Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Bài học vỡ lòng từ thị trường nội

 

Trọn năm 2010, cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” mang đến cho hàng Việt nhiều thuận lợi: thông tin thị trường, truyền thông quảng bá, những chương trình thúc đẩy mở thị trường (đưa hàng về nông thôn, vào khu công nghiệp...).

Nhưng có lẽ cũng chưa có năm nào hàng Việt bị “thập diện mai phục” như năm nay: nguyên liệu tăng giá và bị vơ vét, lãi suất cao, tỉ giá thất thường, hàng lậu, hàng giả giá bèo tràn ngập...

Bà Mười Xiềm đổ bánh xèo với bột Vĩnh Thuận - Ảnh: Hải Ninh

Vấn nạn môi trường, xuất xứ của hàng Việt đang đè nặng tâm lý người tiêu dùng và cả nhà sản xuất. Trong ba cuộc gặp của Hội doanh nghiệp hàng VN chất lượng cao vào các ngày 14,15,16-12- 2010 với gần 100 nhà sản xuất của các ngành hàng cơ khí, gia dụng, dệt may, da giày là những ngành có tình trạng gia công nhiều nhất gần đây, mới thấy rất nhiều khó khăn đang bao vây các nhà sản xuất VN. Họ linh hoạt hơn, bản lĩnh hơn nhưng họ rất cần sự hỗ trợ thiết thực kịp thời, không phải trên văn bản, chủ trương.

Hào hứng với hàng Việt

Doanh số tăng 30, 40% từ thị trường nông thôn là con số các công ty thường nhìn nhận vào cuối năm. Đây không phải con số hời hợt được lấy trực tiếp từ các chuyến bán hàng nông thôn, mà là tổng hợp mức tăng thật sự từ tấm lưới mới thị trường nông thôn họ đã kiên trì dệt sau từng phiên chợ.

Tôi viết bài này trên đường từ phiên chợ hàng Việt về nông thôn huyện Cờ Đỏ (Cần Thơ)trở về. Huyện lúa, nghèo, chợ tổ chức trên con đường nhựa mới, đường hẹp nên lần đầu tiên toàn bộ gian hàng đều nằm hết ở một bên đường. Vậy mà dân xôn xao từ sáng sớm. Mới 6 giờ chiều đã đông và chừng sau 7 giờ tối thì đông kinh hoàng. Có người nói đùa may là đường nhựa chứ không phải cầu treo như đảo Kim Cương! Chợ họp trên con đường băng qua… cánh đồng bất tận, nhìn quanh toàn ruộng lúa mênh mông.

Buổi chiều tôi ngồi ở quán cà phê nhỏ đối diện dãy gian hàng, quan sát rừng người bao vây bà Mười Xiềm. Đây là chương trình mới của phiên chợ lần thứ 55: mời dùng thử bánh xèo do nghệ nhân Mười Xiềm đổ bằng sản phẩm sau gạo của Công ty bột Vĩnh Thuận.

Thật cảm động khi thấy anh Trí, phó giám đốc kinh doanh, đeo tạp dề vàng rực, khệ nệ bưng từng chiếc đĩa nhựa đựng bánh xèo nóng hổi đi mời “bà con lối xóm”, tức các gian hàng xung quanh. Cứ như nhà anh Trí có đám giỗ, anh đem thức ăn qua mời lối xóm. Bánh xèo bột Vĩnh Thuận ăn với nước mắm pha từ sản phẩm của Liên Thành, khách hàng ăn bánh xong chen nhau mua bột về đổ bánh xèo cũng mua luôn nước mắm. Anh Trí vui vẻ rao quảng cáo luôn cho nước mắm ngon.

Anh là một người rất có “tình làng nghĩa xóm”, mỗi lần đi bán hàng anh luôn dẫn nhiều doanh nghiệp cùng đi vào chợ, giới thiệu cho các đại lý làm ăn tín nhiệm của anh để họ nhận làm đại lý mới cho các mặt hàng mới. Cũng vào lúc đó, nhiều nhà dân từ trong ruộng nấu cơm bưng từng mâm ra mời nhân viên bán hàng, à ra ở đây hầu như không có nhà nghỉ nên nhân viên các doanh nghiệp đều xin vào ở nhà dân. Bà con hào hứng: từ nhỏ tới giờ mới được coi văn nghệ xịn (ca sĩ từ TP.HCM) giữa đồng trống như vầy. Sân khấu mọc lên giữa đồng trống, hoàn toàn trống cho một cảm giác đất trời cao rộng thật lạ.

Như nghệ nhân Mười Xiềm đang say mê sáng tạo từng chiếc bánh mới tài hoa, người tổ chức mỗi phiên chợ hàng Việt về nông thôn đều hăng say “chế” ra một vài cái mới theo đặc điểm nhu cầu địa phương. Ở Cờ Đỏ, ngoài chương trình đổ bánh xèo quảng bá cho sản phẩm sau gạo là cuộc hội ngộ tương tác giữa nông dân vùng nguyên liệu với Vinamit và các siêu thị, chen luôn với cuộc gặp giữa các hệ thống phân phối lớn của ĐBSCL với các doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao dự phiên chợ.

Hai chữ “sinh kế” cho người nông dân là mục tiêu cốt lõi gần như nỗi “ám ảnh” chủ đạo cho tất cả sáng kiến đi kèm mỗi phiên chợ: quảng bá và giúp tiêu thụ đặc sản, dạy người nông dân hiểu cách làm thị trường, giúp làm ra nhiều hơn các hình thức chế biến sau gạo…

Phiên chợ Trà Vinh trước đó là sự hình thành câu lạc bộ các nhà sản xuất cực nhỏ làm đặc sản để tham gia các phiên chợ ngoài tỉnh… Còn ở phiên chợ giữa rừng cao su Phước Long, Bình Phước tháng 11-2010 có một cái mới rất nhỏ, rất âm thầm, mỗi gói trong 30 phần quà tặng các hộ gia đình nghèo nhất có kèm một bao thư 100.000 đồng của một doanh nghiệp không nêu tên. Khi ban tổ chức ngần ngại về yêu cầu tặng quà có kèm tiền, doanh nghiệp thiết tha: “Bao thư trắng đâu có ghi tên ai, đó là tấm lòng chúng tôi tri ân người tiêu dùng nghèo ở Bình Phước mà…”.

Khám phá những cái mới đến từ tấm lòng doanh nghiệp, sự sáng tạo và trân trọng người tiêu dùng của họ ở mỗi phiên chợ cũng là một niềm vui của nhà báo. Giữa núi Đắk Nông mà người làm bánh sampling (mời dùng thử) mặc đồng phục trắng, đội nón cao, đeo găng chào mời khách.

Một số nghệ sĩ tên tuổi được gian hàng nào đó mời đến giao lưu thu hút nhiều bạn trẻ xin chữ ký. Trên trang Facebook của các bạn trẻ 8X thành viên ban tổ chức phiên chợ, tôi phát hiện nhiều bức ảnh lạ, đẹp, đặc sệt nét riêng từng địa phương xa với nhiều lời bình của đông đảo cư dân mạng xúm vào. Ảnh chiếc xe công nông dừng trước tấm phướn giới thiệu phiên chợ Đắk Nông, bên dưới là thung lũng đầy sương.

Ảnh chàng ngư dân trẻ của Năm Căn Cà Mau, cổ đeo dây chuyền vàng cả lượng, đang chỉ tay vào chiếc đèn laser (dùng chiếu lên trời để quảng bá của ban tổ chức) đòi mua để mang lên thuyền đánh cá. Ảnh mấy cô gái trẻ người dân tộc ở huyện Bắc Sơn, Lạng Sơn bẽn lẽn thử áo mới tại cửa hàng Vinatexmart. Ảnh chiếc xe ba bánh chở hàng chục bao trấu ngất ngưởng, xung quanh là các nhân viên bán hàng của doanh nghiệp đang cùng ban tổ chức đổ trấu lấp mấy vũng sình lầy lớn trên mặt bằng sau mưa.

Ảnh mấy cậu bé học sinh còn mặc đồng phục xúm xít khiêng giúp ba túi lớn quà tặng hộ nghèo mà bà cụ đại diện không sao khiêng nổi… Và ảnh các món ăn lạ ở mỗi địa phương được các bạn trân trọng công bố trong “bộ sưu tập ngon miệng” của mình. Trong cực nhọc, khi doanh nghiệp đi khám phá thị trường thì các bạn trẻ tổ chức cũng tranh thủ giờ rảnh khám phá đời sống và đặc sản từng địa phương.

Và những bức ảnh họ “chộp” được thật lạ, thật đẹp không chỉ vì nét riêng mà còn vì cái hồn của mỗi bức ảnh, cái lấp lánh niềm tự hào của người chụp: Đây nhé, tôi đi xa ghê chưa, người dân đón nhận hàng mới thích thú ghê chưa, doanh nghiệp gắn bó với nhau ghê chưa…

Mỗi chuyến đi là niềm cảm hứng mới vì đều là những nơi xa, lên núi, vô rừng, xuống biển, về ruộng… hầu như hàng Việt còn ít đến. Ở mỗi nơi doanh nghiệp đều chuẩn bị sẵn sàng: mặt hàng và quà khuyến mãi phù hợp, tên và địa chỉ các địa lý mới sẽ tiếp xúc, các catalogue, các đĩa hình quảng bá sản phẩm phù hợp người dân địa phương. Những chuyến đi đầy khó khăn đó không phải là những cuộc bán dạo nhằm kích cầu mà là đi để dệt mới mạng lưới lâu dài. Họ muốn gắn bó lâu dài và muốn tri ân người tiêu dùng nghèo vùng xa, vùng sâu đã và sẽ nuôi doanh nghiệp vượt qua giai đoạn cạnh tranh khó khăn, hiểm nghèo.

Tiếp tục cuộc “chinh phục”

Và năm qua là một năm bước ngoặt thật sự khám phá, chứng nghiệm về một thị trường lớn đầy tiềm năng, càng đi sâu đi xa càng hiểu thêm những thách thức, những khích lệ đáng bỏ công để đến. Mỗi chuyến bán hàng làm đầy thêm túi kinh nghiệm về cách đi, cách làm thị trường và khiến họ tự tin hơn về khả năng chinh phục thật sự của chính mình.

Đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp hơn, đeo bám địa bàn tận tụy hơn, vì cạnh tranh, vì sự kiểm soát thường xuyên và cũng vì triển vọng được hiện thực hóa nhờ hỗ trợ của những phát pháo rầm rộ khởi đầu ở mỗi vùng. Giờ là lúc tiếp tục cuộc “chinh phục” đến nhiều nơi mới và cũng là lúc phải nỗ lực thực hiện để trao cho họ và giúp họ sử dụng tốt một công cụ chuyên nghiệp, căn cơ: bản đồ phân phối của từng tỉnh, huyện, xã mà lâu nay một số ít công ty hàng tiêu dùng đa quốc gia đã sử dụng để xây dựng đội ngũ bán hàng bám rễ vững chắc với doanh số ổn định mức cao khó ai đánh bật.

Một năm thực hiện cuộc vận động đã gợi ra một số bài học quý. Hãy lần dò theo từng bước của thị trường, của doanh nghiệp, kiên trì tổ chức việc đáp ứng, miệt mài thầm lặng. Tiếp tục cùng doanh nghiệp khám phá các khả năng, điều kiện chinh phục thị trường. Có thể có một loại hình thử nghiệm nào đó thất bại, sao không, lại là dịp tích lũy thêm kinh nghiệm để thành công chắc chắn hơn. Và những loại hình hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp mà quy định của WTO không cấm thì cần được tận dụng kiên trì, thường xuyên: cung cấp thông tin thị trường; tổ chức huấn luyện đào tạo (bằng lớp hay bằng thực nghiệm tại hiện trường thị trường); tổ chức các loại hình bán hàng chung, các sự kiện quảng bá chung…

Năm qua cũng là năm thử thách hiệu lực các chủ trương, chính sách của Chính phủ về xây dựng và phát triển thị trường nội địa (xác định làm gì thì hãy thực hiện kiên trì, thường xuyên, đeo bám đến cùng và luôn đo lường hiệu quả, điều chỉnh và đưa ra giải pháp mới theo tình hình mới). Một năm thuốc thử về sự thật lòng hay không, có năng lực hay không việc thực hiện chủ trương phát triển thị trường nội địa.

KIM HẠNH // Theo Tuổi Trẻ

  • Bình ổn giá thức ăn chăn nuôi chỉ có hiệu lực trên giấy
  • Hà Nội hỗ trợ 400 tỷ đồng để bình ổn thị trường
  • Rau xanh, thực phẩm tăng giá trong dịp Tết Nguyên đán: Đề phòng đầu cơ và yếu tố tâm lý
  • Giá trứng tăng mạnh
  • Trái cây nội khan hàng, giá cao
  • Cảnh báo gạo làm từ… nhựa từ Trung Quốc
  • Thị trường bán lẻ nông thôn sẽ khởi sắc
  • Thị trường ngày Tết: Vừa tăng giá, vừa giảm giá
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo