Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Loạn giá các mặt hàng đón Tết

Giáp Tết Nguyên đán, các mặt hàng phục vụ cho dịp xuân Qúy Tỵ được bày bán nhộn nhịp trên các con phố của Hà Nội. Các cửa hàng tạp hóa, các khu chợ, siêu thị quanh Hà Nội… đều đầy ắp các món hàng Tết. Tuy nhiên mỗi cửa hàng một giá, mỗi loại sản phẩm một giá, các hãng tung sản phẩm ra thị trường với những mức giá khác nhau, khiến giá cả các mặt hàng Tết biến động từng ngày!

Từ các mặt hàng truyền thống

Những mặt hàng "không thể thiếu” trong mỗi gia đình, đó là bánh, mứt, rượu… thờ Tết. Mặc dù còn nửa tháng nữa mới tới Tết Nguyên đán nhưng không khí Tết đã thực sự rất sôi động, bởi có sự xuất hiện của mứt Tết, rượu vang, bia mừng xuân Qúy Tỵ từ những ngày đầu tháng 12 âm lịch. Giá các mặt hàng thờ Tết mỗi năm mỗi khác. Những sản phẩm truyền thống như mứt thập cẩm của các hãng mứt Hà Nội, mứt Bảo Minh, mứt Thanh Hương, Hữu Nghị, rượu vang Thăng Long, vang đỏ, bia, nước ngọt… thì bên cạnh các mẫu mã cũ, từng hãng lại tung ra những sản phẩm mới để thu hút khách hàng. Đa phần sản phẩm phục vụ Tết thường rực rỡ, sắc màu hơn các sản phẩm bán thường ngày và có in kèm những dòng chữ mừng xuân Quý Tỵ. Chẳng hạn, với bánh của Orion năm nay có sản xuất cả hộp quà biếu Tết với tên gọi "Hộp quà Tình” có giá bán từ 140 - 150 nghìn/sản phẩm, bánh Cosy của Kinh Đô cũng có loại hộp thiếc mừng năm mới có đủ các mùi vị với giá tương đối mềm, khoảng 65 nghìn/hộp 300g…

Các mặt hàng này ở từng địa điểm mua sắm lại có giá khác nhau, bởi các đại lí tự "phát giá” theo thị trường, thường chênh lệnh từ 2 – 10 nghìn/sản phẩm. Tuy nhiên, so với mặt bằng chung, giá cả Tết Quý Tỵ đang biến động từng ngày theo hướng tăng dần. Mứt tết Bảo Minh năm nay có giá từ 50 - 200 nghìn/hộp. Loại mứt thập cẩm Hà Nội thường có giá 55 nghìn/hộp, mứt cổ truyền Bảo Minh giá 200 nghìn/hộp. Các sản phẩm mứt phân phối từ các DN sản xuất thủ công, giá được bán theo trọng lượng sản phẩm, khoảng từ 5 - 7 nghìn/lạng… Nhìn chung giá mứt không biến động nhiều, các đại lí đều có giá bán tương đương năm ngoái. Có sự biến động về giá cả là bởi thị trường mua sắm cao ngay từ những ngày đầu tháng, các đại lí theo đó đẩy giá sản phẩm lên từng nấc một khi đến tay người tiêu dùng.

Đối với các mặt hàng rượu, bia, nước giải khát, các hãng nước giải khát, các nhà phân phối, đại lí bia "găm hàng” để gây "sốt”, cũng như thu lợi nhuận từ giá chênh lệch. Bởi vậy mà giá cả các mặt hàng này đang có xu hướng tăng cao nhất. Cách đây 1 tuần, bia lon Hà Nội chỉ có giá khoảng 185 nghìn/thùng, nhưng đến thời đểm hiện nay đã được bán với giá ít nhất là 200 nghìn/thùng. Theo đà này, đến những ngày giáp Tết, bia Hà Nội có thể sẽ còn tăng ít nhất 5% nữa. Các loại bia khác cũng tăng 5% - 7% như Heiniken đang có giá 365 nghìn, bia đen Đại Việt giá 385 nghìn, bia Halida giá 195 nghìn, bia Tiger giá 280 nghìn, bia 333 giá 200 nghìn, bia Carlsberg giá 365 nghìn…

Đến các sản phẩm tiêu dùng

Người dân lo sắm Tết là một lẽ, bên cạnh đó họ còn phải sắm sửa cho gia đình các đồ lặt vặt tiêu dùng hằng ngày để phục vụ Tết. Gọi là lặt vặt nhưng sắm đủ mọi thứ cũng rất tốn kém. Nhà nào cũng phải mua đầy đủ các sản phẩm như nước mắm, hạt nêm, dầu rán… để nấu ăn vào dịp tết. Giá cả các đồ dùng này cũng theo Tết mà tăng giá, tuy nhiên tăng ít hơn, chỉ khoảng 2 - 5%.

Đặc biệt, trong những dịp giáp Tết như thế này, lượng rau, củ, quả (thực phẩm) phục vụ Tết luôn có giá hỗn loạn, tăng giảm thất thường. Trong vài tuần gần đây, giá thực phẩm tăng đột biến, có sản phẩm tăng gấp đôi giá ngày thường. Rau cải bẹ có giá hơn 30 nghìn/kg, bắp cải từ 16 - 18 nghìn/kg, hành lá 30 nghìn/kg, su hào từ 6 - 10 nghìn/củ, súp lơ loại nhỏ 15 - 20 nghìn/cái, loại to 30 - 35 nghìn/cái, gừng 25 nghìn/kg, cải thảo 17 - 20 nghìn/kg… Nếu là khách hàng mua lẻ, giá rau mùa Tết còn "chát” hơn nhiều nữa. Dạo quanh các chợ cóc bán thực phẩm tươi sống để khảo giá, người mua hàng có thể sẽ phải giật mình bởi giá rau tăng chóng mặt. Chẳng hạn, ở chợ Nhân Mỹ chỉ bán dưa muối giá 5 nghìn trở lên vì lí do rau cải bẹ đắt, giá các loại rau thì đa phần từ 4 nghìn/mớ trở lên với các loại cải thìa, cải xoong, cải cúc bó rất nhỏ… 5 nghìn/mớ trở lên với rau muống, rau khoai lang, rau cần… Theo một số tiểu thương bán hàng rau củ ở chợ Đình Thôn, chợ Chùa Láng cho biết: Giá rau tăng bởi thời tiết lạnh rau không đủ cung cấp, mà công chăm sóc, lấy hàng khó khăn nên việc lên giá cũng là chuyện bình thường! Ngược lại, khách hàng thì cứ lắc đầu kêu tại các chủ quán bán đắt "ăn theo Tết”, còn lấy hàng về không đến mức quá đắt như vậy. Chẳng hạn, củ su hào nhập vào cũng chỉ có giá 2 - 3 nghìn, không thể dội lên đến mức 6 - 10 nghìn/củ như các tiểu thương hét giá!

Việc sắm Tết đã bắt đầu len lỏi tới từng hộ gia đình nhỏ. Các gia đình cũng bắt tay vào việc tân trang lại nhà cửa, mua dần các mặt hàng chuẩn bị cho tết Qúy Tỵ. Các nhà phân phối hàng hóa như bánh mứt kẹo, rượu bia… cũng đang trong thời gian nhộn nhịp đổ xô về Hà Nội và các địa điểm sản xuất hàng Tết để lấy sản phẩm. Nhìn chung không khí Tết đã vô cùng nhộn nhịp. Dù giá cả có biến động, tăng cao thì người dân vẫn phải cố lựa chọn cho gia đình mình những sản phẩm tốt nhất, bởi ai cũng có chung một quan niệm, cả năm mới có một lần Tết!

(Theo Đại Đoàn kết)

  • Đìu hiu... quà Tết
  • Giảm giá vẫn ế: Tết buồn của dân xe máy
  • Thị trường gạo im ắng trước thềm vụ mới
  • Dịch vụ bánh chưng, cá kho “chạy” Tết
  • Thực phẩm Tết: Đến hẹn... còn tăng ?
  • “Thê thảm” như ôtô năm 2012
  • Tẩy chay bánh kẹo Tàu, hàng nội được thời
  • Hàng tết tăng giá, khách mua thờ ơ
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo