Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

“Bốc hơi” gần 1 tỷ USD vì xe máy

Theo kết quả khảo sát được công bố tại Hội thảo “Đẩy nhanh phát triển vận tải công cộng và giảm dần xe cá nhân” vừa được tổ chức tại TP.HCM, mỗi năm, Thành phố bị mất gần 1 tỷ USD do giao thông không hợp lý. “Thủ phạm” được nhận diện gây ra sự lãng phí này chính là xe máy.

Thống kê của Ban An toàn giao thông TP.HCM cho thấy, Thành phố hiện có khoảng 3,7 triệu xe máy và gần 370.000 ô tô cá nhân. Đó là chưa kể một lượng lớn xe cá nhân từ các tỉnh tham gia lưu thông trên địa bàn Thành phố. Ngoài ra, bình quân mỗi ngày, TP.HCM có gần 1.000 xe máy và 100 xe ô tô cá nhân đăng ký mới. Việc gia tăng nhanh về số lượng xe máy, ô tô đã làm cho tình hình ùn tắc giao thông ngày càng trở nên nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sinh hoạt, lối sống và phát triển kinh tế của Thành phố.

TS. Phạm Xuân Mai, giảng viên Khoa Kỹ thuật giao thông (Đại học Bách khoa TP.HCM) cho biết, xe máy là “thủ phạm” chính gây tắc nghẽn giao thông và nhiều tổn hại khác. TS. Phạm Xuân Mai đưa ra một kết quả nghiên cứu cho thấy, mỗi năm TP.HCM mất khoảng 74 triệu USD vì tai nạn giao thông; mức độ ảnh hưởng đến môi trường của người đi xe máy cao gấp 30,3 lần so với người đi xe buýt.

Còn nếu tính tổng thiệt hại về kinh tế do sự phụ thuộc xe máy thì mỗi năm, TP.HCM mất gần 1 tỷ USD (gồm chi phí do lãng phí tiêu hao nhiên liệu, chi phí giải quyết ùn tắc giao thông, chi phí do lãng phí sử dụng đất...). Nhưng điều nhận được nhiều nhất từ những tổn thất này chỉ là sự... tắt nghẽn giao thông và ô nhiễm môi trường.

Theo TS. Phạm Xuân Mai, giải pháp triệt để nhằm giảm nạn kẹt xe ở TP.HCM là phải hạn chế xe máy. Theo đó, Nhà nước cần có những chính sách cụ thể như: không nhập khẩu xe máy (trừ các loại xe đặc chủng dành cho công an, quân đội hay thể thao); không khuyến khích hoặc không phát triển công nghiệp xe gắn máy; tăng giá bán lẻ xăng tại các cây xăng trong Thành phố, nhất là khu vực nội đô; tăng thuế nhiên liệu về xăng.... Bên cạnh đó, Nhà nước cũng cần có những chính sách khác không khuyến khích sử dụng xe máy.

Tương tự, GS-TS. Lê Quả, nguyên Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu phát triển giao thông - vận tải, cũng cho rằng, để giải quyết bài toán kẹt xe ở TP.HCM hiện nay, không còn cách nào khác ngoài việc hạn chế xe cá nhân. Theo ông Quả, thực trạng kẹt xe ở TP.HCM hiện nay là hậu quả do lỗi quản lý đô thị quá yếu lâu nay tích tụ lại, chưa có sự chuẩn bị ngay từ khi Thành phố mới được giải phóng, dẫn đến khi Thành phố phát triển, giao thông trở nên là vấn đề nóng thì mới đưa ra các giải pháp chống đỡ, giật gấu vá vai, nên bức tranh về giao thông ngày càng trở nên xám xịt.

“Xe cá nhân mà đặc biệt là xe máy luôn là thủ phạm gây kẹt xe. Cấm thì không được, nhưng hạn chế là nhất thiết phải làm”, ông Quả nhấn mạnh và cho rằng, để hạn chế xe cá nhân cũng phải đưa ra các chính sách làm nản lòng người sử dụng xe máy: tăng giá xăng; thuế và lệ phí... Đồng thời với việc “gây khó” cho xe máy, phải cải thiện vận tải hành khách công cộng như: nâng cao chất lượng phục vụ của xe buýt, mạng lưới, ga trạm, cự ly bến trạm, thái độ phục vụ của nhân viên xe buýt, lịch trình chạy, tính phủ kín...

Tuy nhiên, ở góc độ ngược lại, nhiều ý kiến cho rằng, trong điều kiện vận tải hành khách công cộng còn yếu kém như hiện nay, nếu dùng các biện pháp hành chính để cấm hoặc hạn chế xe máy sẽ gây phản ứng mạnh từ phía người dân. TS. Nguyễn Thị Bích Hằng (Đại học Giao thông - Vận tải TP.HCM) cho rằng, theo kinh nghiệm từ các thành phố lớn trên thế giới, phát triển giao thông công cộng để từng bước thay thế giao thông cá nhân là một quy luật tất yếu. TP.HCM hiện đối mặt với bài toán đối nghịch: nếu không hạn chế phương tiện cá nhân thì sẽ rất khó phát triển giao thông công cộng. Song trong điều kiện giao thông công cộng ở TP.HCM còn yếu, nếu hạn chế xe cá nhân thì sẽ khó thuyết phục được người dân.

Theo bà Hằng, để giải bài toán này cho TP.HCM, việc cần làm của Thành phố lúc này không phải là lựa chọn giữa giao thông cá nhân hay giao thông công cộng, mà là tạo ra sự giao thoa, phối hợp nhịp nhàng của hai loại hình giao thông này. Muốn thực hiện được điều này cần một loạt các giải pháp đồng bộ.
Thứ nhất, với quy mô dân số của TP.HCM như hiện nay, xe buýt không thể là giao thông công cộng chính, mà chỉ có tàu điện ngầm hoặc monorail mới giải quyết được. Vì vậy, Thành phố cần phải nhanh chóng đầu tư xây dựng và đưa vào sử dụng hệ thống tàu điện ngầm.

Thứ hai, tạo sự liên kết giữa hai hình thức công cộng và cá nhân. Theo đó, tại vùng đệm cần có các điểm cho thuê xe máy, xe đạp để phục vụ người dân muốn tới các điểm đến nằm ngoài khu vực hạn chế xe cá nhân sau khi rời phương tiên giao thông công cộng. Thứ ba, cần thay đổi quan niệm của người dân về giao thông công cộng, vì ở Việt Nam, quan niệm phương tiện giao thông không đơn thuần chỉ là đi lại, mà còn là cách thức để thể hiện đẳng cấp cá nhân.

( Theo báo Đầu tư )

  • Kỷ lục năm 2008: VN nhập 50.400 xe nguyên chiếc
  • Năm 2008: VN nhập kỷ lục 50.400 xe ô tô nguyên chiếc
  • Thị trường cung cấp gỗ tròn nguyên liệu cho Việt Nam 11 tháng năm 2008
  • Nhập khẩu gỗ nguyên liệu tăng 8,7% trong 11 tháng năm 2008
  • Số liệu nhập khẩu mặt hàng bông tháng 10 và 10 tháng năm 2008
  • 11 tháng năm 2008, nhập khẩu sợi của Việt Nam đạt 379,3 ngàn tấn
  • Kim ngạch nhập khẩu thuốc trừ sâu tháng 11 và 11 tháng đầu năm 2008
  • 10 tháng năm 2008, nhập khẩu ván plywood nguyên liệu giảm 7% so với cùng kỳ năm ngoái
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo