Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Giá dầu thế giới lao dốc, trong nước vẫn giữ nguyên

Giá dầu thô thế giới tiếp tục giảm mạnh ở phiên giao dịch sáng nay, xuống mức 83,68 USD một thùng. Nhưng chưa doanh nghiệp nào đề cập đến việc giảm giá bán lẻ với lý do bình quân 30 ngày, kinh doanh vẫn chưa hòa vốn.

Trong vòng 2 tuần trở lại đây, giá dầu thô trên thị trường thế giới giảm mạnh từ mức xấp xỉ 100 USD một thùng (22/7) xuống còn khoảng 83-86 USD một thùng. Vào cuối phiên giao dịch sáng nay (8/8) tại Sydney (Australia), dầu giao tháng 9 được giao dịch ở mức 83,68 USD một thùng, giảm 3,2 USD so với thời điểm mở cửa. Giá dầu Brent tại London cũng giảm gần 3%, còn 106,91 USD một thùng.

Nguyên nhân chủ yếu khiến giá dầu giảm mạnh kể từ cuối tuần trước là sự quan ngại của giới đầu tư trước tốc độ phục hồi kinh tế chậm chạp và đặc biệt là việc tụt hạng tín nhiệm của Mỹ. Theo dự báo của ông Jonathan Barratt, chuyên gia của Commodity Broking Services tại Sydney với hãng tin Bloomberg, trước những tin xấu liên tiếp của kinh tế thế giới, giá dầu nhiều khả năng sẽ có xu hướng giảm trong thời gian ít nhất là một tuần tới.

Tại thị trường Singapore - nơi cung cấp nguồn hàng chủ yếu cho các nhà nhập khẩu Việt Nam, phiên giao dịch gần đây nhất ngày 5/8, giá xăng A92 thành phẩm cũng bắt đầu hạ nhiệt và chỉ còn khoảng 113,9 USD một thùng. Theo lý giải của doanh nghiệp, nếu căn cứ vào giá nhập khẩu của ngày 5/8, thì mỗi lít xăng nhập về, doanh nghiệp lãi khoảng 500 đồng, sau khi đã trừ đi các khoản phí, thuế. Tuy nhiên, nếu tính bình quân 30 ngày theo Nghị định 84 của Chính phủ, các nhà nhập khẩu mới hòa vốn, thậm chí vẫn còn lỗ chút ít. Do đó, việc giảm giá bán lẻ xăng dầu trong nước vẫn chưa được tính đến.

Nguồn tin từ Bộ Tài chính xác nhận thị trường giá thế giới đang tồn tại nghịch lý, trong lúc giá dầu thô giảm mạnh thì xăng dầu thành phẩm vẫn giữ ở mức rất cao. Tính đến sáng nay, chưa có bất cứ doanh nghiệp nào có văn bản đề xuất với Bộ Tài chính về phương án điều chỉnh giá bán lẻ.

Cục Quản lý Giá - Bộ Tài chính cũng tính toán, với giá xăng nhập khẩu bình quân trong 30 vẫn đứng ở mức cao vì vậy việc giảm giá bán lẻ trong nước là chưa thể tính đến.

Hiện xăng A92 đang bán tại thị trường Việt Nam với 21.300 đồng một lít. Dầu diezel giá 21.100 đồng một lít, còn dầu hỏa giá 20.800 đồng một lít. Mức giá này lẽ ra đã được giảm từ hồi tháng 6, nếu cơ quan chức năng không vội vã áp thuế nhập khẩu lên 5% và tăng mức trích quỹ bình ổn.

Tại cuộc họp giao ban Bộ Công Thương tuần trước, lãnh đạo Hãng cung ứng xăng dầu chiếm trên 60% thị phần - Petrolimex cũng thừa nhận: "Lẽ ra, giá xăng đã có thể giảm trong tháng 6". Thậm chí, vị lãnh đạo này còn thẳng chỉ ra những bất cập trong việc quỹ bình ổn giá xăng dầu.

Tân Bộ trưởng Tài chính - Vương Đình Huệ - người ký quyết định kiểm toán Quỹ bình ổn giá xăng dầu cũng cảm nhận những bất ổn trong quản lý kinh doanh mặt hàng này trong thời qua. Ông cho biết công việc đầu tiên ở cương vị người đứng đầu ngành tài chính ông sẽ làm việc với đơn vị quản lý giá và cụ thể là Cục Quản lý giá Bộ Tài chính để làm rõ chuyện lỗ lãi trong kinh doanh xăng dầu. Ông cũng sẽ làm rõ việc các doanh nghiệp liên tục kêu lỗ để điều chỉnh giá bán trong nước đã thực sự phù hợp với tình hình thực tế và đảm bảo tính minh bạch...

Hồng Anh - Nhật Minh

Tuyên bố trách nhiệm:Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. StockBiz sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.

(StockBiz )

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo