Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Hàng thiết yếu: Chưa có cách giảm nhiệt

picture
Giá đường trong nước có nhiều biến động.

Các cơ quan chức năng chưa tìm ra công cụ hữu hiệu để kiểm soát giá cả một số mặt hàng thiết yếu. Giá thức ăn chăn nuôi duy trì ở mức cao, vì vậy, thịt lợn khó bề giảm giá. Tương tự, giá sữa cũng được dự báo sẽ “ổn định ở mức cao” trong thời gian tới.

Thanh tra Bộ Tài chính cho biết, trong đợt kiểm tra vừa qua, một số doanh nghiệp có mức chi phí cho quảng cáo vượt quy định. Tuy nhiên, chế tài xử phạt vi phạm đang có mâu thuẫn giữa văn bản pháp luật hiện hành.

Theo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, phần chi phí quảng cáo vượt mức quy định lại không phạm luật. Trong khi đó, Pháp lệnh Giá quy định những chi phí nào không hợp lý thì loại ra khỏi cơ cấu tính giá. “Đây là nguyên nhân khiến không thể xử lý được những trường hợp chi vượt mức quy định”, ông Nguyễn Anh Tuấn, Cục phó Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) cho biết.

Để ngăn chặn tình trạng cố tình tăng chi phí vượt mức, cũng theo ông Tuấn, Bộ Tài chính đang trình Chính phủ dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 169 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá. Theo đó, quy định sắp tới sẽ xử phạt 100% phần vượt mức quy định, tức là vượt 1 đồng sẽ phải nộp ngân sách 1 đồng.

Qua công tác kiểm tra việc niêm yết giá bán đối với các mặt hàng thuộc danh mục bình ổn, nên có biên độ về giá, giống như tỉ giá để doanh nghiệp linh động điều chỉnh mỗi khi thị trường có biến động. Theo đó, với những mặt hàng có giá trị lớn thì nên có biên độ 1%, còn mặt hàng có giá trị nhỏ thì 3%-5%. Chẳng hạn, đối với mặt hàng gạo, nếu ở mức 1%, (1 kg gạo giá 7.000 đồng mà tăng 70 đồng), thì quá ít, nên áp dụng biên độ 3%-5%.

Theo đánh giá của Cục Quản lý giá, từ đầu năm đến nay, giá các mặt hàng thịt lợn liên tục tăng. Trong tháng đầu năm, thịt lợn tăng giá do nhu cầu thực phẩm phục vụ dịp Tết của người dân tăng. Sang tháng 3, thịt lợn tiếp tục tăng cao do tác động trực tiếp hoặc do yếu tố tâm lý của việc điều chỉnh giá điện và giá xăng dầu.

Đến tháng 4 và tháng 5, tháng 6, thịt lợn tiếp tục tăng do thời tiết nắng nóng, dịch bệnh vẫn còn diễn ra tại một số địa phương, ảnh hưởng đến nguồn cung đối với sản phẩm này. Ngoài ra, hiện tượng hút hàng xuất khẩu sang Trung Quốc cũng được coi là một trong những nguyên nhân dẫn đến thiếu hụt nguồn cung thịt trong nước.

Liên quan đến thịt lợn, thức ăn chăn nuôi liên tục tăng giá từ đầu năm đến nay do ảnh hưởng của các chi phí đầu vào tăng. Cụ thể, giá nguyên liệu thế giới, giá xăng dầu, điện, nước và tỷ giá tăng làm ảnh hưởng đến chi phí sản xuất của doanh nghiệp thức ăn chăn nuôi. Tuy nhiên, Cục giá cũng dự báo, giá thức ăn chăn nuôi sẽ giữ ổn định trong tháng 7.

Về mặt hàng đường, sau những tháng đầu năm ổn định giá và có phần giảm nhẹ, giá đường trong tháng 6 đã nhích lên. Vụ sản xuất 2010/2011 kết thúc trong tháng 6/2011 với nhà máy đường cuối cùng dừng ép là Tuy Hòa. Tính đến ngày 20/6/2011, các nhà máy đường ép được 12,3 triệu tấn mía, sản xuất gần 1,14 triệu tấn đường. Dự kiến cả vụ ép được khoảng 12,33 triệu tấn mía, sản xuất được hơn 1,14 triệu tấn đường, cao hơn vụ trước khoảng 252,6 nghìn tấn.

Lượng đường tồn tại các nhà máy đường tính đến 15/6/2011 khoảng 347.000 tấn, cao hơn cùng kỳ năm trước 106.900 tấn. Lượng đường các nhà máy bán ra từ 15/5-15/6 khoảng 163 nghìn tấn, cao hơn cùng kỳ năm trước 68.700 tấn. Về tình hình nhập khẩu, tính đến hết tháng 5/2011, lượng đường đã nhập về theo hạn ngạch thuế quan là 64.000 tấn, thấp hơn cùng kỳ năm trước.

Giá đường trong nước có nhiều biến động, tăng cao trong 2 tháng đầu năm do giá thu mua mía cao và giá nhiều chi phí đầu vào tăng. Sau đó, sức hút xuất đường sang Trung Quốc đã góp phần làm giá đường tăng trong tuần đầu tháng 6.

Cục Quản lý giá dự báo, sản lượng đường trong nước vụ 2010/2011 đạt hơn 1,14 triệu tấn, lượng tồn kho tại các nhà máy đường khoảng 347.000 tấn, cộng với đường nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan là 168.000 tấn, đảm bảo được nhu cầu tiêu dùng trong nước. Do đó, giá đường trong nước được dự báo ổn định trong cả tháng 7.

Thị trường sữa trong những tháng vừa qua cũng có nhiều biến động về giá. Tuy nhiên, sau khi liên tiếp tăng trong những tháng đầu năm, giá sữa có xu hướng ổn định. Cụ thể, từ tháng 3 đến nay, chưa có công ty nào đăng ký tăng giá bán sữa với Bộ Tài chính. Cơ quan này cũng dự báo, giá sữa sẽ tiếp tục đứng ở mức cao trong thời gian tới.

(Theo Vneconomy)

  • Bất ngờ từ việc Trung Quốc săn lùng nông sản Việt Nam
  • 1kg vải thiều = 2 ly trà đá
  • Nỗ lực “hạ nhiệt” giá thịt lợn
  • Giá cà phê trở về mốc 49 triệu đồng/tấn
  • Èo uột doanh số ôtô trong nước tháng 6
  • Giá cà phê trong nước tăng trở lại 600.000 đồng/tấn
  • 'Thịt lợn tăng giá không phải vì Trung Quốc thu gom'
  • Giá cà phê trong nước giảm 1,4 triệu đồng/tấn
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo