân cũng không thể làm giàu nếu chỉ dựa vào trồng lúa.

Lý giải điều này, Giám đốc VCCI Cần Thơ cho rằng, phần lớn nông dân Việt Nam vẫn có quy mô sản xuất quá nhỏ. Thêm nữa, diện tích trồng lúa ngày càng bị thu hẹp, càng khó có thể có thu nhập cao.

Theo số liệu, tại tháng 11/2009 giá xuất FOB 420 USD/tấn, tương đương 8.000 đồng/kg, trong khi đó lúa mua tại ruộng của nông dân là 4000 đồng/kg.

Một trong những giải pháp mà các nhà nghiên cứu và hoạch định cho là then chốt, là muốn tăng thu nhập cho người nông dân và cũng là để giữ vững vị trí hàng đầu về xuất khẩu lúa gạo trong bối cảnh diện tích trồng bị thu hẹp, là phải tăng năng suất sản xuất và tạo giá trị gia tăng cho sản phẩm.

Giám đốc VCCI cho rằng, có thể tạo điều kiện để dự trự trữ lúa gạo trong dân. Cách làm này vừa giải quyết một phần khó khăn về kho dự trữ của các doanh nghiệp xuất khẩu hiện nay, vừa giúp nông dân tham gia một phần vào khâu lưu thông để tăng giá bán. Thông thường từ trước đến nay nông dân bán lúa tại ruộng cho thương lái, giá bị thấp. Nếu người trồng lúa dự trữ được thì có thể đợi đến khi lúa có giá cao để bán.

Tuy nhiên theo Tiến sĩ Đặng Kim Sơn, Viện trưởng IPSARD, thì việc dự trữ đòi hỏi phải có kỹ thuật, người nông dân không được trang bị và kho bãi không đủ tiêu chuẩn sẽ khó bảo quản được lâu. Vì vậy, theo tiến sĩ Sơn, nông dân chỉ có thể bảo quản trong thời gian ngắn.

Bên cạnh đó, không phải bất cứ nông dân nào cũng có điều kiện dự trữ, mà phải là người có khả năng, có vốn, mới dự trữ được.

Thiệt thòi bởi thông tin không minh bạch

Giáo sư - Tiến sĩ C.Peter Timmer, chuyên gia cao cấp của trung tâm Hội nhập toàn cầu Hoa Kỳ, chia sẻ với các quan điểm của các chuyên gia Việt Nam, và dự báo trong vài năm tới giá gạo sẽ ngày càng bất ổn.

Giáo sư Timmer cho rằng giá gạo không minh bạch là một trong những yếu tố gây bất lợi, gây thiệt thòi cho nông dân. “Các nhà buôn giữ bí mật giá, mà người nông dân hoàn toàn không thể biết. Trong khi đó ta lại không biết ai phải chịu trách nhiệm về việc minh bạch giá này, và như vậy rất dễ nảy sinh tham nhũng”, giáo sư Timmer nói.

Giáo sư này nói rằng do thị trường này quá đông người tham gia nên thông tin sẽ không rõ ràng, cơ cấu giá không minh bạch, và từ đó dễ nảy sinh ra đầu cơ không khác gì thị trường đầu tư tài chính.

“Khó khăn là chính phủ nhiều khi không hiểu được kỳ vọng của động cơ này, và nhiều khi lại tiếp tay làm cho người ta hoảng loạn thêm thay vì làm cho ổn định”.

Ông cũng thừa nhận trong cuộc cách mạng xanh này, người hưởng lợi là người tiêu thụ chứ không phải người làm ra lúa gạo.

Các đề nghị của ông để giải quyết bất ổn thị trường lúa gạo và hỗ trọ người trồng lúa là: Tìm cách nâng cao năng suất và nâng cao sự tin tưởng vào thị trường lúa gạo; tăng cường dự trữ; và nâng cao tính minh bạch trong cơ cấu giá thành.

(Tamnhin)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Tìm điểm sáng trong xuất nhập khẩu tháng 10
  • Trung Quốc vẫn là thị trường đứng đầu về cung cấp dây điện và dây cáp điện cho Việt Nam trong 8 tháng năm 2010
  • Xuất khẩu caosu: “Bỏ tất cả trứng vào một giỏ”
  • Căng thẳng giá đường
  • Vẫn điệp khúc thiếu vốn, khó mua USD
  • PVFCCo tăng cường bình ổn thị trường phân bón
  • “Bão” giá
  • Nhập siêu, giải mã và giải pháp
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo