Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nhập khẩu gỗ nguyên liệu tăng 8,7% trong 11 tháng năm 2008

Do tình hình kinh tế thế giới khó khăn, nhập khẩu gỗ nguyên liệu đã chững lại, kim ngạch nhập khẩu 11 tháng chỉ tăng trưởng 8,7%, thấp hơn rất nhiều so với mức tăng trưởng 34% trong năm 2007.

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, kim ngạch nhập khẩu gỗ nguyên liệu 11 tháng năm 2008 đạt hơn 946 triệu USD, tăng 8,7% so với cùng kỳ 2007.Nhập khẩu gỗ nguyên liệu của Việt Nam những tháng đầu năm tăng trưởng mạnh. Khi tình hình kinh tế thée giới khó khăn, nhập khẩu gỗ nguyên liệu đã chững lại nên kim ngạch nhập khẩu 11 tháng chỉ tăng trưởng 8,7%, thấp hơn rất nhiều so với mức tăng trưởng 34% trong năm 2007. Theo thông lệ, 6 tháng cuối năm là thời điểm các doanh nghiệp tăng cường nhập khẩu gỗ nguyên liệu để chuẩn bị cho mùa sản xuất năm sau. Năm nay nhập khẩu gỗ nguyên liệu những tháng cuối năm chững lại cho thấy khả năng tăng trưởng xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ năm 2009 sẽ chậm lại. Nhập khẩu gỗ nguyên liệu các loại sẽ giảm lại cho đến khi tình hình kinh tế thế giới có chuyển biến tốt hơn. Giá nhập khẩu các chủng loại gỗ nguyên liệu sẽ giảm do nhu cầu tiêu thụ gỗ nguyên liệu giảm.

Về chủng loại gỗ nguyên liệu nhập khẩu: ván MDF vẫn là chủng loại gỗ nguyên liệu có kim ngạch nhập khẩu cao nhất, đạt 104,7 triệu USD, giảm nhẹ so với cùng kỳ. Giá nhập khẩu ván MDF trung bình 11 tháng năm 2008 ở mức 280 USD/m3, cao hơn 9% so với mức giá nhập trung bình cùng kỳ 2007. Malaysia là thị trường cung cấp ván MDF lớn nhất cho Việt Nam với thị phần chiếm 33%. Giá xuất khẩu ván MDF dày 15-19mm của Malaysia nửa đầu tháng 12/2008 ở mức 306-329 USD/m3-FOB, giảm 2% so với mức giá đạt cao nhất vào nửa cuối tháng 8 và nửa đầu tháng 9. Tuy nhiên, mức giá này vân cao hơn 4% so với mức giá xuất hồi đầu năm.

Gỗ bạch đàn là chủng loại gỗ nguyên liệu có kim ngạch nhập khẩu lớn thứ 2 với kim ngạch đạt 82,2 triệu USD, tăng 8,6% so với cùng kỳ năm 2007. Lượng gỗ bạch đàn nhập về trong kỳ đạt 346 nghìn m3, giảm 1,1% sovới cùng kỳ. Giá nhập khẩu gỗ bạch đàn trung bình 11 tháng ở mức 237 USD/m3, cao hơn 10% so với mức giá trung bình cùng kỳ . 2 thị trường cung cấp gỗ bạch đàn lớn nhất cho Việt Nam là Urugoay và Braxin. Giá gỗ bạch đàn AD tại Braxin nửa đầu tháng 12 giao dịch ở mức 158 USD/m3, giá đã sụt giảm khá mạnh so với mức giá đạt cao nhất là 217 USD/m3 và cũng thấp hơn 18,9% so với mức giá hồi đầu năm 2008.

Nhập khẩu gỗ thông 11 tháng năm 2009 giảm 21,5% về trị giá sovới cùng kỳ năm 2007, đạt 90,92 triệu USD. Lượng gỗ thông nhập khẩu về trong kỳ đạt trên 300 nghìn m3 thấp hơn trên 100 nghìn m3 so với cùng kỳ năm 2007. Giá nhập khẩu gỗ thông trung bình 11 tháng ở mức 224 USD/m3, cao hơn 2,7% so với mức giá nhập trung bình 11 tháng năm 2007. New Zealand là thị trường cung cấp gỗ thông lớn nhất cho Việt Nam với lượng chiếm trên 50%.

Gỗ teak là chủng loại gỗ nguyên liệu có kim ngạch nhập khẩu lớn thứ 4, đạt 54,7 triệu USD với 94 nghìn m3 gỗ, giảm 3,1% về trị giá và giảm 2% về lượng so với cùng kỳ năm 2007. Giá nhập khẩu gỗ teak nguyên liệu trung bình ở mức 573 USD/m3, thấp hơn so với mức giá nhập trung bình cùng kỳ 3 USD/m3.

Kim ngạch nhập khẩu gỗ cao su nguyên liệu giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2007 đưa gỗ cao su từ vị trí là chủng loại gỗ nguyên liệu nhập khẩu lớn thứ 3 năm 2007 xuống vị trí thứ 5 trong năm nay. Giá nhập khẩu gỗ cao su nguyên liệu 11 tháng năm 2008 trung bình ở mức 255 USD/m3, cao hơn so  với mức giá nhập trung bình cùng kỳ 3,2%.

Nhập khẩu nhiều chủng loại gỗ nguyên liệu khác tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2007; nhập khẩu gỗ căm xe tăng 107,6%; nhập khẩu gỗ tạp tăng 25,5%; nhập khẩu ván PB tăng 8,5%; nhập khẩu gỗ dương tăng 6,8%....

Chủng loại gỗ nguyên liệu chính nhập khẩu 11 tháng năm 2008

Chủng loại

11 tháng 2008

11 tháng 08 so với 11 tháng 07

 

 

(USD)

(%)

Ván MDF

104.738.870

-77.668

-0,1

Gỗ bạch đàn

82.226.754

6.545.038

8,6

Gỗ thông

70.922.208

-19.436.099

-21,5

Gỗ teak

54.790.438

-1.777.768

-3,1

Gỗ cao su

52.850.631

-27.803.673

-34,5

Gỗ căm xe

50.686.999

26.268.337

107,6

Gỗ tạp

50.262.035

10.201.766

25,5

Ván PB

44.577.591

3.482.431

8,5

Gỗ sồi

43.950.933

-4.966.722

-10,2

Gỗ dương

43.653.682

2.776.930

6,8

Vná lạng

36.056.852

7.318.332

25,5

Gỗ lim

32.662.049

25.321.408

344,9

Ván plywood

31.844.831

-4.114.450

-11,4

Gỗ chò

25.411.334

12.8980.637

103,1

Gỗ hương

22.362.973

4.054.655

22,1

Gỗ dầu

16.674.145

8.633.906

107,4

Gỗ trắc

11.333.292

-3.242.721

-22,2

Gỗ gõ

10.459.080

4.643.476

79,8

Gỗ bồ đề

7.846.979

4.071.987

107,9

...

 

 

 

 

(Theo Vinanet)

  • Số liệu nhập khẩu mặt hàng bông tháng 10 và 10 tháng năm 2008
  • 11 tháng năm 2008, nhập khẩu sợi của Việt Nam đạt 379,3 ngàn tấn
  • Kim ngạch nhập khẩu thuốc trừ sâu tháng 11 và 11 tháng đầu năm 2008
  • 10 tháng năm 2008, nhập khẩu ván plywood nguyên liệu giảm 7% so với cùng kỳ năm ngoái
  • 10 tháng năm 2008 - kim ngạch nhập khẩu Trang thiết bị y tế tăng 34%
  • Kim ngạch nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu tháng 11 và 11 tháng đầu năm 2008
  • Kim ngạch nhập khẩu hoá chất tháng 11 và 11 tháng đầu năm 2008
  • Thị trường nhập khẩu bông của Việt Nam 11 tháng năm 2008
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo