Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Sẽ đưa gas vào chương trình bình ổn giá

Gas đang được tính toán bình ổn giá. Ảnh: Lê Toàn

Mặt hàng gas đang được Sở Công Thương TPHCM tính toán đưa vào chương trình bình ổn giá nhằm ổn định giá, trong khi lãnh đạo Bộ Công Thương cũng cho hay sẽ tìm phương án quản lý phù hợp đối với mặt hàng đã trở thành thiết yếu trong đời sống này.

Tại buổi giao ban trực tuyến tháng 2-2012 của Bộ Công Thương diễn ra sáng 6-2, câu chuyện giá gas đang ở mức cao ngất ngưỡng (trên 420.000 đồng/bình 12kg) đã được lãnh đạo Bộ Công Thương và một số sở công thương đề cập và bàn bạc các phương án quản lý.

Bà Lê Ngọc Đào, Phó giám đốc Sở Công Thương TPHCM cho hay, từ đầu tháng 1 đến nay, giá gas bán lẻ đã tăng tổng cộng 76.000 đồng/bình 12 kg. Nguyên nhân là do giá gas thế giới liên tục tăng và thuế suất thuế nhập khẩu cao. Vì vậy Sở Công Thương TPHCM kiến nghị bộ có chính sách để ổn định giá gas.

Sẽ tước giấy phép 2 cây xăng gian lận ở TPHCM

Theo bà Đào, 2 cây xăng còn lại trong tổng số 11 cây xăng bị phát hiện có gian lận về chất lượng trên địa bàn TPHCM cũng sẽ bị tước giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu như 9 cây xăng trước đó.

Về câu chuyện “rút ruột” xăng dầu bằng hình thức pha chế tạp chất vào xăng của các xe bồn chuyên chở xăng như báo chí đưa, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng nhắc nhở Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) đẩy nhanh tiến độ xử lý, chuyển thông tin sang cơ quan điều tra, nếu đủ hành vi thì truy tố chứ không chỉ cho thôi việc như đã làm.

“Phải quyết liệt xử lý, không để dư luận nói là giơ cao đánh khẽ. Bộ đã khẳng định rõ quan điểm này trong chỉ đạo rồi”, ông Hoàng nói.

Riêng đối với TPHCM, bà Đào cho hay đã mời một số doanh nghiệp kinh doanh gas tham gia chương trình bình ổn giá. Đến thời điểm này đã có hai doanh nghiệp đăng ký tham gia, cam kết giữ giá trong 6 tháng. Sở Công Thương TPHCM đang soạn thảo kế hoạch để UBND thành phố xem xét.

Trao đổi với Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online bên lề buổi giao ban, bà Đào cho hay, thời điểm này chưa thể nói cụ thể về phương án bình ổn giá mặt hàng gas. “Tất cả đang phải trình UBND thành phố xem xét. Quan trọng nhất là phải tính toán được cơ chế phù hợp với mặt hàng đặc trưng này”, bà Đào nói.

Ông Vũ Huy Hoàng, Bộ trưởng Bộ Công Thương nói rằng trước tình hình giá gas tăng mạnh như thời gian vừa qua, chắc chắn bộ sẽ có biện pháp quản lý mặc dù gas là mặt hàng hoàn toàn theo thị trường, giá bán lẻ trong nước bằng giá nhập khẩu cộng với một số chi phí và lợi nhuận nhất định.

Theo ông Hoàng, bộ sẽ giao Vụ Thị trường trong nước và Vụ Năng lượng tính toán, bàn bạc để đưa ra phương án quản lý mặt hàng gas. “Quản lý như thế nào, thả nổi hay tăng cường quản lý sẽ được cân nhắc, tính toán”, ông nói.

Bên cạnh đó, ông Hoàng cho biết sẽ chỉ đạo Cục Quản lý thị trường tăng cường việc kiểm tra các cơ sở kinh doanh gas, trong đó tập trung việc chấp hành các quy định về pháp lệnh giá như niêm yết giá, bán đúng giá niêm yết…

Bình luận về phương án bình ổn giá mặt hàng gas, lãnh đạo một công ty gas không muốn nêu tên cho hay, công ty bà cũng nhận được lời mời tham gia chương trình. Tuy nhiên, phương án này không khả thi bởi doanh nghiệp không đủ tiềm lực để có thể giữ giá bán lẻ khi giá thế giới biến động khó lường. Muốn bình ổn giá thì cơ quan quản lý phải dùng các công cụ như thuế suất nhập khẩu một cách linh hoạt.

Giá gas trong nước quá lệ thuộc vào giá thế giới

Theo báo cáo của Bộ Công Thương, sản lượng khai thác LPG (khí gas) trong tháng 1-2012 ước đạt 65.200 tấn, tăng 26,3% so với cùng kỳ, cung ứng đủ và kịp thời cho thị trường trong nước dịp tết.

Tuy nhiên, nói như đại diện một số công ty kinh doanh gas, sản lượng hàng trong nước tăng nhưng không thay đổi được thực tế giá gas trong nước vẫn quá phụ thuộc vào giá thế giới. Ở thời điểm hiện tại, tỷ trọng khí gas nhập khẩu và nguồn cung trong nước ở mức 60/40. Nguyên nhân là do sản lượng khai thác tăng nhưng nhu cầu trong nước cũng tăng theo.

Hiện tại, sản lượng khí khai thác được từ nhà máy ở Dinh Cố (Bà Rịa – Vũng Tàu) và Dung Quất (Quảng Ngãi) được phân bổ cho các công ty kinh doanh theo hình thức đấu thầu 6 tháng một lần và giá bán về cơ bản là bằng giá thế giới. Cơ chế điều hành này được áp dụng để không làm méo mó thị trường. “Sản lượng khai thác trong nước tăng giúp cho nguồn cung dồi dào và ổn định hơn chứ không có tác dụng về giá”, lãnh đạo một công ty gas nhấn mạnh.

(Theo Thời báo kinh tế SG)

  • Thị trường Tết bình yên
  • Điều chỉnh giá của hơn 400 dịch vụ y tế
  • Nhiều nhà máy đường hạ giá bán
  • Thấy gì từ thị trường Tết vừa qua?
  • Quần áo Trung Quốc “phù phép” thành hàng hiệu
  • Nhà nhà “tung chiêu”… xả kho, giảm giá
  • Hàng Tết dồi dào, sức mua vẫn thấp
  • Đào, quất vẫn đang “ngóng” người mua
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo