Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thương lái Trung Quốc: Lộ rõ ý đồ phá hoại

Theo lãnh đạo Hội Nghề cá Việt Nam, ý đồ không tốt của thương lái Trung Quốc đối với ngành sản xuất nông nghiệp nước ta đã có từ lâu. Không chỉ vụ “rửa” cá tầm nhập lậu, việc họ ra sức thu mua nhiều thứ khác đã chứng minh điều đó 

Cá tầm Trung Quốc bày bán đầy chợ Nghĩa Tân, quận Cầu giấy, TP Hà Nội với giá chỉ 160.000 đồng/kg
Cá tầm Trung Quốc bày bán đầy chợ Nghĩa Tân, quận Cầu giấy, TP Hà Nội với giá chỉ 160.000 đồng/kg.

Tình trạng nhập lậu cá tầm Trung Quốc (TQ) khiến các doanh nghiệp nuôi cá nước lạnh Việt Nam khốn đốn. Giá cá tầm nhập lậu bán tại chợ chỉ 130.000 - 160.000 đồng, trong khi loại nuôi trong nước đến 200.000 - 250.000 đồng/kg. Ngoài ra, cá tầm TQ nhập lậu về được thả nuôi với cá trong nước, đến khi thu hoạch nghiễm nhiên gắn mác Việt Nam rồi bán với giá cao.

Doanh nghiệp kêu cứu

Ông Trần Yên - chủ một doanh nghiệp nuôi cá tầm tại xã Sơn Bình, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu - xác nhận cuối tháng 5-2013 vừa qua, ông đã viết thư gửi Bộ trưởng Bộ NN-PTNT, đề nghị làm rõ và có biện pháp mạnh xử lý hành vi vi phạm của Công ty CP Thủy điện Chu Va.

"Đầu tháng 5-2013, Công ty Chu Va mở một cơ sở nuôi cá ở xã Sơn Bình rồi nhập lậu giống cá tầm, cá tầm thương phẩm từ TQ về nuôi. Công ty này còn đưa cả người TQ sang nuôi cá" - ông Yên cho biết.

Ông Yên đã báo cáo vụ việc với các cơ quan chức năng địa phương và Bộ NN-PTNT. Sau đó, một đoàn công tác của Tổng cục Thủy sản đã đến huyện Tam Đường kiểm tra nhưng đến nay, ông Yên vẫn chưa nhận được thông báo gì về hướng xử lý. "Đây là hành vi làm ăn bất chính. Lãnh đạo Công ty Chu Va cũng đã thừa nhận việc nhập cá giống từ TQ về nuôi" - ông Yên bức xúc.

Trong thư gửi Bộ trưởng Bộ NN-PTNT, ông Yên cho biết đến ngày 28-5, Công ty Chu Va đã tẩu tán số cá nhập lậu đi nơi khác. Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, ông nhận xét: "Đây là trạm trung chuyển để "rửa" cá nhập lậu TQ. Nó không chỉ gây nguy hại đến sức khỏe người tiêu dùng vì cá không rõ nguồn gốc, không được kiểm dịch mà còn có thể phá vỡ ngành nuôi cá nước lạnh của nước ta. Nếu bộ trưởng không trả lời và xử lý thỏa đáng, tôi sẽ viết tâm thư gửi đến Thủ tướng mong được giúp đỡ".

Trong khi đó, ông Trần Văn Hào, Chủ tịch Hiệp hội Nuôi cá nước lạnh Việt Nam, băn khoăn: "Ông Vũ Văn Cảnh, Giám đốc Công ty Chu Va, đã thừa nhận với tôi là có nhập cá tầm về nuôi, cũng như mời "chuyên gia" TQ sang để hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật. Chu Va đã sai rành rành. Chúng ta không cấm nhập khẩu cá tầm nhưng phải làm đúng quy định, còn nếu đã sai phạm thì phải bị xử lý".

Đề nghị ngành an ninh vào cuộc

Ông Đỗ Quang Tùng, Giám đốc Cơ quan Quản lý CITES (Công ước Buôn bán quốc tế các loại động vật, thực vật hoang dã nguy cấp) Việt Nam, khẳng định CITES Việt Nam chỉ mới cấp phép cho 1 doanh nghiệp nhập khẩu trứng và cá tầm giống. Với cá tầm thương phẩm, CITES Việt Nam chưa hề cấp giấy phép nhập khẩu nào. "Tất cả cá tầm thương phẩm nhập khẩu đang tiêu thụ tại Việt Nam đều là hàng lậu" - ông Tùng cho biết.

 

Tình trạng nhập lậu cá tầm Trung Quốc đã khiến những người nuôi cá nước lạnh của nước ta khốn đốn vì không cạnh tranh nổi.             Trong ảnh: Thu hoạch cá tầm ở Lâm Đồng. Ảnh: NGUYỄN DŨNG
Tình trạng nhập lậu cá tầm Trung Quốc đã khiến những người nuôi cá nước lạnh của nước ta khốn đốn vì không cạnh tranh nổi. Trong ảnh: Thu hoạch cá tầm ở Lâm Đồng. Ảnh: NGUYỄN DŨNG.

Theo ông Trần Cao Mưu, Tổng Thư ký Hội Nghề cá Việt Nam, từ lâu, phía TQ đã lộ rõ ý đồ phá hoại ngành sản xuất nông nghiệp nước ta. Không chỉ cá tầm, việc thương lái TQ thu mua tất tần tật đủ thứ, từ móng trâu, đỉa đến rễ sim... đã chứng minh điều đó.

Riêng nuôi cá tầm là một nghề mới phát triển ở Việt Nam. Ông Mưu cho rằng khi chúng ta bắt đầu chứng tỏ có thể làm được gì đó thì họ cũng lên kế hoạch triệt tiêu. "Đã đến lúc các cơ quan chức năng phải nhìn thẳng vào sự thật để có thể đề ra hẳn một chiến lược ứng phó với ý đồ xấu của phía họ" - ông Mưu nói.

Mới đây, Hội Nghề cá Việt Nam đã có công văn gửi Cục An ninh Nông nghiệp - Nông thôn thuộc Tổng cục An ninh Nội địa - Bộ Công an, đề nghị kiểm tra cá tầm nhập về Việt Nam. Công văn nêu rõ: Hiện nay, các trại cá tầm đóng vai trò làm trạm trung chuyển để "rửa" cá nhập lậu. Các trại cá này có cả "kỹ sư" người TQ không rõ là hợp pháp hay không.

Theo Hội Nghề cá Việt Nam, hoạt động này đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất cá nước lạnh của ta, làm lẫn lộn cá nuôi từ các trang trại trong nước với cá TQ, làm giảm uy tín chất lượng cá nuôi của Việt Nam. "Hội đề nghị Bộ Công an và các cơ quan chức năng khẩn trương điều tra, xử lý những trường hợp phi pháp, tránh tẩu tán hiện vật nhằm bảo vệ ngành sản xuất cá nước lạnh trong nước" - công văn nhấn mạnh. 

"Chưa thể nói gì"

Phóng viên Báo Người Lao Động đã cố gắng liên lạc với ông Vũ Tuấn Cường - Chánh Thanh tra Vụ Pháp chế, Thanh tra Tổng cục Thủy sản Bộ NN-PTNT - để tìm hiểu thông tin về vụ việc "rửa" cá tầm. Tuy nhiên, ông Cường chỉ cho biết: "Hiện nay, chúng tôi chưa thể nói được gì về vấn đề này. Trong những ngày tới, Tổng cục Thủy sản sẽ báo cáo cụ thể với lãnh đạo Bộ NN-PTNT".

(Theo Văn Duẩn  // gười Lao Động)

  • Thị trường máy lạnh 'nóng' cùng thời tiết
  • Thị trường tổ yến vẫn ảm đạm
  • Nông sản đồng loạt mất giá
  • Tàu xe dịp 30/4 - 1/5: Xăng giảm giá - cước vận tải ào ào tăng
  • Thị trường điện thoại tăng chậm lại
  • Máy lạnh tăng giá đến 15%
  • Giá cà phê và “bẫy” thời tiết
  • Hôm nay, giá gas giảm mạnh
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
  • Siêu thị điện máy, cuộc chiến sống còn trên đất quê
  • Soi Top 10 hàng xuất khẩu tỷ USD có hàm lượng FDI cao nhất
  • Hàng lậu Trung Quốc tràn ngập chợ Đồng Xuân
  • CPI tháng 7 tại Tp.HCM giảm tốc mạnh
  • Hàng giả: “Căn bệnh” đau đầu kinh niên của cả thế giới
  • Sắm tết Giáp Ngọ, thương hiệu thời trang Việt lên ngôi
  • Giá gạo Việt Nam tăng, gạo Thái giảm mạnh
  • Hàng xuất khẩu gánh thêm nhiều chi phí
  • Hàng Thái bám rễ thị trường Việt
  • Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy

  • Giành giật thị trường bán lẻ Việt Nam: Sức ép cạnh tranh nóng lên từng ngày
  • Thị trường thực phẩm chức năng: bị "thổi" giá - người tiêu dùng lãnh đủ
  • Xuất nhập khẩu: xuất ảo, nhập thật - khó kiềm chế nhập siêu
  • Doanh nhân cần biết: Nét đặc trưng văn hóa kinh doanh Nhật Bản
  • Cán cân thương mại quý 1: Xuất khẩu thụt lùi - Nhập siêu tăng tốc
  • Việt Nam: Dự báo nhập khẩu năm 2010
  • ACFTA: Nỗi lo mất thị phần và nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng mạnh?
  • Năm 2009: nhập siêu ở mức 12,246 tỷ USD
  • Ôtô nhập khẩu năm 2009 và dự báo năm 2010
  • Doanh nghiệp cần biết khi gia nhập WTO
  • Hàng Việt Nam xuất khẩu: Làm gì để nâng cao giá trị gia tăng ?
  • Bàn về chiến lược kinh doanh xuất khẩu gạo