Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Chỉ số giá lương thực thế giới cao kỷ lục

Mức cao kỷ lục 214,7 điểm trong tháng 12/2010 gióng lên hồi chuông báo động về những mối nguy cơ với người nghèo và tăng trưởng toàn cầu.

Chỉ số giá hàng tháng của Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc đã tăng tháng thứ 6 liên tiếp lên 214,7 điểm, vượt mức cao nhất trước đó 213,5 điểm vào hồi tháng 6/2008.
 
Chỉ số này không phản ánh giá bán lẻ trong nước, thành phần có thể bị ảnh hưởng bởi một loạt các yếu tố, trong đó có trợ cấp chính phủ. Thay vào đó, chỉ số đo lường giá xuất khẩu và vẫn có thể đóng vai trò như một phong vũ biểu với những gì mà người tiêu dùng có thể trả bằng tiền.
 
Mức kỷ lục trước đó được thiết lập vài tháng sau khi bạo động lương thực xảy ra ở một số quốc gia, nâng cao mối lo ngại về sự bất ổn tiềm tàng từ tình trạng tăng giá hiện tại.
 
Ông Abdolreza Abbassian, Thư ký tổ chức liên chính phủ về ngũ cốc của FAO cho biết, giá thực phẩm vẫn còn cao và có thể sẽ còn tiếp diễn.
 
Mặc dù còn nhiều thách thức tại một số quốc gia xuất khẩu lớn, tuy nhiên những vụ bội thu gần đây tại nhiều quốc gia đang phát triển đang giúp các chính phủ và người tiêu dùng kiểm soát được tình trạng tăng giá đột biến, ông Abbassian nói. Một số quốc gia châu Phi cũng đang có những vụ thu hoạch được mùa.
 
Chỉ số bình quân gia quyền thương mại của FAO theo giõi sự thay đổi hàng tháng của rổ 5 mặt hàng bao gồm thịt, sữa, ngũ cốc, dầu và đường.
 
Chỉ số này tăng 4,3% trong tháng 12/2010 chủ yếu do tăng giá đáng kể ở mặt hàng ngũ cốc và đường. Ngũ cốc tăng 6,4% và đường tăng 6,7% so với tháng trước đó.
 
Điều kiện thời tiết khắc nghiệt ở những quốc gia xuất khẩu lớn trên toàn cầu đã giảm năng suất đáng kể các vụ mùa và kỳ  vọng tương lai, khiến giá cả cũng tăng cao rõ rệt.
 
Ngô và lúa mỳ giao tương lai đều tăng 49% kể từ cuối năm 2009, đậu nanh tăng 33%. Tuy nhiên, giá gạo chỉ bằng một nửa so với mức cao kỷ lục cách đây 2 năm.
 
Lũ lụt nghiêm trọng ở Australia cũng ảnh hưởng tới xuất khẩu đường thô của nước này, hiện sản lượng xuất khẩu chỉ đạt 20%.
 
Ngoài những nguy cơ về gia tăng tình trạng suy dinh dưỡng hoặc dấy lên tình hình bất ổn chính trị, giá lương thực tăng cao còn là một nguyên nhân chính của lạm phát trong nước, có khả năng ảnh hưởng tới chính sách tiền tệ trên toàn thế giới.
 
Trung Quốc đã tăng lãi suất tới 2 lần trong vài tháng gần đây để kiềm chế lạm phát. Khu vực đồng euro, lạm phát cũng nhảy vọt so mục tiêu của khối lần đầu tiên trong hơn hai năm, và nguyên nhân có thể do tăng giá lương thực và năng lượng.
 
Theo ông Abbassian, giá có nhiều khả năng sẽ tăng hơn là giảm trong năm nay do thời tiết xấu.

( Báo điện tử Doanh Nhân Việt Nam toàn cầu)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo