Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thế giới không lo thiếu đường

Với sản lượng đường gia tăng ở Ấn Độ, Pakistan, Nga và châu Âu, sản lượng đường toàn cầu được dự báo sẽ tăng khoảng 5% trong niên vụ 2011-2012. Đây là dự báo mà Tổ chức Nông lương Liên hiệp quốc (FAO) vừa đưa ra.

Báo Economic Times của Ấn Độ dẫn báo cáo của FAO cho biết, sản lượng đường niên vụ 2011-2012 của thế giới có thể đạt 172,8 triệu tấn. Nhu cầu tiêu thụ đường của thế giới cũng được dự báo tăng, lên mức 167,4 triệu tấn, do giá đường rẻ và nguồn cung dồi dào. Tuy nhiên, với sản lượng cao hơn nhu cầu, thế giới sẽ không lo thiếu đường.

Trong niên vụ 2010-2011, sản lượng đường của thế giới đạt mức 165,1 triệu tấn.

Trong niên vụ hiện tại, sản lượng đường của nhiều nước như Brazil, Mexico và Mỹ được dự báo giảm. Tuy nhiên, FAO lại tăng dự báo sản lượng đường của Liên minh châu Âu (EU), Nga và Pakistan. Sự gia tăng này thừa để bù đắp cho nguồn đường dự báo giảm ở các quốc gia nói trên.

“Các nước đang phát triển được dự báo sẽ đạt sản lượng 131 triệu tấn đường trong năm nay, cao hơn 1,2% so với niên vụ 2010-2011, dẫn đầu là mức tăng của Ấn Độ và Pakistan. Trong khi đó, sản lượng đường của các nước phát triển dự kiến giảm 17%, còn 42 triệu tấn, dẫn đầu là mức giảm của Nga và EU”, FAO cho biết.

Theo tổ chức này, sản lượng đường của Ấn Độ, nước sản xuất đường lớn thứ nhì thế giới sau Brazil, có thể đạt 28,1 triệu tấn trong niên vụ này, so với mức 26 triệu tấn trong niêm vụ trước. Trong khi đó, các tổ chức dự báo của Ấn Độ cho rằng, sản lượng đường của nước này trong niên vụ 2011-2012 chỉ vào khoảng 25-26 triệu tấn.

FAO dự báo, sản lượng đường của Pakistan có thể đạt 5,2 triệu tấn trong niên vụ này, từ mức 4,4 triệu tấn vào niêm vụ trước. Sản lượng đường của EU được dự báo tăng lên 17,9 triệu tấn, từ mức 15,7 triệu tấn. Sản lượng đường của Nga được nhận định sẽ tăng mạnh lên 5,5 triệu tấn, từ mức 2,9 triệu tấn.

“Nguồn cung tăng và giá đường rẻ hơn được kỳ vọng sẽ làm tăng lượng tiêu thụ đường toàn cầu. Trong hai niên vụ 2009-2010 và 2010-2011, giá đường cao đã hạn chế nhu cầu tiêu thụ đường ở hầu hết các khu vực trên thế giới”, FAO nhận định.

Theo FAO, tiêu thụ đường bình quân đầu người toàn cầu năm nay sẽ đạt mức 23,8 kg.

Tuy nhiên, suy giảm tăng trưởng kinh tế toàn cầu có thể sẽ cản trở sự tăng trưởng nhu cầu đường của thế giới.

“Tổng lượng đường tiêu thụ ở các nước đang phát triển có thể tăng thêm 2,4 triệu tấn, lên mức 118 triệu tấn trong niên vụ 2011-2012, chiếm 70,4% tổng nhu cầu đường của thế giới. Tại các thị trường phát triển, nhu cầu đường có thể tăng thêm 1,3 triệu tấn”, báo cáo của FAO cho biết.

Cũng theo báo cáo này, “sự suy giảm tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2012 có thể ảnh hưởng bất lợi tới triển vọng tăng trưởng nhu cầu đường, bởi vì lĩnh vực sản xuất và chế biến thức ăn vốn chiếm tỷ trọng lớn về tiêu thụ đường rất nhạy cảm với những thay đổi về thu nhập.

(Theo Vneconomy)

  • Hạt tiêu Ấn Độ “ế” vì giá đắt hơn tiêu Việt Nam
  • Thái Lan liệu có bán được cho Indonesia 1 triệu tấn gạo?
  • Đầu tư vàng ở Trung Quốc có thể tăng hơn 10% trong 2012
  • Năm nhân tố giúp kinh tế thích nghi với giá dầu cao
  • Hàng hiệu dễ 'thất sủng' ở Trung Quốc?
  • Trình làng loại bình gas bằng composite chống nổ
  • Cả thế giới bối rối vì xăng dầu
  • Thị trường nghệ thuật lên ngôi thời khó khăn
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo