Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Xuất khẩu những tháng cuối năm sẽ cạnh tranh khốc liệt

Tình hình xuất khẩu 5 tháng cuối năm 2009 có dấu hiệu lạc quan, song các chuyên gia khuyến cáo, doanh nghiệp không nên mở rộng thị trường mới, mà tập trung nguồn lực vào thị trường truyền thống.

Tại cuộc họp giao ban xuất khẩu 7 tháng đầu năm 2009 vừa diễn ra tại TP.HCM, ông Nguyễn Thành Biên, Thứ trưởng Bộ Công thương cho biết, nhìn chung tình hình xuất khẩu cả nước giảm mạnh về giá trị, mặc dù có sự gia tăng về khối lượng ở một số mặt hàng.

Trong đó, nhóm hàng nông, lâm, thủy sản tăng về số lượng, nhưng giá lại giảm trên 8,8%. Nhiều mặt hàng đã bất ngờ vươn lên chi phối thị phần như tiêu, cà phê, nhưng lại bị các thương lái, đầu cơ ép giá làm doanh nghiệp và nông dân điêu đứng.

Theo nhận định, sức cạnh tranh trong 5 tháng cuối năm sẽ khốc liệt hơn, khi nền kinh tế các nước trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương hồi phục sớm hơn dự kiến, nhất là Trung Quốc – thị trường xuất khẩu mà Việt Nam phụ thuộc nhiều nhất.

Ngoài ra, những rào cản về kỹ thuật được dựng lên, như đạo luật nông trại của Mỹ, đạo luật an toàn cho người tiêu dùng (Mỹ), hóa chất và an toàn hóa chất, nguồn gốc đánh bắt hải sản, bảo vệ môi trường, bảo vệ thiên nhiên của châu Âu (EU)… là thách thức rất lớn đối với doanh nghiệp Việt Nam.

Một vấn đề nan giải là thực trạng tắc nghẽn cảng đang là mối quan ngại của các doanh nghiệp (DN), nhất là ở TP.HCM khi mà xuất khẩu ở khu vực phía Nam chiếm ¾ lượng hàng xuất khẩu của cả nước.

Ông Huỳnh Văn Minh, Chủ tịch Hiệp hội DN TP.HCM, cho rằng kết quả như hiện nay còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, khi mà khó khăn chung chưa dừng lại, những thị trường mới như Nga, Cu Ba, Ba Lan… rất cần đơn hàng, nhưng do phương thức thanh toán, cơ chế… chưa thông thoáng nên hàng của Việt Nam vẫn chưa vào được.

Nếu chính phủ hai bên có những thỏa thuận thì các doanh nghiệp sẽ dễ dàng bắt tay nhau hơn. Nhà nước nên sớm tháo gỡ thủ tục hành chính cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong việc tiếp cận nhanh nguồn vốn kích cầu, bởi khối doanh nghiệp này hiện chưa thể đáp ứng được yêu cầu của ngân hàng. Nếu còn tiền thì nên ưu tiên cho khối doanh nghiệp vừa và nhỏ. Bởi, thời gian này là lúc doanh nghiệp cần vốn nhất để nhập khẩu nguyên vật liệu sản xuất hàng hóa cho mua xuất khẩu cuối năm.

Cần đẩy mạnh xúc tiến thương mại

Ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Hiệp hội chế biến và Thủy sản Việt Nam (Vasep) nhận định, doanh nghiệp trong nước vẫn chưa cảm nhận được kết quả của xúc tiến thương mại, do đó cần có những thay đổi phù hợp với tình hình thực tế hiện nay.

Trong chương trình xúc tiến thương mại nên hỗ trợ kinh phí để sản xuất những mặt hàng chủ lực về mẫu mã mới, sản phẩm mới để tham gia các hội chợ triển lãm. Trước đây, Chính phủ đã có chính sách hỗ trợ 70% kinh phí để doanh nghiệp xây dựng kho hàng, để trực tiếp bán hàng ở những nước phân phối, nhằm giảm chi phí. Hiện giá nhà đất ở Mỹ rất rẻ, nên có thể thuê kho hàng để giữ chân hàng xuất khẩu tại những thị trường này.

Hiện Vasep đang làm việc với Tây Ninh, An Giang, để các doanh nghiệp của TP.HCM xây dựng các kho ngoại quan ở dọc biên giới và Phnompenh (Campuchia).

Theo ông Trương Đình Tuyển, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại, chúng ta cần tập trung đẩy mạnh xúc tiến thương mại, triển khai có hiệu quả các gói kích cầu. Triển khai các tháng bán hàng khuyến mãi, hàng Việt Nam đồng hành với người Việt Nam, đưa hàng xuống vùng sâu vùng xa.

Hạn chế tổ chức các đoàn đi khảo sát thị trường mà hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ đi trực tiếp quảng bá hàng hóa tại các hội chợ, tiếp cận thị trường, tìm kiếm khách hàng. Tập trung vào các thị trường gần, truyền thống nhất là Campuchia.

Về phía doanh nghiệp xuất khẩu, theo đại diện Tổng Công ty May Nhà Bè, khó khăn hiện nay là 90% nguyên phụ liệu phải nhập khẩu từ Trung Quốc và phải trả tiền ngay. Trong khi đó, nếu xuất khẩu cho các doanh nghiệp nước ngoài thì phải mất 30, thậm chí 60 ngày sau mới lấy được được tiền. Nhà nước cần hỗ trợ mạnh hơn cho các doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư máy móc để sản xuất nguyên vật liệu, nhằm giảm nhập khẩu, tăng xuất khẩu. Ngoài ra, giá điện trong giờ cao điểm còn quá cao, nên Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp về mặt này.

(Tin tham khảo // vinanet)

  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay
  • EU trả lại lô hàng chè Việt Nam: Doanh nghiệp ngao ngán!
  • Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu VN sang Thụy Sĩ
  • Thái Lan – Trung Quốc đặt mục tiêu kim ngạch thương mại đạt 50 tỷ USD năm 2010
  • Xuất khẩu sang Trung Quốc không thể theo lối mòn
  • Giá đường thế giới tiếp tục tăng lên mức cao nhất 3 năm qua
  • Xếp hạng thị trường bán lẻ hấp dẫn thế giới: Việt Nam tụt dốc
  • Những giải pháp thúc đẩy xuất khẩu năm 2009
  • Mậu dịch thương mại toàn cầu dự báo giảm 10% trong năm nay
  • Dự báo xuất khẩu cá tra lạc quan
  • Giá thức ăn chăn nuôi sẽ tăng?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo