Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Kim ngạch nhập khẩu hoá chất của Việt Nam 5 tháng đầu năm 2009 giảm

Theo số liệu thống kê chính thức của Tổng cục Hải quan cho biết, tháng 5/2009, kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng hoá chất của Việt Nam đạt 143,1 triệu USD, mặc dù tăng 7,1% so với tháng trước song vẫn giảm 9,7% so với cùng kỳ năm ngoái.Tính đến hết 5 tháng đầu năm 2009, tổng kim ngạch nhập khẩu chỉ đạt 591,3 triệu USD, giảm tới 23,2% so với 5 tháng đầu năm 2008. Dự báo, kim ngạch nhập khẩu hoá chất của Việt Nam trong những tháng tới sẽ vẫn đạt ở mức thấp.

Về thị trường và chủng loại nhập khẩu: Tháng 5/2009, vượt qua Đài Loan, dẫn đầu các thị trường cung ứng hoá chất lớn của Việt Nam là thị trường Trung Quốc, với kim ngạch đạt 37,1 triệu USD, chiếm 26% tổng kim ngạch nhập khẩu của nước ta trong tháng 5/2009, tăng nhẹ 5,15% so với tháng trước và tăng 10,46% so với cùng kỳ năm ngoái. Các loại hoá chất được nhập khẩu từ thị trường này chủ yếu gồm các loại hoá chất hữu cơ như acetic acid, acetone, acid citric, các loại hoá chất dùng trong công nghiệp và phục vụ sản xuất như aluminium susphate, analgin dab 10, antimony sulfide…

Tính chung 5 tháng đầu năm, kim ngạch nhập khẩu từ thị trường này vẫn có sự giảm sút, với mức giảm 14,01% so với 5 tháng đầu năm 2008, chỉ đạt 155,7 triệu USD.

Với kim ngạch nhập khẩu đạt 30,9 triệu USD, Đài Loan trở thành thị trường cung ứng hoá chất lớn thứ hai của Việt Nam trong tháng. Đài Loan đã xuất sang nước ta nhiều loại hoá chất như acid sulfuric, acid terephthalic, các loại hợp chất hữu cơ, các loại hoá chất dùng trong công nghiệp và phục vụ sản xuất… So với tháng trước đó, thì kim ngạch nhập khẩu từ thị trường này đã bị giảm 4,89%, còn so với cùng kỳ năm 2008 thì mức giảm  là 22,94%. Tính đến hết tháng 5/2009, kim ngạch nhập khẩu hoá chất từ Đài Loan đạt 134,4 triệu USD, giảm 34,65% so với 5 tháng cùng kỳ năm ngoái.

Bên cạnh đó, nhìn chung 5 tháng đầu năm nay, những thị trường thuộc nhóm thị trường nhập khẩu lớn của Việt Nam như Nhật Bản, Malaysia, Hàn Quốc cũng có kim ngạch giảm sút đáng kể so với 5 tháng đầu năm 2008, với các mức giảm lần lượt là 25,04%, 1,58% và 26,05%. Chủng loại hoá chất nhập khẩu từ những thị trường này chủ yếu là các loại hoá chất như oxit kẽm các loại, acid adipic, chất chống oxy hoá, chất phụ gia, chất xúc tác, dung môi…

Thị trường nhập khẩu hoá chất của Việt Nam tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2009

Thị trường

T5/2009 (USD)

5T/2009 (USD)

So với 5T/2008 (%)

Trung Quốc

37.064.491

155.678.800

-14,01

Đài Loan

30.894.972

134.441.579

-34,65

Nhật Bản

12.898.091

45.698.350

-25,04

Malaysia

10.673.636

41.368.910

-1,58

Hàn Quốc

10.761.494

41.089.190

-26,05

Thái Lan

9.242.786

33.406.438

7,83

Indonesia

6.689.533

26.991.344

-9,95

Singapore

3.198.261

19.027.262

-74,71

Hoa Kỳ

4.699.784

16.855.371

15,57

Ấn Độ

3.783.073

13.591.531

-18,83

Bỉ

3.448.298

12.014.172

421,03

Đức

2.188.212

11.685.159

1,26

Pháp

1.416.453

7.675.830

140,89

Hà Lan

348.182

3.451.532

17,88

Hồng Kông

133.923

2.372.309

-79,46

Australia

636.457

2.298.514

-39,81

Italia

200.887

1.497.554

-7,19

Nga

420.012

1.366.402

-47,64

Anh

197.688

1.230.522

-33,62

Thuỵ Sĩ

275.881

1.157.877

205,23

Tây Ban Nha

117.540

1.068.814

42,69

Nam Phi

203.672

818.778

263,94

Ả rập Xê út

253.958

589.389

-62,96

Braxin

143.390

424.122

61,22

Về doanh nghiệp nhập khẩu: Trong tháng 5/2009, cả nước có tất cả 1191 doanh nghiệp tham gia nhập khẩu hoá chất. Trong đó, có 90 doanh nghiệp đạt kim ngạch nhập khẩu trên 200 nghìn USD, 47 doanh nghiệp đạt kim ngạch nhập khẩu từ 500 nghìn USD trở lên, các doanh nghiệp khác đạt kim ngạch khá…

Trong nhóm các doanh nghiệp đạt kim ngạch trên 1 triệu USD tháng 5/2009 thì kim ngạch nhập khẩu của Cty TNHH Hưng Nghiệp FORMOSA vẫn là cao nhất, với trị giá 17,1 triệu USD. Tiếp đến là Cty TNHH Nhựa và hoá chất Phú Mỹ với kim ngạch đạt 5,4 triệu USD; Cty cổ phần hữu hạn Vedan đạt 4,2 triệu USD, Cty TNHH Nhựa và hoá chất TPC Vina với 3,8 triệu USD… 

(Vinanet)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo