Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tình hình nhập khẩu phân bón của cả nước tháng 10, 10 tháng năm 2008

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong tháng 10/2008, Việt Nam đã nhập trên 174 nghìn tấn phân bón các loại, đạt kim ngạch 108,8 triệu USD, tăng 30,9% về lượng và tăng 35,53% về trị giá so với tháng trước; còn so với tháng 10/2007, mặc dù giảm 53,025% về lượng nhưng lại tăng 2,08% về trị giá. Tính đến hết tháng 10/2008, tổng lượng nhập khẩu phân bón các loại đạt 2,8 triệu tấn, với trị giá 1,4 triệu USD, tuy giảm 6,08% về lượng song lại tăng 88,07% về trị giá so với cùng kỳ năm 2007.

So với cùng kỳ năm 2007, nhập khẩu các loại phân bón đều giảm mạnh như lượng urê nhập về giảm 36%, đạt 63,38 nghìn tấn; SA giảm 43,09%, đạt trên 54 nghìn tấn; DAP giảm 40,39%, đạt 39 nghìn tấn; NPK giảm 69,71%, đạt 2,68 nghìn tấn....

Về thị trường, trong tháng 10/2008, nhập khẩu phân bón về từ thị trường Nhật Bản tăng rất mạnh, tăng từ 368 tấn của tháng trước lên trên 36 nghìn tấn. Chủng loại phân bón nhập khẩu chủ yếu từ thị trường này là phân bón SA với giá nhập dao động từ 285 đến 357 USD/tấn. Tính chung 10 tháng năm 2008, nhập khẩu phân bón về từ thị trường này đạt gần 160 nghìn tấn, với trị giá 47,28 triệu USD, giảm 27,88% về lượng song vẫn tăng 47,02% về trị giá so với cùng kỳ năm 2007.

So với tháng 9/2008, nhập khẩu phân bón về từ thị trường Trung Quốc cũng tăng 3,30% về lượng và tăng 15,76% về trị giá, đạt trên 49 nghìn tấn. Chủng loại phân bón nhập về từ thị trường này là Urêa và DAP. Trong đó, giá nhập khẩu Urêa đạt trên 400 USD/tấn, bên cạnh đó vẫn còn một số lô hàng nhập về với giá trên 500 USD/tấn; giá nhập khẩu DAP dao động trong khoảng từ 811 đến 950 USD/tấn. Tổng lượng phân bón nhập về từ Trung Quốc tính đến hết tháng 10/2008 đạt gần 1,45 triệu tấn với trị giá trên 2,6 triệu USD, giảm 5,64% về lượng nhưng lại tăng 22,27% về trị giá so với cùng kỳ năm 2007.

Trong khi đó, nhập khẩu phân bón về từ thị trường Nga lại giảm 60,28% về lượng và giảm 84,63% về trị giá so với tháng trước, đạt 8,1 nghìn tấn, trị giá 3,88 triệu USD. Nhờ vậy, nhập khẩu phân bón về từ thị trường này 10 tháng năm 2008, đạt 293,76 nghìn tấn, trị giá trên 157 triệu USD, tăng 29,06% về lượng và tăng 245,98% về trị giá so với cùng kỳ năm 2007.

So với tháng 9/2008, lượng phân bón nhập về từ một số thị trường khác cũng giảm như Canada giảm 83,33%, Belarus giảm 95,67%; Đài Loan giảm 69,16%....

Về doanh nghiệp: Tháng 10/2008, cả nước có tất cả 106 doanh nghiệp tham gia nhập khẩu phân bón. Trong đó dẫn đầu top các doanh nghiệp đạt kim ngạch nhập khẩu cao là Cty TNHH 1 thành viên Hồng Ngọc với 2,1 triệu USD; Công ty TNHH Thương mại Ngọc Thành với 1,3 triệu USD; Công ty TNHH Dịch vụ Tổng hợp Thương mại Việt Trung với 1,1 triệu USD....


(Theo Vinanet)

  • Tổng giá trị xuất, nhập khẩu qua cửa khẩu biên giới trên 900 triệu USD
  • Tháng 10/2008, nhập khẩu gỗ nguyên liệu giảm 10%
  • Số liệu xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang Braxin 10 tháng năm 2008
  • Dự báo nhập siêu cả năm 2008 ở mức 18 tỷ USD
  • Nhập khẩu ván MDF và PB từ Trung Quốc giảm mạnh
  • Nhập khẩu gỗ lim nguyên liệu tăng mạnh
  • Tình hình nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam từ Myanmar tháng 11 và 11 tháng đầu năm 2008
  • 8 tháng đầu năm 2008, Việt Nam nhập khẩu hàng hoá từ Ba Lan đạt trị giá 81.133.264 USD
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo