Thời gian gần đây, hàng ngàn hộ dân tại tỉnh Thừa Thiên Huế điêu đứng khi bị lừa mua “vịt dỏm”, nuôi mãi không lớn...
Rộ những thương vụ lạ của lái buôn Trung Quốc
1. Những ngày qua, nông dân các vùng đồng bằng sông Cửu Long lại rộ lên phong trào gom bắt ốc bươu vàng để bán sang Trung Quốc. Theo đó thịt ốc được mua với giá từ 12.000 – 13.000 đồng/kg.
Sơ chế ốc bươu vàng trước khi xuất sang Trung Quốc.
Một chủ cơ sở thu mua ốc bươu vàng ở xã Long Phú, huyện Long Mỹ, Hậu Giang, cho biết: Mỗi ngày cơ sở mua khoảng 8 tấn ốc bươu vàng, sau đó sơ chế để giao cho doanh nghiệp bên tỉnh Kiên Giang xuất sang Trung Quốc”.
Việc mua ốc bươu vàng của thương lái giúp cho nông dân nghèo có thu nhập từ 50.000 – 100.000 đồng/ngày. Nhưng theo nhiều nông dân, việc thu mua này chẳng khác nào khuyến khích việc nuôi, dưỡng ốc bươu vàng để bán!
Tờ Công an nhân dân đưa tin: Tại xã Thiệu Hợp (huyện Thiệu Hóa), toàn bộ diện tích 391 ha đất trồng lúa của xã đang bị ốc bươu vàng tàn phá.
Ban ngày, ốc thường ẩn náu dưới bùn, bờ ao, bờ mương, hồ nên rất khó phát hiện. Đêm xuống, chúng lên mặt nước cắn ngang thân cây lúa, ăn trụi thành từng đám, khiến nhiều diện tích lúa bị chết hoàn toàn. Nhiều thửa ruộng mới cấy xong đến sáng hôm sau đã thấy đến 30% gốc lúa bị ốc cắn gẫy. Theo kinh nghiệm của người dân, cứ chân ruộng ngập nước là ốc xuất hiện, dày đặc nhất là vào những ngày nông dân đang khẩn trương bước vào vụ lúa hè thu hoặc đông xuân.
Tình trạng ốc bươu vàng tàn phá các ruộng lúa ở Thanh Hóa đang là nguy cơ lớn, khiến người nông dân khốn đốn. Rất nhiều huyện như Thiệu Hóa, Yên Định, Quảng Xương, Thọ Xuân, Đông Sơn… cùng bị thiệt hại, và mức độ trầm trọng tại các thửa ruộng ngày càng lớn hơn.
2. Theo thông tin được đăng tải trên Nông nghiệp Việt Nam: Gần đây, trên địa bàn Bình Phước xuất hiện tình trạng thương lái Trung Quốc tranh mua mủ cao su khiến các doanh nghiệp trong tỉnh gặp khó khăn về nguồn nguyên liệu.
Thương lái TQ ồ ạt mua mủ cao su bất chấp lẫn tạp chất
Đặc biệt, một số doanh nghiệp (DN) hám lợi đã trộn tạp chất vào mủ, làm ảnh hưởng đến chất lượng, uy tín, thương hiệu mủ cao su Bình Phước.
Ông Nguyễn Văn Trường, chủ DNTN Linh Hương (xã Long Hưng, huyện Bù Gia Mập) cho rằng nếu không cẩn trọng trong quan hệ làm ăn với những nhà nhập khẩu TQ, doanh nghiệp VN sẽ dính bẫy lừa, tiền mất nợ mang mà chẳng biết kêu ai.
Dẫn chứng trường hợp của mình, ông Trường cho biết lần ký hợp đồng mua bán mủ cao su đầu tiên, nhóm thương lái TQ luôn giữ uy tín, nhận hàng và giao tiền đúng hẹn để tạo lòng tin.
Tuy nhiên, chuyến hàng sau với khối lượng lớn, ông Trường tin tưởng chấp nhận giao hàng trước nhận tiền sau, nhưng sau khi nhận hàng xong nhà nhập khẩu này “lặn” mất tăm chứ không chuyển tiền như đã cam kết. Ông Trường phải năm lần bảy lượt khăn gói qua TQ tìm đến tận nhà của vị khách hàng quen này, nhưng cũng mất hàng tháng trời mới lấy được tiền.
Chủ một DNTN tại Bình Phước cho biết: Ngoài chiêu thức “mối quen” và quan hệ uy tín, nhiều thương lái TQ thường sử dụng “bài ca” không thể rút hoặc chuyển tiền vào thứ bảy để "xù" tiền doanh nghiệp VN.
Sau một vài chuyến hàng làm quen, một số thương nhân TQ yêu cầu doanh nghiệp đầu mối gom hàng với số lượng lớn, rồi tính toán chính xác thời gian lên hàng và vận chuyển ra đến biên giới sao cho ngày nhận hàng rơi vào thứ bảy, thời điểm không lấy được tiền ngay.
Theo đánh giá của Bộ Công Thương, xuất khẩu cao su của VN sang TQ được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng tốt trong những tháng cuối năm nay. Thực tế nhu cầu về mặt hàng nguyên liệu cao su của Trung Quốc vẫn đang rất lớn.
3. Thời gian gần đây, hàng ngàn hộ dân tại tỉnh Thừa Thiên Huế điêu đứng khi bị lừa mua “vịt dỏm”.
Vịt “cò” có cổ rất dài như con cò
Bà Trần Thị Hải (quê Nam Đông, Huế), nạn nhân của chiêu lừa đảo chia sẻ với phóng viên Dân trí: khi con buôn tới bán, ngoài “quảng cáo” vịt siêu nạc thì còn lừa bà mua vịt xiêm con với giá rẻ từ 4.000-6.000 đồng/con. Nhà bà Hải đem về nuôi khoảng 1 tuần, bỗng thấy lớp lông vịt xiêm con không giống vịt xiêm chút nào. Bà chạm vào lông con vịt thì thấy... phẩm nhuộm bám từng mảng nhỏ.
Ông Nguyễn Hữu Ánh, Phó trưởng Trạm Khuyến nông huyện Nam Đông cho biết đã nhận được thông tin từ dân về vịt này cách đây 20 ngày và trạm đã đi kiểm chứng.
Đây là loại vịt từ nơi khác đưa về, có thể là vịt từ Trung Quốc, gốc ở tỉnh Triết Giang. Bà con hay gọi là vịt “cò”. Tổng đàn vịt “cò” hiện có khoảng hơn 2.000 con, chiếm 1/5 tổng lượng vịt toàn huyện. Con số còn có thể lớn hơn vì kiểm tra không hết.
Cũng theo phản ánh của người dân, giống vịt này ăn rất khỏe nhưng... nuôi mãi không chịu lớn. “Vịt siêu nạc chỉ sau 2 tháng đã bán được 170-200 nghìn đồng mỗi con, còn vớ phải vịt này thì bán không ai mua, ăn cũng không được”- một người dân than thở.
Có gì phía sau những thương vụ lạ?
Còn nhớ trước đây, thương lái Trung Quốc từng sang nước ta săn lùng các loại nông sản như: Mèo, gỗ sưa, râu ngô non, rễ hồi, móng trâu, cây kim cương… Lần nào, tác hại để lại cũng nặng nề. Như dịch chuột bùng phát dữ dội vào khoảng năm 1997, cũng vì trước đó người dân rầm rộ bắt mèo bán sang Trung Quốc. Giờ đến lượt thu mua đỉa, ốc bươu vàng khiến không ít người lo âu về hậu quả có thể xảy ra.
Thu mua đỉa bán sang Trung Quốc.
Vào khoảng tháng 4/2011, câu chuyện buôn bán đỉa sang Trung Quốc kiếm bạc triệu lại khiến dư luận sửng sốt, còn các nhà khoa học, các chuyên gia cảnh báo rằng nếu phong trào này lan rộng, hậu quả sẽ khó lường. Khắp các tỉnh như Lào Cai, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên… rộ lên “cơn sốt” đỉa. Trên các trang mạng, không ít người rao mua với giá 10.000 đồng/con.
Nông dân ở huyện Quảng Trạch, Quảng Bình cho hay: “Tôi thấy đi bắt đỉa đem bán thu nhập còn gấp mấy lần so với việc hì hục làm mấy sào ruộng. Nếu thương lái thu mua cần số lượng lớn và đảm bảo thu mua dài lâu, chắc chúng tôi sẽ tính đến chuyện nuôi đỉa đem bán, mỗi kg đỉa giá 1,5 – 2 triệu đồng, tội gì chúng tôi không làm”.
Đứng trước nguy cơ người dân sẽ ồ ạt tổ chức nuôi đỉa để cung cấp cho Trung Quốc, Hội Động vật học Việt Nam cho rằng: Đỉa là loài rất dễ sinh sôi nảy nở trong mọi điều kiện trong khi đó tiêu diệt đỉa lại vô cùng khó khăn. Nếu người dân nuôi nhiều, nếu không kiểm soát được, một lượng lớn đỉa tràn ra môi trường tự nhiên thì lúc đó hậu họa sẽ không thể tính hết được.
Viện trưởng Viện Sinh Thái và Tài nguyên sinh vật (Viện KHCN VN) – PGS.TS Lê Xuân Cảnh cho hay: “Người dân hay làm theo phong trào, theo đám đông vì lợi ích kinh tế trước mắt, mà không nghĩ đến hậu quả phía sau. Nếu người dân nuôi đỉa tràn lan không kiểm soát sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến cân bằng môi trường sinh thái. Muốn tiêu hủy đỉa cần phải ngâm cồn rồi đốt thì đỉa mới chết
PGS.TS Phạm Tất Thắng - chuyên gia kinh tế cao cấp, kiêm tư vấn chính sách của Viện Nghiên cứu Thương mại trả lời phỏng vấn Dân Việt về những chiêu thu mua lạ của phía TQ: "Buôn bán với TQ có thể nói với chúng ta chưa bao giờ là "chuyện bình thường" cả. Bởi do buôn bán của ta với thương nhân TQ chủ yếu là biên mậu, giao hàng mới trả tiền nên đầy rủi ro. Họ lại có đầy mưu mẹo để mang lại lợi ích cho họ, còn đẩy phần thiệt hại về phía nông dân, doanh nghiệp của chúng ta.
Phía thương nhân TQ có thể đẩy giá của bất cứ nông sản nào của ta lên cao ngất ngưởng. Tuy nhiên, đã xảy ra việc, lúc nông dân dồn được hàng thì họ ép giá, đánh tụt xuống ngay lập tức. Hay lúc nông sản của ta vào chính vụ, ta tập trung dồn hàng lên biên giới để xuất sang cho họ thì họ lại bày ra kiểm dịch, thông quan... nhằm đánh tụt chất lượng cũng như giá cả hàng hóa của ta”.
Khi kinh doanh tại các thành phố lớn ngày càng cạnh tranh gay gắt cùng nhu cầu tiêu dùng giảm, các đại gia điện máy đã mở cuộc "tiến quân" về tỉnh lẻ để “chiều” người dân ở quê.
Tiểu thương tại đây hàng năm đều cam kết về nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm, không bán hàng lậu và hàng nhái. Tuy nhiên, phần lớn đều cho rằng điều này rất khó khả thi.
Cục thống kê Tp.HCM vừa công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7/2014 của thành phố đã tăng 0,12% so với tháng trước và tăng 5,47% so với cùng tháng năm trước. Như vậy, tính từ đầu năm, CPI đã tăng 1,22%, cao hơn gấp đôi mức tăng của năm 2013 (0,66%).
Hiện nay, cuộc xâm lấn của hàng giả đã khiến người ta phải nhìn nhận lại tiêu chí của sự xa xỉ và khiến nhà chức trách các nước trên thế giới đau đầu tìm cách dẹp bỏ.
Theo báo cáo của Sở Công Thương Hà Nội, tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ tại Hà Nội trong dịp Tết Nhâm Thìn 2012 sẽ tăng từ 20% đến 21% so với các tháng trong năm, khoảng 24.000 tỷ đồng/tháng.
Thời gian qua trên thị trường xuất hiện bộ siêu tiết kiệm xăng cho xe máy mang thương hiệu Hoàng Sơn - Vĩnh Long, trong lúc giá xăng dầu đang ở mức cao thì việc ra đời bộ tiết kiệm xăng góp phần làm giảm chi phí đáng kể cho người tiêu dùng.
Mặc dù thực phẩm trên địa bàn Hà Nội đang có xu hướng hạ nhiệt, nhất là mặt hàng lương thực thực phẩm. Song, theo dự báo của Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính, những tháng cuối năm, nhu cầu thu mua, tạm trữ hàng hóa tăng cao, nhu cầu tiêu dùng của người dân tăng, tạo sức ép tăng giá hàng hóa.
Chiếm cỡ một phần tư rổ hàng hóa tính chỉ số giá tiêu dùng (CPI), việc giá thực phẩm sụt giảm mạnh trong những ngày qua, đáng kể nhóm hàng thịt lợn, thịt gà, đã thổi bùng lên tia hy vọng lạm phát sẽ được kiềm chế những tháng cuối năm.
Khi kinh doanh tại các thành phố lớn ngày càng cạnh tranh gay gắt cùng nhu cầu tiêu dùng giảm, các đại gia điện máy đã mở cuộc "tiến quân" về tỉnh lẻ để “chiều” người dân ở quê.
Nhóm hàng điện tử viễn thông vẫn dẫn đầu nhóm ngành hàng xuất khẩu có “hàm lượng” FDI cao nhất và giá trị xuất khẩu thuộc hàng cao nhất. Tuy nhiên, hàm lượng FDI trong top 10 đã có sự sụt giảm đáng kể.
Tiểu thương tại đây hàng năm đều cam kết về nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm, không bán hàng lậu và hàng nhái. Tuy nhiên, phần lớn đều cho rằng điều này rất khó khả thi.
Cục thống kê Tp.HCM vừa công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7/2014 của thành phố đã tăng 0,12% so với tháng trước và tăng 5,47% so với cùng tháng năm trước. Như vậy, tính từ đầu năm, CPI đã tăng 1,22%, cao hơn gấp đôi mức tăng của năm 2013 (0,66%).
Hiện nay, cuộc xâm lấn của hàng giả đã khiến người ta phải nhìn nhận lại tiêu chí của sự xa xỉ và khiến nhà chức trách các nước trên thế giới đau đầu tìm cách dẹp bỏ.
Thành tích xuất khẩu của Việt Nam lẽ ra sẽ còn cao và hiệu quả hơn nữa nếu quản lý nhà nước khắc phục được những hạn chế về cơ sở hạ tầng, tệ tham nhũng, tính khó tiên liệu của chính sách, và tạo giá trị gia tăng cho hàng hoá.
Bằng nhiều cách, hàng hóa Thái Lan đang ngày càng chiếm lĩnh thị trường Việt Nam và trong tương lai không xa có thể là một thách thức lớn cho hàng Việt.
Giá cá trên thị trường toàn cầu đã tăng lên mức cao nhất mọi thời đại do Trung Quốc có nhu cầu ngày càng lớn đối với những loại hải sản cao cấp như cá ngừ và hàu, trong khi sản lượng đánh bắt có chiều hướng giảm sút.
Các nhà đầu tư nước ngoài đánh giá bán lẻ ở Việt Nam vẫn là lĩnh vực hấp dẫn nhất. Dù không như đồn đoán ban đầu các tập đoàn lớn sẽ tràn vào nuốt chửng thị trường Việt Nam, nhưng chỉ nhìn vào tốc độ mở rộng của Big C, Metro, Lotte... vừa qua cho thấy sức ép cạnh tranh đang nóng lên từng ngày.
Lại tương tự giá thuốc, giá thực phẩm chức năng cũng đang “nhảy múa thoải mái” khi giá mua vào với giá bán ra chênh nhau tới cả chục lần! Thị trường thực phẩm chức năng đang phát triển mạnh mẽ. Nhưng các quy định về quản lý thực phẩm chức năng đang tỏ ra quá lạc hậu. Phần quản lý giá của mặt hàng này đang bị thả nổi hoàn toàn.
Tháng 4, nhập khẩu đạt con số 6,95 tỷ USD, đưa tổng kim ngạch nhập khẩu 4 tháng qua lên hơn 24,8 tỷ USD. Với kim ngạch xuất khẩu 4 tháng là 20,1 tỷ USD, như vậy, nhập siêu những tháng đầu năm đã lên khoảng 4,7 tỷ USD, tương đương với hơn 23% kim ngạch xuất khẩu. Với cách làm như hiện nay, các chuyên gia cho rằng, mục tiêu kiềm chế nhập siêu dưới 20% trong năm nay là rất khó.
Mark Zimmeran – cựu cố vấn Chủ tịch Phòng thương mại của Mỹ ở Nhật Bản đã viết trong cuốn sách nổi tiếng “Làm ăn với người Nhật như thế nào” của ông: “việc nghiên cứu kỹ càng và nghiêm túc tâm lý người Nhật và cấu trúc xã hội của nước Nhật là cực kỳ cần thiết cho việc làm ăn có hiệu quả với người Nhật”.
Kim ngạch xuất khẩu quý I/2010 ước đạt 14 tỷ USD, giảm 1,6% so với cùng kỳ 2009. Kim ngạch nhập khẩu 3 tháng ước đạt 17,525 tỷ USD, tăng 37,6% so với cùng kỳ năm 2009. Trong đó, nhóm hàng nguyên nhiên vật liệu cần nhập khẩu tăng 35,3%; nhóm hàng cần kiểm soát nhập khẩu dự báo tăng khoảng 60,2% và nhóm hàng cần hạn chế nhập khẩu cũng tăng 33% so với cùng kỳ năm ngoái.
Sự phục hồi của kinh tế trong nước sẽ khiến nhu cầu nhập khẩu hàng hóa tăng, đặc biệt việc thực hiện giải ngân vốn FDI được dự báo tăng cao sẽ khiến nhập khẩu máy móc, thiết bị phục vụ cho hoạt động đầu tư, xây dựng và sản xuất cũng sẽ tiếp tục gia tăng mạnh. Dự báo kim ngạch nhập khẩu năm 2010 ước đạt 74,5 tỷ USD, tăng 6,5% so với năm 2009.
Hiệp định tự do thương mại ASEAN-Trung Quốc (ACFTA) về nguyên tắc có hiệu lực từ 01/01/2010, có lộ trình cắt giảm tới gần 7.000 dòng thuế. Indonesia đã yêu cầu đàm phán lại với TQ về việc hoãn thực thi ACFTA. Việt Nam hầu như vẫn chưa có một bộ hàng rào kỹ thuật đầy đủ cho các ngành sản xuất trong nước. Mối lo nhập siêu gia tăng từ TQ và mối lo nhiều Doanh nghiệp VN mất thị trường nội địa là có cơ sở....
Theo Tổng cục Thống kê, nhập siêu năm 2009 ước tính lên tới 12,246 tỷ USD, con số này thấp hơn nhiều mức nhập siêu thực hiện lên tới 18,029 tỷ USD của năm 2008, nhưng tăng gần 250 triệu USD so với mục tiêu đề ra.
Để nâng cao giá trị gia tăng cho hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam, góp phần phát triển bền vững nền kinh tế trong quá trình tham gia chuỗi giá trị cung ứng toàn cầu với những tiêu chuẩn ngày càng ngặt nghèo mà thị trường đặt ra, thì Việt Nam còn nhiều việc phải làm...
Xuất khẩu khoảng 25% tổng sản lượng gạo hàng năm, nhưng giá gạo xuất khẩu của Việt Nam ngày càng tụt dốc quá xa so với của Thái Lan trong thời gian qua, và những người nông dân vẫn không được hưởng lợi tương ứng với công sức của mình bỏ ra,....