Chủ tịch phái đoàn Liby tham dự hội nghị OPEC, Shokri Ghanem, dự báo giá dầu có thể đạt 100 USD/thùng vào đầu năm 2011, song cho biết OPEC sẽ không có bất kỳ hành động nào về chính sách sản xuất trong cuộc họp tuần này.
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) mới đây dự báo nhu cầu dầu mỏ thế giới sẽ tăng trong năm tới và tiếp tục xu hướng đó tới 2015.
IEA nâng dự báo về tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ năm 2011 thêm 130.000 thùng/ngày so với dự báo trước đây, lên 1,32 triệu thùng ngày.
Họ cũng điều chỉnh tăng mức dự báo về tăng trưởng trong trung hạn, với mức tăng trung bình năm giai đoạn 2009 – 2015 là 1,4 triệu thùng/ngày, cũng cao hơn so với dự báo hồi tháng 6.
Giá dầu thô tại New York (Mỹ) phiên 16/12 giảm mạnh sau khi có thông tin không tốt từ thị trường lao động nước này. Đồng USD tiếp tục tăng mạnh cũng được cho là một nguyên nhân đẩy thị trường dầu thô xuống giá.
Ghi nhận tại thời điểm chốt phiên, giá dầu thô giao kỳ hạn tháng 1 tại Sở Giao dịch hàng hóa New York (NYMEX) ở mức 87,7 USD/thùng, giảm 92 cent, tương đương giảm 1% so với phiên trước đó.
Đây là mức chốt phiên thấp nhất ghi nhận được kể từ phiên 1/12 tới nay. Trước đó, giá dầu thô tại đây đã đạt mức kỷ lục 90,76 USD/thùng, ghi nhận trong phiên 7/12 vừa qua. So với mức giá này, giá dầu thô hiện nay đã giảm 3,4%.
Theo số liệu mới công bố của Bộ Lao động Mỹ, số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu trong tuần trước (tính tới ngày 10/12) đã giảm 3.000 người, xuống còn 420.000 hồ sơ, đây là mức thấp nhất trong 3 tuần qua. Trước đó, các chuyên gia kinh tế dự đoán sẽ tăng lên 425.000 hồ sơ.
Từ phía Bộ Thương mại Mỹ cho hay, số dự án xây mới nhà được khởi động trong tháng 11 vừa qua đã tăng lên mức trung bình 555.000 nhà/năm, tăng 3,9% so với số liệu thống kê hồi tháng 10. Đây là lần đầu tiên trong vòng 3 tháng qua, dữ liệu kinh tế này được ghi nhận tăng.
Trên thị trường tiền tệ, đồng dollar Mỹ của Mỹ liên tiếp tăng giá so với euro, do đó gián tiếp gây áp lực lên thị trường dầu thô. Trong vòng 4 tuần vừa qua, giá trị đồng bạc xanh đã tăng tới 3,2%.
Tỷ giá trao đổi giữa dollar Mỹ và euro ở mức 1,323 USD/1 EUR, ghi nhận tại thời điểm đóng cửa phiên 16.12 trên thị trường tiền tệ New York. Trước đó, USD đã tăng lên mức 1,3181 USD đổi 1 EUR.
Trong phiên 15/12, giá dầu thô tại New York tăng nhẹ 0,4% nhờ báo cáo của Bộ Năng lượng Mỹ (DOE) cho thấy dự trữ dầu thô tại New York trong tuần trước (tính tới 10/12) giảm 9,85 triệu thùng, xuống còn 346 triệu thùng.
Giá dầu thô Brent giao tháng 1 tại London (Anh) cũng giảm 49 cent, tương đương giảm 0,5% so với phiên trước, chốt phiên 16/12 ở mức 91,71 USD/thùng.
Dầu thô Brent giao kỳ hạn tháng 1 sẽ được tiến hành giao dịch nốt phiên 17.12. Các hợp đồng giao hàng tháng 2 chốt phiên 16/12 ở mức 91,6 USD/thùng, giảm 0,6%.
Ngân hàng Barclays hôm 16.12 đã dự doán giá dầu thô Brent từ nay tới cuối năm 2010 sẽ duy trì ở mức 91 USD/thùng, cao hơn mức dự đoán 85 USD/thùng đưa ra trước đó.
* Trên thị trường chứng khoán, sàn giao dịch chứng khoán tại hầu khắp các quốc gia trên thế giới tiếp tục chuỗi ngày trầm lắng.
Chốt phiên ngày 16/12 (vào rạng sáng nay, 17.12, giờ VN), chỉ số S&P 500 và Dow Jones Industrial của Mỹ lần lượt tăng 0,6% và 0,4%, lên các mức 1.241,87 điểm và 11.499,25 điểm.
Tại châu Âu, chỉ số STXE 600 chung cho toàn khu vực tăng nhẹ 0,4%. Chỉ số CAC 40 của Pháp tăng nhẹ 0,2%, lên thành 3.888,36 điểm; DAX của Đức tăng 0,1%, chốt phiên ở mức 7.024,4 điểm; Irish Overall của Ireland tăng nhẹ 0,3%.
Tại châu Á, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản tăng nhẹ 1,51 điểm, chốt ở mức 10.311,29 điểm. Trong khi đó, HSI của Hồng Kông giảm khá mạnh ở mức 306,57 điểm, giảm 1,33% so với phiên trước, xuống còn 22.668,78 điểm.
(Vinanet)
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com