Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thị trường sữa thời gian gần đây và nhập khẩu 10 tháng năm 2009

Thị trường sữa trong nước thời gian gần đây có nhiều biến động, giá sữa nội địa tăng. Các doanh nghiệp kinh doanh sữa cho biết, nguyên nhân do tỷ giá USD/VND tăng mạnh dẫn đến giá giữa nguyên liệu nhâp khẩu tăng, bên cạnh đó cũng ảnh hưởng của giá đường tăng.

Đại diện công ty sữa Vinamilk cho biết, Cty đã điều chỉnh giá hầu hết các sản phẩm từ đầu tháng 12,  giá sữa tăng từ 35-40% và mức tăng thực tế từ 6-15% từ nay đến đầu năm 2010 như vậy chỉ là tạm thời. Theo đó, ngoại trừ dòng sản phẩm sữa tiệt trùng, các dòng sản phẩm còn lại của Vinamilk từ sữa bột, sữa chua, sữa đặc… đều có mức tăng giá khoảng 6% so với trước.

Nhưng theo Tổng Giám đốc Hancofood thì nguyên nhân không phải xuất phát từ giá đường, mà cái chính là giá nguyên liệu sữa đã tăng gấp đôi, từ mức 1.800 USD/tấn hồi đầu năm, lên 3.800 USD/tấn hiện nay. Hancofood dự tính, từ ngày 1/1/2010 các sản phẩm của Công ty cũng điều chỉnh tăng giá từ 10-15%. Tuy nhiên, TGD Công ty Hancofood cho rằng mức tăng khoảng 10-15% đợt này mới là cầm chừng. Bởi sữa nguyên liệu tăng 100%, ít nhất doanh nghiệp phải tăng giá giá thành sản phẩm lên 30% mới chịu được.

Báo cáo tình hình giá cả của Bộ Công Thương trong đó có mặt hàng sữa mới đây cũng cho thấy, tại thị trường châu Úc trong tháng 11, giá sữa bột gầy và nguyên kem có xu hướng tăng mạnh (500-800 USD/tấn).

Sữa bột gầy hiện ở mức 3.100-3.600 USD/tấn (tăng 78% so với đầu năm 2009 và tăng 49% so với cùng kỳ năm 2008); sữa nguyên kem hiện ở mức 3.400-3.600 USD/tấn (tăng 79% so với đầu năm 2009 và tăng 32% so với cùng kỳ năm 2008).

Cùng với biến động tỷ giá đôla trong nước, báo cáo chỉ rõ dự báo giá sữa trong các tháng tới sẽ tăng nhẹ

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, thì 10 tháng năm 2009, cả nước đã nhập khẩu 406,66 triệu USD sữa và sản phẩm sữa, giảm 8% so với cùng kỳ năm 2008 và chiếm 1% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hoá của cả nước. Trong đó, nhập khẩu sữa và sản phẩm từ sữa, trứng chim, gia cầm, sản phẩm động vật khác do nhà nước quản lý trong tháng 10/2009 đạt kim ngạch 24,36 triệu USD, tính chung 10 tháng 2009 đạt 221,5 triệu USD chiếm 6% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng tiêu dùng nhà nước quản lý trong 10 tháng năm 2009.

Thị trường nhập khẩu sữa 10 tháng năm 2009

ĐVT: USD

Thị trường Tháng 1010 tháng
Niu Zilân10.666.843100.604.478
Hà Lan2.415.70760.481.377
Đan Mạch2.329.25141.802.560
Hoa Kỳ5.708.67941.403.440
Thái Lan3.155.88527.983.861
Malaixia3.315.10623.620.823
Ba Lan2.851.24614.973.359
Ôxtrâylia1.399.80614.512.773
Pháp6838.309.761
Tây Ban Nha7027.868.061
Đức3293.913.940
Hàn Quốc5963.033.353
Philippin 1.367.249
Trung Quốc33173

Qua bảng số liệu trên cho thấy, 10 tháng năm 2009, New Zealand là thị trường cung cấp chính cho Việt Nam mặt hàng sữa và sản phẩm sữa với kim ngạch đạt 100,6 triệu USD, chiếm 55% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam từ thị trường này. Đứng thứ hai là thị trường Hà Lan, với kim ngạch trong 10 tháng 2009 đạt 60,48  triệu USD, giảm 51,74% so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm 16,7% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hoá từ thị trường này trong 10 tháng năm 2009.

Ngoài ra, các doanh nghiệp còn nhập khẩu từ các thị trường khác nữa như Pháp, Tây Ban Nha, Đức, Hàn Quốc.... với kim ngạch đạt lần lượt là 8,3 triệu USD, 7,8 triệu USD, 3,9 triệu USD và 5,96 triệu USD...

(Vinanet)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo