Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thương mại Việt Nam – Séc 8 tháng đầu năm 2009

Đối với Cộng hòa Séc, Việt Nam là vùng lãnh thổ quan trọng trên phương diện hợp tác kinh tế và thương mại. Trong chiến lược xuất khẩu của quốc gia này trong giai đoạn 2006-2010 đã được Chính phủ thông qua, Việt Nam được xếp vào danh sách các quốc gia được ưu tiên.

Năm 2008, tổng trị giá kim ngạch thương mại giữa hai nước tăng 14% và đạt con số 287 triệu USD. Trong đó, Cộng hòa Séc xuất khẩu sang Việt Nam là 34 triệu USD, nhưng nhập khẩu hàng hoá từ nước ta lên tới 253 triệu USD (tăng tới 33% so với năm trước là 190 triệu USD). Nhập siêu là 219 triệu USD.

Năm 2009 do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nhưng thương mại hai chiều giữa hai bên ước tính vẫn đạt gần 300 triệu USD và Việt Nam tiếp tục là nước xuất siêu.

Đối với Cộng hòa Séc, Việt Nam là vùng lãnh thổ quan trọng trên phương diện hợp tác kinh tế và thương mại. Trong chiến lược xuất khẩu của quốc gia này trong giai đoạn 2006-2010 đã được Chính phủ thông qua, Việt Nam được xếp vào danh sách các quốc gia được ưu tiên.

Thời gian qua, hàng hoá xuất khẩu sang Việt Nam chủ yếu của Séc là các mặt hàng có giá trị gia tăng lớn và các mặt hàng cơ khí. Trong đó, những hàng hoá có giá trị lớn hơn 2 triệu USD, theo thống kê của Bộ Thương mại và Công nghiệp Cộng hòa Séc, đứng đầu là máy dệt vải và da đạt 3,2 triệu USD; các loại máy móc công nghiệp khoảng 3 triệu USD; sản phẩm từ sữa và trứng là 2 triệu USD; xe cơ giới khoảng 2 triệu USD.

Thành phần hàng hoá nhập khẩu từ Việt Nam trong năm 2008 cho thấy, vị trí hàng đầu thuộc về giày dép (59 triệu USD); vải vóc và quần áo (33 triệu USD); cá (30 triệu USD); cao su nguyên liệu (16 triệu USD); đồ gỗ và các phụ kiện đi kèm (13 triệu USD); xe cơ giới (12 triệu USD); máy móc văn phòng (10 triệu USD). Tiếp theo là các mặt hàng khác nhau như chè, cà phê, hành trang du lịch (như các loại vali...).

Sang năm 2009, theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, 8 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Séc đạt 73,3 triệu USD, giảm 14,2% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó mặt hàng dệt may giữ vị trí hàng đầu về kim ngạch với 27,98 triệu USD nhưng lại giảm 23,2% so với cùng kỳ. Mặt hàng giày dép tuy đứng thứ hai về kim ngạch đạt 6,4 triệu USD, nhưng so với cùng kỳ tăng 21,86% .

Thống kê số liệu xuất khẩu sang thị trường Séc 8 tháng năm 2009

Chủng loại mặt hàng  tháng 8/20098 tháng 2009
 Lượng (tấn)Trị giá (USD)Lượng (tấn)Trị giá (USD)
Hàng thuỷ sản 1,070,703 6,421,898
Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc 392,683 3,425,042
Cao su4068,141543794,197
Túi xách, ví, vali, mũ và ôdù 144,693 1,301,297
Gỗ và sản phẩm gỗ 261,534 1,965,351
Hàng dệt, may 4,439,731 27,977,375
giày dép các loại 553,290 6,422,642
Máy móc, tbị, dụng cụ phụ tùng khác 585,601 4,217,588
Phương tiện vân tải và phụ tùng 926,826 5,866,134
Tổng kim ngạch xuất khẩu 9,918,302 73,365,644

(Vinanet)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo