Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Hàng trọng yếu tăng giá, CPI tháng 1 còn treo cao

Trong 15 ngày đầu tháng 1/2011, nhiều mặt hàng có quyền số lớn trong rổ hàng hóa, dịch vụ tính CPI có xu hướng tăng.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 1/2011 vẫn chưa được công bố, nhưng việc nhiều mặt hàng trọng yếu tiếp tục tăng giá trong tháng áp Tết Nguyên đán khiến con số cuối cùng có thể không nhiều khác biệt so với mức dự báo 1,6-1,7% của NDHMoney.

Báo cáo tình hình giá cả thị trường 15 ngày đầu tháng 1/2011 của Cục Quản lý Giá (Bộ Tài chính) cho biết, giá cả hàng hóa thiết yếu trong nước nhìn chung tăng so với cùng kỳ tháng 12/2010, đặc biệt ở những mặt hàng có quyền số lớn trong rổ hàng hóa, dịch vụ tính CPI.

Giá gạo xuất khẩu tăng, trong nước giảm

Việc các nước nhập khẩu của thị trường châu Á đã chuyển sang mua gạo của Việt Nam đã tác động đẩy giá gạo Việt Nam tăng trong 15 ngày đầu tháng 1/2011. Tuy nhiên, do lượng tồn kho khá lớn, nhu cầu mua lúa, gạo không cao đã tác động làm giá gạo tại các tỉnh Nam bộ giảm.

Cụ thể, giá chào bán gạo xuất khẩu của Việt Nam 15 ngày đầu tháng 1/2011 (giá FOB) loại 5% tấm tăng 5-15 USD/tấn, gạo 25% tấm tăng 10  USD/tấn nhưng tại miền Nam, giá các mặt hàng này giảm tương ứng 50-500 đồng/kg và 100-150 đồng/kg. Giá lúa giảm 50-100 đồng/kg. Tại miền Bắc, gạo ổn định so với cùng kỳ tháng 12/2010.

Theo Cục Quản lý Giá dẫn dự báo của Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc cho rằng, giá lương thực trên thị trường thế giới năm 2011 dự báo sẽ tăng, vì vậy giá thóc, gạo trong nước thời gian tới sẽ giữ ở mức cao như hiện nay hoặc tăng nhẹ.

Thực phẩm tăng giá do thiếu nguồn cung

Trong khi đó, giá thực phẩm tươi sống đầu năm 2011 có xu hướng tăng mà nguyên nhân chủ yếu là do nhu cầu của người dân đã lớn hơn trong tháng áp Tết Nguyên đán nhưng nguồn cung hạn chế bởi ảnh hưởng của thời tiết liên tục rét đậm, rét hại ở miền Bắc, mưa kéo dài ở khu vực phía Nam.

Cụ thể, giá thịt lợn hơi nửa đầu tháng 1/2011 so với cùng kỳ tháng 12/2010 đã tăng từ 5-10% tại biền Bắc, tương đương 2-3 nghìn đồng/kg, trong khi tại miền Nam mức tăng đã vượt 10%, khoảng 4 nghìn đồng/kg. Thịt lợn mông sấn tăng từ 3-8%; thịt bò thăn tăng xấp xỉ 10%; gà ta tăng 5%. Giá một số mặt hàng thuỷ hải sản như cá chép, tôm, mực ống…cũng tăng giá khoảng 5.000 -10.000 đồng/kg tuỳ loại.

Đáng lưu ý là giá một số loại rau quả tươi ở khu vực miền Bắc tăng khá mạnh khoảng 2.000 - 4.000 đồng/kg do tác động của thời tiết liên tục rét đậm, rét hại làm chậm sự phát triển khiến nguồn cung hạn chế như hành lá, cà chua, rau cải, cải chíp…

Cục Quản lý Giá dự báo, từ nay đến cuối tháng 1/2010, giá mặt hàng thực phẩm tươi sống có thể tiếp tục tăng nhẹ do nhu cầu tăng trong dịp Tết ông Công ông Táo và Tết Tân Mão.

Đường lại tăng giá

Do nhu cầu tăng cùng với lo ngại về lượng đường xuất khẩu của Ấn Độ có thể giảm và thời tiết ảnh hưởng đến vụ mùa tại Australia, giá đường thế giới trong 15 ngày đầu tháng 1/2011 đã tăng mạnh so với cùng kỳ tháng 12/2010.

Tại thị trường trong nước, cộng hưởng với nhu cầu đường vào dịp cuối năm Âm lịch tăng cao, giá bán lẻ đường trắng 15 ngày đầu tháng 1/2011 đã tăng 1.000 đồng/kg so với cùng kỳ tháng 12/2010 lên mức khoảng 20-23 nghìn đồng/kg.

Cục Quản lý Giá cho rằng, giá đường trong giai đoạn Tết Nguyên đán vẫn đứng ở mức cao như hiện nay.

Xi măng tăng giá ở phía Bắc

Sản xuất và tiêu thụ xi măng đều giảm trong 15 ngày đầu tháng 1/2011 nhưng cung-cầu vẫn cơ bản được đảm bảo. Theo Tổng công ty công nghiệp Xi măng, ước tổng sản lượng xi măng sản xuất 15 ngày đầu tháng 1 đạt 633 nghìn tấn, mức tiêu thụ đạt 627 nghìn tấn, giảm tương ứng 184 nghìn tấn và 166 nghìn tấn so cùng kỳ tháng trước.

Trong khi các công ty sản xuất xi măng vẫn giữ bình ổn giá xi măng với mức giá điều chỉnh từ ngày 15/10/2010, trên thị trường giá xi măng tại các tỉnh phía Bắc đã tăng bình quân 30 nghìn đồng/tắngo với cùng kỳ tháng trước, lên mức 1-1,25 triệu đồng/tấn; tại các tỉnh phía Nam giá xi măng ổn định.     

Cục Quản lý Giá nhìn nhận, với tình hình cung-cầu xi măng tương đối ổn định, dự báo giá xi măng nửa cuối tháng 1/2011 ổn định.

Giá thép tăng theo phôi nhập khẩu     

Giá chào phôi thép thế giới 15 ngày đầu tháng 1/2011 tăng mạnh so với tháng 12/2010 do nhu cầu tiêu thụ tăng. Hiện giá chào phôi thép tại thị trường Đông Nam Á đã tăng khoảng 50 USD/tấn so với cùng kỳ tháng trước, phổ biến ở mức 650-660USD/tấn (CIF); giá chào phôi nguồn Biển Đen tăng khoảng 75-85 USD/tấn lên mức 640USD/tấn.

Ở trong nước, cuối năm 2010 sau khi một số doanh nghiệp đề nghị được điều chỉnh giá thép, Cục Quản lý giá đã có văn bản yêu cầu giữ ổn định giá bán. Tuy nhiên, đầu tháng 1/2011, giá phôi thép thế giới tăng mạnh dẫn đến việc tái xuất phôi thép và điều chỉnh tăng giá bán ở một số doanh nghiệp, mức tăng từ 300-800đồng/kg.

Trên thị trường, giá bán thép hiện ở mức 16.000-16.500 đồng/kg tại các tỉnh miền Bắc và 15.800-16.200 đồng/kg tại các tỉnh miền Trung và Miền Nam, tăng khoảng 500đ/kg so với cùng kỳ tháng 12/2010.

Cục Quản lỳ Giá dự báo, giá thép thành phẩm trong tháng 1/2011 tăng do giá phôi thép có xu hướng tăng.

Giá xăng dầu còn dao động ở mức cao

Trong những phiên giao dịch đầu tháng 1/2011, giá xăng dầu thế giới tăng so với bình quân tháng 12/2010 từ 1,07% - 3,96 % tùy loại, trong đó tăng mạnh nhất là dầu hoả (3,96%).

Tại thị trường trong nước, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng về việc áp dụng các biện pháp tài chính, tiền tệ, thuế để giữ bình ổn giá xăng dầu, liên bộ Tài chính - Công Thương đã tiếp tục tăng mức sử dụng Quỹ bình ổn đối với mặt hàng điêzen từ 1.000 đồng/lít lên mức 1.600 đồng/lít áp dụng từ ngày 15/1/2011, giảm thuế các chủng loại xăng dầu từ 3-6% áp dụng từ ngày 14/1/2011.    

Theo nhiều nhà phân tích kinh tế thì giá xăng dầu thế giới trong thời gian tới tiếp tục dao động ở mức cao và khó có khả năng giảm so với hiện tại do nhu cầu về nhiên liệu cho sưởi ấm tại các nước châu Âu vẫn tăng cao.

Khí hoá lỏng (LPG) tăng giá nhẹ

Do một số nước châu Âu và Mỹ thời tiết đã chuyển sang mùa đông, nhu cầu sử dụng khí đốt tăng lên trong khi tình hình giá dầu thô trên thị trường thế giới còn ở mức cao nên giá LPG trên thị trường thế giới từ ngày 1/1/2011 tăng  nhẹ 2,5 USD/tấn, tương đương tăng 0.27% so với tháng 12/2010.

Trước động thái giá nhập khẩu tăng, giá LPG tại thị trường trong nước cũng đã tăng từ 3.000-3.200 đồng/bình 12kg từ ngày 1/1/2011. Riêng công ty cổ phần gas Petrolimex vẫn giữ ổn định giá bán so với tháng 12/2010.

Dự kiến nửa cuối tháng 1/2011, giá LPG trong nước sẽ ổn định, Cục Quản lý Giá nhận định.

Thuốc chưa bệnh hàng tăng hàng giảm

Tháng 1/2011, khí hậu miền Bắc rét đậm, rét hại khiến các bệnh cảm cúm, viêm mũi họng, viêm phổi... tăng mạnh. Nhưng do nguồn cung thuốc dồi dào, thị trường ngoại hối ít biến động, giá thuốc nội và ngoại vẫn tương đối ổn định.
 
Đối với thuốc nhập khẩu, nhóm thuốc có biến động giá tập trung vào các mặt hàng từ thị trường Ấn Độ, trong đó nhiều mặt hàng có mức tăng hoặc giảm rất mạnh.

Giá nguyên liệu nhập khẩu sản xuất thuốc cũng có biến động, số mặt hàng có giá thay đổi chiếm 23% tổng số lô hàng nhập khẩu. Hầu hết các mặt hàng có giá thay đổi nhập từ Trung Quốc, trong khi đa số các mặt hàng nhập từ Ấn Độ, Singapore có giá giảm nhẹ.

Cục Quản lý Giá dự báo, giá thuốc sản xuất trong nước trong tháng 1/2011 sẽ tương đối ổn định.

(NDHmoney)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo