Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nguồn cung lúa mì chăn nuôi căng thẳng

Các nhà xay xát Châu Á đang cố gắng tìm các nguồn cung ngũ cốc thay thế sau khi Nga ra lệnh cấm xuất khẩu do hạn hán và sự hạn chế trong nguồn cung của Ukraine.

Philippine là thị trường nhập khẩu lúa mì chăn nuôi lớn nhất Châu Á, nhập khẩu hơn một triệu tấn một năm. Ngoài ra Malaysia, Thái Lan và Việt Nam cũng có sự quan tâm lớn hồi đầu năm nay để thay thế ngô giá cao.

Giá lúa mì đã tăng 65% trên sàn giao dịch chuẩn Chicago kể từ tháng 6 sau trận hạn hán tồi tệ nhất trong lịch sử tàn phá vụ mùa ở khu vực Biển Đen.

Trên thị trường giao ngay, giá lúa mì rẻ nhất hiện cũng là 300 USD/ tấn bao gồm cả phí vận chuyển, so với giá một số giao dịch lúa mì ăn Ukrainian đã được ký dưới 200 USD/ tấn trong tháng 6.

Nhà phân tích hàng hoá Doug Whitehead tại Rabobank ở London nói: “Trong một vài năm qua lúa mì đã là nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi rẻ nhất. Tương lai trong 12 tháng tới, việc mua được lúa mì làm nguyên liệu vào là rất thấp và ngô sẽ thay thế vị trí đó.”

Với việc Ấn Độ tiến tới sẽ sản xuất được 20 triệu tấn ngô, mức kỷ lục trong năm nay, tăng khoảng 18% so với năm 2009 nhờ những cơn mưa trên diện rộng, quốc gia này có thể giành được một phần việc cung cấp ngô này.

Ông Atul Chaturvedi, giám đốc điều hành của tập đoàn Adani Group, nhà xuất khẩu hàng hoá nông nghiệp hàng đầu của Ấn Độ, nói “Giá toàn cầu hấp dẫn mở ra cánh cửa cơ hội cho các nhà xuất khẩu Ấn Độ, sẽ lớn hơn nhiều so với năm ngoái. Vụ mùa năm nay bội thu nhờ mưa thuận hoà”.

Mùa mưa chính của Ấn Độ đã trở lại bình thường năm nay sau mùa khô nhất trong gần 40 năm vào năm ngoái.

Mùa thu hoạch sẽ được thực hiện từ tháng tới trong các vùng sản xuất chính của tây và nam Ấn Độ, nơi những cơn mưa mùa mưa đã được phân bố đều giúp tăng trưởng cây trồng.

Ông Sanjeev Garg giám đốc quốc tế LMJ, công ty khẩu hàng hoá nông nghiệp tại New Delhi gần đây đã giành được thầu toàn cầu để bán lúa mì cho Bangladesh, cho biết “Tình trạng vụ mùa tươi tốt và phong phú với bất kỳ sự tấn công nào của sâu bệnh và côn trùng.”

Với nhu cầu nội địa khoảng 15-16 triệu tấn, quốc gia này có thể tăng xuất khẩu hơn nữa nếu Trung Quốc cũng quan tâm đến ngô Ấn Độ.

Nếu Trung Quốc, nước có thể trở thành nhà nhập khẩu thường xuyên sau khi thực hiện mua bán lớn nhất trong 15 năm, để ý đến ngô Ấn Độ, xuất khẩu của nước này có thể lên đến 4 triệu tấn, mức cao nhất từ trước đến giờ.

(Vinanet)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo